Mỹ hối thúc công dân rời khỏi Belarus ngay lập tức
Ngày 14/2, truyền thông Mỹ dẫn lời các quan chức nước này cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ tại thủ đô Minsk đã ra thông cáo hối thúc công dân Mỹ rời khỏi Belarus ngay lập tức.
Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Minsk của Belarus. Ảnh: aljazeera
Theo NBC News, thông cáo đăng tải trên trang mạng Đại sứ quán Mỹ ở Minsk nêu rõ: “Công dân Mỹ không tới Belarus vì tình trạng thực thi pháp luật một cách tùy tiện, nguy cơ bị bắt giữ và sự tăng cường binh lực một cách bất thường và đáng quan ngại của Nga dọc biên giới của Belarus giáp Ukraine… Công dân Mỹ đang ở Belarus nên rời đi ngay lập tức bằng các phương tiện thương mại hoặc cá nhân”.
Theo kênh CNN và hãng tin Reuters ngày 14/2, Ngoại trưởng Antony Blinken tuyên bố Mỹ cũng tạm thời đóng cửa Đại sứ quán nước này ở thủ đô Kiev và chuyển cơ quan ngoại giao này về thành phố Lviv, miền Tây Ukraine.
Ngoại trưởng Blinken nói rằng nguyên nhân là Washington lo ngại “việc Nga gia tăng mạnh các lực lượng” ở biên giới Ukraine. Ông Blinken nói: “Đại sứ quán Mỹ ở Kiev vẫn giữ liên lạc với Chính phủ Ukraine, điều phối các nỗ lực ngoại giao tại nước này. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục các nỗ lực ngoại giao để hạ nhiệt cuộc khủng hoảng. Các biện pháp mang tính đề phòng này của chúng tôi không làm suy giảm sự ủng hộ hay cam kết của Mỹ đối với Ukraine”.
Video đang HOT
Tờ Wall Street Journal dẫn lời các quan chức Mỹ ẩn danh am hiểu vụ việc cho hay Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ đạo phá hủy các thiết bị mạng và máy vi tính, đồng thời dỡ bỏ hệ thống điện thoại tại Đại sứ quán ở Kiev.
Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh mong muốn nhân viên của Mỹ sẽ trở lại Đại sứ quán ngay khi có điều kiện, cũng như kêu gọi các công dân Mỹ ở Ukraine đăng ký với Bộ Ngoại giao để theo sát bất kỳ diễn biến mới nào về tình hình an ninh.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết khuôn viên Đại sứ quán Mỹ tại Kiev đang được lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine canh gác và Mỹ có ý định quay trở lại Đại sứ quán “ngay khi thấy an toàn”.
Quyết định của Mỹ kêu gọi người dân rời khỏi Belarus được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng trong khu vực. Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga, ngày 10/2, Nga và Belarus đã tiến hành tập trận chung có tên “Allied Resolve- 2022″ tại các bãi huấn luyện quân sự ở Belarus.
Động thái này khiến các quốc gia phương Tây lo ngại rằng Moskva đang âm mưu làm leo thang căng thẳng trong cuộc xung đột ở Ukraine. Moskva khẳng định cuộc tập trận đã được lên kế hoạch từ ngày 10-20/2 ở Belarus và sẽ tập trung vào việc “trấn áp và đẩy lùi ngoại xâm”.
Người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki ngày 9/2 cho hay Mỹ coi sự chuẩn bị cho các cuộc tập trận quân sự Nga-Belarus là hành động leo thang căng thẳng, song Washington sẽ không dự đoán về ý nghĩa của một cuộc xâm lược nhằm vào Ukraine. Trả lời phóng viên, bà Jen Psaki phát biểu: “Khi chúng ta xem xét lại quá trình chuẩn bị cho cuộc tập trận này, chúng ta thấy rằng chúng có ý nghĩa leo thang căng thẳng chứ không phải xuống thang. Đây là điều đáng quan ngại, song tôi sẽ không đưa ra dự đoán về ý nghĩa của một cuộc xâm lược (Ukraine)”.
Belarus và Nga triển khai tập trận chung trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa phương Tây và Moskva trong những tháng gần đây liên quan đến vấn đề an ninh của Ukraine, quốc gia láng giềng với Belarus và Nga.
Moskva đã bác bỏ cáo buộc việc nước này triển khai quân gần Ukraine là nhằm chuẩn bị cho một cuộc tấn công trên bộ, thay vào đó cáo buộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) tìm cách đưa vũ khí tới sát biên giới của Nga. Moskva cũng như yêu cầu khối quân sự do Mỹ đứng đầu này không tiếp nhận thêm thành viên mới, đặc biệt là Ukraine và Gruzia.
Belarus đề xuất kế hoạch nhằm hạ nhiệt cuộc khủng hoảng di cư
Ngày 18/11, Belarus thông báo đã đề xuất một kế hoạch nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư ở khu vực biên giới giữa nước này và Ba Lan, trong đó Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp nhận 2.000 người di cư trong khi Belarus sẽ hồi hương 5.000 người khác.
Người di cư dựng trại tạm gần cửa khẩu Bruzgi-Kuznic tại khu vực biên giới Belarus - Ba Lan ngày 17/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Hiện không rõ liệu kế hoạch trên có thể được EU chấp nhận hay không. Tuy nhiên, trong diễn biến tích cực cho thấy cuộc khủng hoảng di cư có dấu hiệu hạ nhiệt, hàng trăm người Iraq đã làm thủ tục tại sân bay ở thủ đô Minsk để đáp chuyến bay về nước trong ngày 18/11.
Trước đó một ngày, Ủy ban châu Âu (EC) xác nhận sẽ tham gia "các cuộc đàm phán kỹ thuật" với Belarus về cách thức hồi hương những người di cư đang tìm cách vượt qua biên giới Ba Lan. Người phát ngôn EU Eric Mamer cho rằng Belarus cần phải cho phép tiếp cận để triển khai hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cung cấp nơi ở tạm thời cho những người di cư ở nước này.
Căng thẳng giữa EU và Belarus đã leo thang trong thời gian gần đây. EU cáo buộc Minsk để cho dòng người di cư đến Belarus và vượt biên giới vào Ba Lan cũng như các nước thành viên khác trong khối này nhằm đáp trả việc EU áp đặt các biện pháp trừng phạt Belarus liên quan tình hình chính trị tại nước này.
Phía Belarus luôn bác bỏ cáo buộc này, coi đây là cáo buộc vô căn cứ. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho rằng các nước phương Tây phải chịu trách nhiệm về những diễn biến này vì chính hành động can thiệp của những nước này đã khiến người dân tại nhiều quốc gia phải sơ tán khỏi chiến tranh.
Nga-Belarus kiên định xây dựng Nhà nước liên minh Ngày 10/9, tại thủ đô Minsk của Belarus đã diễn ra cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng của Nhà nước liên minh Nga-Belarus. Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin chủ trì cuộc họp nội các ở Moskva, Nga ngày 14/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin và Thủ tướng Cộng hòa Belarus Roman Golovchenko đồng chủ trì cuộc họp. Theo...