Mỹ hỏi mua thuốc nổ của Nhật để sản xuất đạn pháo cho Ukraine?
Quân đội Mỹ được cho là đang tìm nguồn cung thuốc nổ từ Nhật Bản để sản xuất đạn pháo và cung cấp cho Ukraine để nước này chuẩn bị cho cuộc phản công chống lực lượng Nga.
Reuters ngày 2.6 dẫn hai nguồn tin tiết lộ Mỹ đang tìm một nhà cung cấp thuốc nổ TNT từ Nhật Bản để có nguyên liệu chế tạo đạn pháo 155 mm.
Nhật Bản duy trì chính sách không cung cấp vũ khí sát thương ra nước ngoài và có quy định cấm các cty nội địa xuất khẩu những vật phẩm như loại đạn pháo mà Ukraine đang sử dụng hằng ngày trong xung đột với Nga.
Lực lượng Ukraine gần Bakhmut bắn pháo về vị trí của quân Nga hồi tháng 4. Ảnh REUTERS
Tuy nhiên, một nguồn tin nói có cách để Mỹ mua được thuốc nổ từ Nhật. Tokyo có quy định nghiêm ngặt trong việc xuất khẩu các sản phẩm, thiết bị dùng cho mục đích quân sự. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm có thể sử dụng cho quân sự lẫn dân sự, các quy định ít khắt khe hơn và nhờ đó mà Mỹ có thể mua máy tính xách tay chống sốc Toughbook của hãng Panasonic cho quân đội Mỹ.
Video đang HOT
Nguồn tin cho hay Nhật đã thông báo với Mỹ là họ sẽ cho phép xuất khẩu TNT vì thuốc nổ là sản phẩm không chỉ dùng cho mục đích quân sự mà còn cho công nghiệp.
Phía Mỹ muốn ký hợp đồng với một cty Nhật để cung cấp thuốc nổ cho các nhà máy đạn do quân đội Mỹ sở hữu, nơi sản xuất đạn pháo 155 mm. Bộ Quốc phòng Nhật Bản từ chối bình luận.
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Kinh tế của nước này nói những mặt hàng không bị hạn chế xuất khẩu cho mục đích quân sự sẽ được kiểm duyệt theo quy định xuất khẩu thông thường. Theo đó, nhà chức trách sẽ xem xét ý định của người mua, gồm việc họ có sử dụng nguyên liệu đó để gây trở ngại cho an ninh quốc tế.
Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận về việc hỏi mua thuốc nổ từ Nhật nhưng tuyên bố đang làm việc với các đồng minh và đối tác để cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho Ukraine tự vệ.
Hàn Quốc cũng được Mỹ tiếp cận về việc cung cấp đạn pháo nhưng một quan chức quốc phòng của Hàn Quốc nhấn mạnh Seoul vẫn giữ lập trường không cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine.
Lãnh đạo Donetsk: Ukraine hoạt động dọc toàn bộ chiến tuyến nhưng chưa phản công
Ông Denis Pushilin, quyền lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng do Nga bổ nhiệm, cho biết quân đội Ukraine đã hoạt động dọc theo toàn bộ chiến tuyến, nhưng đây chưa phải là một cuộc phản công và tình hình vẫn đang được kiểm soát.
Binh sĩ quân đội Ukraine trong cuộc tập trận chiến thuật tại một căn cứ quân sự ở vùng Zaporizhzhia, Ukraine ngày 30/4. Ảnh: Reuters
"Chúng tôi đang chứng kiến các hoạt động dọc theo toàn bộ chiến tuyến, song đây vẫn chưa phải là cuộc phản công. Đối phương đang muốn thăm dò vị trí của chúng tôi", ông Pushilin nói với đài truyền hình Nga, lưu ý rằng nhìn chung, tình hình vẫn được kiểm soát.
Ông Pushylin nói rằng tình hình chiến sự ở Bakhmut chắc chắn đã cải thiện tuyệt đối. Ông cho biết: "Các lực lượng Nga đang tiến lên và đưa việc kiểm soát thành phố đi đến kết thúc hợp lý", ông nói thêm.
Về phần mình, đầu tháng 4, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết cuộc phản công của Kiev nhằm vào Nga có thể bắt đầu vào mùa hè này. Ngày 9/5, ông Shmyhal cho biết Ukraine đang chuẩn bị kỹ lưỡng cho kế hoạch phản công mới chống lại các lực lượng Nga. Ông nhấn mạnh cuộc phản công này là rất quan trọng và phải đạt được thành công. Tuy nhiên, Thủ tướng Ukraine không nói rõ thời điểm tiến hành, chỉ nói rằng cuộc phản công sẽ chỉ được bắt đầu vào thời điểm thích hợp.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng quân đội Ukraine cần thêm một chút thời gian để chuẩn bị cho cuộc phản công Nga.
"Với những gì chúng tôi đã chuẩn bị, chúng tôi có thể tiến lên phản công. Tôi nghĩ là sẽ thành công. Nhưng chúng tôi sẽ mất rất nhiều nhân lực. Tôi nghĩ đó là điều không thể chấp nhận được. Vì vậy, chúng tôi cần phải chờ đợi. Chúng tôi vẫn cần thêm một chút thời gian", ông Zelensky tuyên bố.
Theo ông Zelensky, các lữ đoàn đặc biệt được thành lập cho cuộc phản công của Ukraine đã sẵn sàng tham gia các hoạt động chiến đấu. Tuy nhiên, quân đội nước này vẫn cần một số loại vũ khí viện trợ theo đợt. Ông Zelensky đặc biệt nhấn mạnh rằng quân đội Ukraine cần nhiều xe bọc thép hơn, nhấn mạnh rằng chính phủ rất muốn sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp và tuyên bố Nga muốn đóng băng xung đột.
Quân đội Ukraine trước đó thông báo thực hiện thành công các cuộc phản công và khiến lực lượng Nga phải rút khỏi một số khu vực quanh Bakhmut.
Ngày 14/5, lãnh đạo Tập đoàn quân sự tư nhân Wagner (Nga), ông Yevgeny Prigozhin, xác nhận phía Ukraine đã phản công nhằm vào lực lượng chính quy Nga ở sườn Bakhmut, dẫn đến "tình hình tồi tệ" ở hai cánh, khiến Wagner mất khu vực vừa chiếm được.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga phủ nhận lực lượng Ukraine đã chọc thủng các vị trí phòng ngự của Nga dọc chiến tuyến, khẳng định tình hình ở Bakhmut "trong tầm kiểm soát".
Nga liên tục cảnh báo việc phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí tới Kiev sẽ chỉ khiến kéo dài cuộc xung đột và làm tăng nguy cơ leo thang.
Ukraine và cuộc phản công 'phải thắng' Cuộc xung đột Nga - Ukraine đang ở thời điểm bước ngoặt, khi Kiev được cho là đã bắt đầu triển khai đợt phản công mới, sau sáu tháng chủ yếu duy trì lực lượng ở thế phòng thủ. Quân nhân Ukraine bắn lựu pháo D-30 về phía quân đội Nga ở tiền tuyến gần thành phố Soledar, vùng Donetsk, đông Ukraine hôm...