Mỹ hối thúc đồng minh cải thiện quan hệ song phương
Ngoại trưởng Mỹ hôm qua đã kêu gọi hai đồng minh ở Đông Bắc Á khép lại quá khứ và hướng tới tương lai để cải thiện quan hệ song phương vì sự ổn định trong khu vực
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye ngày 13/2/2014.
Phát biểu với báo giới ngày 13/2 tại Seoul, chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du 6 ngày tới khu vực châu Á, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nêu rõ Seoul và Tokyo cần nỗ lực cải thiện quan hệ và đây là thời điểm quan trọng để duy trì sức mạnh cho quan hệ ba bên Mỹ – Nhật – Hàn.
“Mối quan hệ tích cực giữa Nhật Bản và các nước láng giềng mang lại các lợi ích không chỉ cho mỗi nước, mà cả Mỹ và toàn bộ khu vực Đông Bắc Á, đặc biệt trong những vấn đề liên quan tới tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên”, ông Kerry nhấn mạnh.
Ông cũng nhắc lại rằng Nhật Bản và Hàn Quốc là hai đồng minh hàng đầu của Mỹ tại châu Á, hai nền kinh tế phát triển và chia sẻ những giá trị chung. Vì thế, hai nước cần gạt qua bất đồng để cùng với Washington tìm kiếm giải pháp cho những bất đồng lịch sử nhằm hướng tới một tương lai hợp tác mới tốt đẹp hơn.
Video đang HOT
Mặc dù cùng là đồng minh thân cận của Mỹ ở khu vực Đông Bắc Á song quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản thường xuyên rơi vào căng thẳng do những vấn đề lịch sử để lại từ cuộc chiến tranh thế giới thứ II. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa hai nước, mà còn gây khó cho việc duy trì liên minh bền chặt Mỹ – Nhật – Hàn theo ý đồ của Washington, đặc biệt trong thời điểm nước Mỹ đang đẩy mạnh chiến lược xoay trục an ninh sang châu Á – Thái Bình Dương để đối phó với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc.
Thời gian gần đây, quan hệ Nhật – Hàn càng trở nên căng thẳng sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tơi thăm ngôi đền chiến tranh Yasukuni hồi tháng 12 năm ngoái. Đây la nơi thờ tự các binh sĩ Nhật thiệt mạng trong chiến tranh thế giới thứ II, trong đó có 4 tội phạm chiến tranh hạng A. Chuyến thăm một lần nữa khiến giới chức Hàn Quốc và Trung Quốc phản ứng mạnh, buộc Mỹ cũng phải lần đầu tiên lên tiếng.
Theo Dantri
Ngoại trưởng Mỹ lần thứ 5 công du châu Á
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ có chuyến công du lần thứ 5 tới khu vực Bắc Á và Đông Nam Á trong tuần này, với các điểm dừng chân là Trung Quốc, Hàn Quốc và Indonesia.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ sẽ bắt đầu chuyến công du châu Á vào thứ Năm, 13/2.
Phát ngôn viên Jen Psaki của ông Kerry cho biết, tại Seoul, Ngoại trưởng Mỹ sẽ "thảo luận các cách thức nhằm mở rộng hợp tác về các vấn đề khu vực và toàn cầu, và tiếp tục sự phối hợp chặt chẽ của chúng tôi về vấn đề Triều Tiên".
Ông Kerry thăm Seoul lần gần đây nhất là vào tháng 4 năm ngoái và chuyến thăm tới đây diễn ra sau khi Washington biết tin rằng một công dân Mỹ bị bắt tại Triều Tiên đã trở lại trại cải tạo sau khi thời gian nhập viện vì sức khỏe yếu.
Washington đã nhiều lần kêu gọi Triều Tiên phóng thích Kenneth Bae sau khi nhà truyền giáo gốc Hàn Quốc bị bắt hồi tháng 11/2012 và sau đó bị kết án 15 năm lao động khổ sai vì các cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền.
Tại Bắc Kinh, ông Kerry sẽ nhấn mạnh vai trò của Mỹ và Trung Quốc - 2 quốc gia thải ra nhiều khí thải nhà kính nhất thế giới - trong trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Ngoại trưởng Mỹ cũng sẽ "nhắc lại thông điệp rằng Mỹ cam kết theo đuổi mối quan hệ toàn diện, hợp tác và tích cực với Trung Quốc, và hoan nghênh sự nổi lên của một Trung Quốc hòa bình và thịnh vượng, có thể đóng vai trò tích cực trong các vấn đề thế giới", phát ngôn viên Psaki cho biết.
Tuy nhiên, chuyến thăm Bắc Kinh lần này - cũng là chuyến thăm thứ 2 của ông Kerry trên cương vị Ngoại trưởng - diễn ra trong bối cảnh căng thẳng vì các tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc đang gia tăng sau khi nước này đơn phương lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông.
Mỹ đã hối thúc Bắc Kinh làm rõ và điều chỉnh các tuyên bố chủ quyền ở Hoa Đông, kêu gọi một giải pháp hòa bình cho một trong những "điểm nóng" của châu Á.
Trong cuộc gặp với người đồng cấp Nhật ở Washington hôm 7/2, ông Kerry đã tái khẳng định một hiệp ước năm 1960 với Nhật và cam kết rằng Mỹ sẽ bảo vệ đồng minh khỏi các cuộc tấn công, trong đó có quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Bắc Kinh cũng đơn phương tuyên bố chủ quyền đối hầu hết Biển Đông, thậm chí các vùng biển gần bờ của các quốc gia láng giềng.
Sau Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ sẽ tới Jakarta để hội đàm với giới lãnh đạo cấp cao của Indonesia.
Trước khi trở về nước, ông Kerry cũng tới thăm Abu Dhabi, nơi các cuộc thảo luận nhiều khả năng sẽ tập trung vào hòa bình Trung Đông và cuộc xung đột ở Syria.
Theo Dantri
Quan hệ ngoại giao Mỹ - Israel bất ngờ căng thẳng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có một phát ngôn khiến Thủ tướng Israel phản ứng mạnh mẽ hôm 2/2, sau khi ông Kerry cảnh báo Israel có thể đối mặt với tẩy chay kinh tế nếu không đạt được hiệp ước hòa bình với người Palestine. Thủ tướng IsraelBenjamin Netanyahu (trái) giận dữ trước bình luận của ông Kerry Phát biểu trước...