Mỹ hối thúc giải quyết tranh chấp Biển Đông
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hối thúc Trung Quốc và các nước láng giềng châu Á giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông thông qua một bộ quy tắc có tính ràng buộc.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (giữa) trong cuộc họp với các ngoại trưởng ASEAN bên lề Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 68 tại New York, Mỹ. Ảnh: AFP
“Khu vực của các ngài là nơi có những cảng biển bận rộn nhất thế giới và những tuyến đường biển then chốt nhất. Vì vậy sự ổn định ở nơi các ngài sống có ý nghĩa sâu sắc đối với sự thịnh vượng ở nơi chúng tôi sống”, Kerry hôm qua nói trong cuộc họp với ngoại trưởng các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở New York.
“Đó là một trong những lý do Mỹ cam kết nhiều đến vậy đối với an ninh hàng hải, với sự tự do đi lại trên biển và với việc giải quyết tranh chấp trên cơ sở tôn trọng lãnh thổ và đạt được một bộ quy tắc ứng xử”, AFP dẫn lời ông nói.
Ngoại trưởng Mỹ thêm rằng các bên cần tôn trọng luật quốc tế, để đảm bảo hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở trên Biển Đông.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ hối thúc các thành viên ASEAN “hành động càng nhanh càng tốt để tiến đến một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc, giúp giải quyết các tranh chấp mà không có sự đe dọa, không cưỡng ép và không sử dụng vũ lực”.
Video đang HOT
Trên Biển Đông, nhiều nước ASEAN đang có tranh chấp chủ quyền với nhau và với Trung Quốc. Đầu tháng này, Bắc Kinh cảnh báo rằng Mỹ không ủng hộ tuyên bố chủ quyền của các nước láng giềng với Trung Quốc trên Biển Đông và Hoa Đông, và nên đứng ngoài tranh chấp.
Washington luôn khẳng định không đứng về bất cứ bên nào, nhưng mong muốn nhìn thấy các đối tác châu Á thông qua một bộ quy tắc ứng xử tại các tuyến hàng hải thuộc hàng đông đúc nhất thế giới. Trung Quốc và ASEAN đã ký tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Đông năm 2002 (DOC), và năm ngoái đạt được thỏa thuận rằng các bên sẽ thiết lập một bộ quy tắc (COC) có tính ràng buộc để thực thi DOC. Phiên họp đầu tiên giữa các quan chức, bàn về COC mới diễn ra tại Trung Quốc tháng này.
Trọng Giáp
Theo VNE
Biển Đông: Mỹ đóng vai trò gì?
Trong lúc Trung Quốc và ASEAN đang có cuộc họp bàn về một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC), Thượng nghị sĩ Robert Menendez - một chính khách của Đảng Dân chủ đến từ New Jersey và là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, đã có bài viết nói về vai trò của Mỹ trong các cuộc tranh chấp ở Châu Á.
Ảnh minh họa
Dưới đây là bài viết của ông Menendez:
"Trung Quốc và Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hai ngày cuối tuần vừa rồi (14 và 15/9) đã có các cuộc họp bàn về một trật tự khu vực dựa trên các quy định và luật lệ ở Châu Á-Thái Bình Dương. Trong chương trình nghị sự của các cuộc họp lần này có việc bàn thảo về một Bộ Quy tắc Ứng xử có tính ràng buộc ở Biển Đông. Bộ quy tắc đó sẽ giúp quản lý, kiểm soát các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở vùng biển chiến lược và giàu tài nguyên, giúp duy trì sự ổn định cho khu vực. Mỹ không thể là một bên trong những cuộc đàm phán, tham vấn giữa ASEAN và Trung Quốc nhưng nước này có lợi ích sâu sắc và lâu dài trong việc những cuộc họp trên có được kết quả thành công.
Trong những năm gần đây, Biển Đông và biển Hoa Đông đang phải chứng kiến hàng loạt diễn biến đáng lo ngại. Các cuộc tranh chấp liên quan đến những bãi đá, bãi san hô, đảo lớn, đảo nhỏ dường như không liên quan gì đến Mỹ. Tuy nhiên, vì chúng tác động đến các nước Châu Á nên vấn đề trở thành có liên quan.
Trong khi Mỹ giữ lập trường trung lập trong các cuộc tranh chấp chủ quyền nhưng với tư cách là một quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ có lợi ích an ninh quốc gia ràng buộc trong việc duy trì sự ổn định ở nơi đây. Mỹ cũng có lợi ích trong việc đảm bảo tự do hàng hải, tự do thương mại, tôn trọng luật pháp và giải quyết các cuộc tranh chấp bằng con đường hòa bình.
Với Nhật Bản, Vùng lãnh thổ Đài Loan, Trung Quốc đòi chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông; và Trung Quốc, Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam tranh chấp chủ quyền các quần đảo ở Biển Đông, những vấn đề hàng hải này đang tạo ra căng thẳng thực sự và đang là nguồn cơn có thể châm ngòi cho các cuộc xung đột. Hồi đầu năm nay, có nhiều thông tin cho biết, một tàu của Hải quân Trung Quốc đã chĩa radar tên lửa về phía tàu của Nhật Bản. Đội tàu của chính phủ Trung Quốc gần đây còn bao vây, phong tỏa bãi cạn Second Thomas ở Biển Đông.
Tàu Trung Quốc còn đâm và bắn các tàu cá Việt Nam . Hay Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines bắn tàu cá của Vùng lãnh thổ Đài Loan. Với những cuộc tranh chấp chứa nhiều nguy cơ như thế, bất kỳ vụ việc nào xảy ra cũng có thể dễ dàng leo thang thành một cuộc xung đột lớn hơn.
Vậy Mỹ có thể làm gì để duy trì hòa bình và sự ổn định trong khu vực cũng như giúp các bên có liên quan kiểm soát và giải quyết các cuộc tranh chấp?
Trước hết, việc các bên có liên quan giữ thái độ kiềm chế là điều vô cùng quan trọng. Việc sử dụng đe dọa, ép buộc hay vũ lực để tranh giành chủ quyền trong khu vực là điều không thể chấp nhận. Nguyên tắc này đã được công nhận trong Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông được ASEAN và Trung Quốc ký kết năm 2002. Vì thế, Mỹ phải tiếp tục ủng hộ các nước ASEAN trong nỗ lực tìm kiếm những tiến bộ đáng kể trên con đường tiến tới thực thi một Bộ Quy tắc Ứng xử hoàn thiện và toàn diện. Bộ quy tắc này sẽ đặt ra các quy định và đưa ra trình tự, thủ tục để giải quyết các bất đồng. Các cuộc họp cuối tuần vừa rồi là cơ hội để Trung Quốc, ASEAN thể hiện rằng họ có thể và sẽ đạt được tiến bộ trong việc tìm kiếm mục tiêu nói trên.
Thứ hai, giới lãnh đạo Mỹ phải quan tâm sâu sắc đến Châu Á và nên ủng hộ nỗ lực của các bên trong khu vực nhằm phát triển cơ chế quản lý khủng hoảng thích hợp để bất kỳ vụ việc không mong muốn nào xảy ra liên quan đến các lực lượng quân sự và bán quân sự trong khu vực đều không bị vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Việc Trung Quốc và Việt Nam gần đây thiết lập một đường dây nóng là bước đi đúng hướng và được hoan nghênh.
Thứ ba, Mỹ nên tăng cường gấp đôi nỗ lực hợp tác với các nước ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương để phát triển một cơ chế xử lý vấn đề hiệu quả có thể giúp giải quyết các cuộc tranh chấp thông qua tiến trình ngoại giao, phù hợp với những nguyên tắc đã được công nhận trong luật quốc tế. Mỹ không thể là một bên trong các cuộc gặp giữa ASEAN và Trung Quốc nhưng có thể và nên ủng hộ nỗ lực của họ nhằm tạo ra một cơ chế ngoại giao tập thể giúp giải quyết, kiểm soát các cuộc tranh chấp.
Thứ tư, Mỹ có thể đóng một vai trò đáng kể trong việc củng cố năng lực an ninh hàng hải trong khu vực thông qua việc phát triển các cơ chế phối hợp chung, các thủ tục, nguyên tắc hoạt động, nhận biết về phạm vi hàng hải và xây dựng năng lực cho cảnh sát biển...
Thứ năm, Mỹ nên tiếp tục làm rõ rằng, nước này sẽ đứng bên cạnh các đồng minh và thực hiện cam kết theo hiệp ước đã ký kết. Mỹ phải tiếp tục cam kết lâu dài với khu vực.
Với tư cách là một quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ có lợi ích sống còn trong việc hợp tác với tất cả các nước nhằm phát triển, thể chế hóa và duy trì một trật tự dựa trên luật pháp trong khu vực. Điều này phải được bắt đầu bằng việc đưa vào thực hiện các cơ chế hiệu quả nhằm kiểm soát các cuộc tranh chấp hàng hải để chúng không gây chia rẽ trong khu vực đồng thời ủng hộ, khuyến khích việc giải quyết các cuộc tranh chấp thông qua con đường hòa bình.
Một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông có tình ràng buộc là một bước đi đúng hướng quan trọng giúp xây dựng một Châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và thịnh vượng - điều mà tất cả các nước trong khu vực đều mong muốn và cần".
Theo_VnMedia
Biển Đông: Hải quân ASEAN nhất trí, đồng lòng Tư lệnh Hải quân các quốc gia Đông Nam Á đã thể hiện sự nhất trí, đồng lòng trong việc ủng hộ nỗ lực của khu vực nhằm tìm kiếm một bộ quy tắc ứng xử có thể giúp quản lý, kiểm soát các cuộc tranh chấp đang hết sức nóng bỏng ở Biển Đông hiện nay. Tại cuộc họp của các Tư...