Mỹ hồi sinh thể chế Chiến tranh Lạnh để đối phó Trung Quốc
Mỹ đang “hồi sinh” thể chế Chiến tranh Lạnh. Một nhóm các cố vấn chính sách và cựu quan chức chính phủ Mỹ, bao gồm chiên lươc gia Stephen Bannon, đã quyết định hôi sinh Ủy ban về Nguy cơ hiện tại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Những người đê xuât sang kiên nay không giấu giêm răng, hoạt động của Uy ban chủ yếu nhằm chống lại Trung Quốc.
Có thể coi đây là lần tái sinh thứ ba của Ủy ban về Nguy cơ hiện tại. Ủy ban nay từng được thành lập vào đầu những năm 1950. Khi đó, nhiều đại diện của chinh quyên Mỹ thê hiên sư lo ngại trươc viêc Liên Xô đang phục hồi và trỗi dậy nhanh chóng sau chiến tranh. Tốc độ tăng trưởng GDP, năng suất lao động và tỷ trọng công nghiệp của Liên Xô trong sản lượng công nghiệp thế giới đã vượt trươc Mỹ. Thập niên 1950 là thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế, khoa học, tổ hợp công nghiệp quân sự của Liên Xô. Trong những năm đo, Liên Xô đã thử nghiệm bom nguyên tử và hydro, đa phong vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái đất. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Để chống lại ảnh hưởng của hệ tư tưởng cộng sản của Liên Xô, Mỹ đa thanh lâp Ủy ban về Nguy cơ hiện tại.
Tuy nhiên, Uy ban sớm bi giải thể vì các thành viên chủ chốt của no băt đâu lam viêc trong chính quyền của Tổng thống Eisenhower. Sau đó, vào những năm 1970, Uy ban đa được thành lập trở lại nhằm đối đầu với Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh Lạnh. Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nó không còn tồn tại. Bây giờ co quyết định thành lập trở lại lần nữa, va lân nay nguy cơ chinh không phai la Liên Xô ma là Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo ở Washington, cac thanh viên Uy ban canh bao rằng, Trung Quốc đang gây ra một mối đe dọa trên diện rộng với Mỹ bao gồm mở rộng sức mạnh quân sự, tăng cường năng lực hạt nhân chiến lược, chiếm đoạt công nghệ Mỹ.
Cựu phó chủ tịch Uy ban Frank Gaffney Jr., người từng là cố vấn quốc phòng dưới thời cựu Tổng thống Ronald Reagan, nói rằng, tổ chức này co nhiêm vu tạo ra những cuộc tranh luận cấp quốc gia về Trung Quốc.
Video đang HOT
Các cuộc đàm phán thương mại căng thẳng giữa Mỹ-Trung Quốc.
Rõ ràng, trong giới chính trị Washington đang tăng lên tâm lý chống Bắc Kinh, va những tình cảm này thúc đẩy cuộc chiến thương mại. Mặc dù cuộc đàm phán thương mại ma hai bên đang tiến hành có thể kết thúc bằng việc ký kết thỏa thuận, nhưng, cac mâu thuẫn cơ bản giữa hai nước vẫn sẽ tồn tại, chuyên gia Yang Mian, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học truyền thông Trung Quốc nói vơi Sputnik.
“Chiến tranh thương mại chỉ là một biểu hiện bên ngoài của những mâu thuẫn sâu sắc đa va đang tôn tai giữa Trung Quốc và Mỹ. Giới chính trị Mỹ, truyền thông và đại diện của các lĩnh vực khác vẫn còn tư duy kiểu Chiến tranh Lạnh luôn có thái độ thù địch với Trung Quốc.
Trong những năm 50 và 60, trước khi bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung, Mỹ cũng đã tiến hành một cuộc chiến tranh lạnh với Trung Quôc. Ho chủ yếu chống lại hệ thống xã hội và ý thức hệ của Trung Quốc. Bây giờ cuôc chiên tranh lanh co môt nội dung khac, bơi vi Trung Quốc bắt đầu phát triển nhanh chóng. Mỹ cho rằng, Trung Quốc đang gây ra một mối đe dọa đối với sự thống trị của Mỹ trong cả lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự. Cuôc chiến thương mại Trung-Mỹ tac đông đến lĩnh vực kinh tế, nhưng, đằng sau con có nhiều lý do chính trị. Tất nhiên, thỏa thuận thương mại có thể cai thiên một số khia canh trong mối quan hệ song phương.
Nhưng, bản chất cac mâu thuẫn vân không thay đổi. Mỹ coi trật tự xã hội và ý thức hệ cua Trung Quốc là thù địch, và do đó ho sẽ tiếp tục tìm cách chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, rât có thể Trung Quốc và Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ trong thương mại và kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa và một số lĩnh vực khác. Do đó, mặc dù không thể nói rằng, cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ đa kết thúc, nhưng, không nên nói về cuộc đấu tranh không ngừng giữa hai nước. Trung Quốc va Mỹ có thể đạt được thỏa hiệp thông qua đàm phán và co thê duy trì quan hệ bình thường. Vì vậy, chăc la chúng ta sẽ không rơi vào cái bẫy Thucydides vơi trò chơi tổng bằng không. Về cơ bản, mọi thứ đều phụ thuộc vào Mỹ, ở mức độ nào họ có đủ ý thức để châp nhân sự tăng trưởng của Trung Quốc và sự cân bằng quyền lực hiện đại trên thế giới”.
Gần đây, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, đặc trách an ninh quốc tế và không phổ biến hạt nhân Christopher Ashley Ford đa tuyên bô răng, Mỹ cần nhận ra sự cần thiết phải đôi đâu với Trung Quốc. Theo ông, trong nhiều năm liên, Hoa Kỳ đã co ảo tưởng rằng, Trung Quốc đang phấn đấu để trở thành một nền dân chủ như Mỹ, vì vậy không ai nghĩ về sự đôi đâu có thể có giữa hai hệ thống.
Tuy nhiên, bây giờ, như ông Ford tuyên bố, rõ ràng là Trung Quốc đang cố gắng giống Mỹ chỉ vê môt măt: chiếm lấy các vị trí hang đâu cua Mỹ và trở thành một trung tâm quyền lực mới trên thế giới. Vê phân mình, Bắc Kinh đã nhiều lần kêu gọi Mỹ từ bỏ tư duy kiêu Chiến tranh Lạnh. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố rằng Trung Quốc luôn đứng ra bao vê hòa bình và ổn định toàn cầu, và coi cần thiêt phải tâp trung nỗ lực để cung cô sự tin cây lẫn nhau và phat triên hợp tác giữa các nước.
Theo Danviet
Nhận hàng trăm tên lửa có sức mạnh khủng khiếp, quân đội Nga khiến mọi đối thủ kiêng nể?
Lực lượng Vũ trang Nga đã nhận được 109 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars và 108 tên lửa đạn đạo được phóng đi từ tàu ngầm, Bộ Quốc phòng Nga vừa cho biết.
Ảnh minh họa
Tiết lộ tại một cuộc họp của Ủy ban Quốc phòng thuộc Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) hôm 11/3, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, kể từ năm 2012 đến nay, Lực lượng Vũ trang Nga đã tiếp nhận hơn 200 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, cả tên lửa được bắn đi từ trên đất liền và tên lửa được bắn đi từ tàu ngầm.
Ông Shoigu cho hay, theo Sắc lệnh được Tổng thống Vladimir Putin ký vào tháng Năm năm 2012, Bộ Quốc phòng Nga đã phát triển một kế hoạch các hoạt động cho đến năm 2020.
"Kết quả là trong 6 năm qua, Lực lượng Vũ trang Nga đã nhận được 109 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars và 108 tên lửa đạn đạo được bắn đi từ tàu ngầm", Bộ trưởng Shoigu cho biết.
Yars là một trong những loại tên lửa nhanh nhất thế giới, có biệt danh là "Con trai của Satan". Về cơ bản, đây là phiên bản nâng cấp đa đầu đạn của tổ hợp tên lửa Topol-M. RS-24 Yars (NATO gọi là SS-29) được phát triển bởi Viện thiết kế công nghệ nhiệt Moskva, cũng chính là nơi thiết kế ra tên lửa Topol-M. Tên lửa thế hệ thứ 5 RS-24 là một phiên bản nâng cấp của tên lửa đạn đạo Topol-M. Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 mang tối đa 6 đầu đạn, với mỗi đầu đạn có thể bắn xuống các mục tiêu khác nhau. Tên lửa RS-24 Yars có chiều dài 23 mét, đường kính 2 mét, tầm bắn tối đa là 11.000 km. Phần đầu đạn tên lửa gồm bốn khối chiến đấu độc lập. Công suất đầu đạn từ 150 đến 300 kiloton.
Tên lửa RS-24 Yars được đánh giá có khả năng "chọc thủng mọi lá chắn tên lửa" trong vòng 15-20 năm tới nhờ tốc độ bay nhanh hơn tất cả các loại tên lửa hiện hành, khả năng thay đổi linh hoạt độ cao và hướng bay khiến cho tên lửa đánh chặn của đối phương không thể tiếp cận. Tên lửa này được thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 29/5/2007.
Cũng theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Lực lượng Vũ trang Nga còn tiếp nhận 3 tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Borei, 57 phương tiện vũ trụ, 7 tàu ngầm diesel, hơn 1.000 chiến đấu cơ, 161 tàu, 17 hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal và Bastion, 3.700 xe tăng mới và xe tăng được nâng cấp cùng nhiều phương tiện bọc thép chiến đấu khác.
"Chương trình hiện đại hóa quân đội giúp Nga có thể trang bị cho 12 trung đoàn tên lửa những tổ hợp Yar, 10 sư đoàn tên lửa được trang bị tên lửa Iskander, 13 trung đoàn không quân được trang bị các máy bay MiG-31BM, Su-35S, Su-30SM và Su-34 aircraft. 3 sư đoàn không quân và 6 sư đoàn trực thăng được tái trang bị các trực thăng được nâng cấp Ka-52, Mi-28; 20 trung đoàn tên lửa được trang bị các hệ thống S-400; 23 tiểu đoàn được trang bị hệ thống Pantsir-S, 17 sư đoàn được trang bị các hệ thống Bal và Bastion", ông Shoigu cho biết cụ thể.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết thêm, tính đến đầu năm nay, trung bình vũ khí hiện đại được trang bị cho Lực lượng Vũ trang Nga đã tăng 61,5%.
Hoạt động tăng cường sức mạnh quân sự của Nga được tiến hành trong bối cảnh Nga và NATO đang rơi vào một cuộc đối đầu căng thẳng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Cả hai bên đều có những động thái quân sự khiến cộng đồng quốc tế lo ngại về viễn cảnh bùng nổ xung đột trong khu vực.
Sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea, NATO đã tuyên bố cắt đứt mối quan hệ với Moscow. Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương ra sức cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình ở Ukraine. Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, NATO vẫn đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình tại các quốc gia nằm sát biên giới với Nga như Ba Lan, một số quốc gia vùng Baltic thuộc Liên xô cũ như Latvia, Lithuania và Estonia. NATO thậm chí đang triển khai các lực lượng hàng nghìn quân đến đóng tại các khu vực sát với biên giới Nga. Những bước đi của NATO khiến Nga không thể ngồi yên. Nga liên tục cáo buộc NATO muốn bành trướng vào khu vực ảnh hưởng hậu Xô-viết của Nga. Moscow bắt đầu thực hiện một loạt bước đi nhằm sẵn sàng đối phó và đáp trả NATO.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo XHTT
Tại sao NATO gửi 40 nghìn quân tới biên giới Nga? Quân đội Mỹ và đồng minh NATO tăng cường sự hiện diện ở biên giới Nga khiến tình tình biên giới Nga trở nên căng thẳng hơn mỗi ngày. Các quốc gia thuộc khối NATO tiếp tục gửi quân tới biên giới Nga. Tuyên bố được đưa ra bởi Phó Thư ký Hội đồng Bảo an Nga Mikhail Popov. Theo ông, chỉ trong...