Mỹ học nhẫn nhịn khi Putin tiếp tục tái đắc cử?
Mỹ không nhất thiết phải phản ứng trước mọi hành động của Nga dù không chấp nhận là ý kiến được chuyên gia Mỹ đề xuất.
Người Mỹ thích chế nhạo
Mỹ nên ứng xử thế nào trước Nga, nhất là trong tương lai khi Tổng thống Putin có khả năng tiếp tục tái đắc cử, là câu hỏi khiến giới phân tích Mỹ đau đầu.
Theo tác giả Josh Cohen, chuyên gia về các vấn đề Nga, Ukraine, Trung Đông và chính sách đối ngoại Mỹ, hầu hết các ứng cử viên Tổng thống của Mỹ trong cuộc đua năm 2016 đều thể hiện quan điểm cứng rắn và không mấy thân thiện với Nga, cụ thể là Tổng thống Putin.
Ứng viên đảng Cộng hòa Ted Cruz đã gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin là “kẻ hung hăng và độc tài”, còn Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa và vừa từ bỏ cuộc đua vào Nhà Trắng Marco Rubio gọi nhà lãnh đạo Nga là là “tên găng-xtơ”.
Ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Dân chủ Hillary Clinton thì nói đùa rằng “Tôi không hâm mộ Ngài Putin cho lắm”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Ngay cả Tổng thống Mỹ đương nhiệm Barack Obama cũng khiêu khích khi mô tả ông Putin “giống như một đứa trẻ tẻ nhạt ngồi cuối lớp” và tỏ ý chế nhạo khi gọi nước Nga chỉ là “một cường quốc khu vực”.
Trong trường hợp ông Putin tái đắc cử vào năm 2018 và tiếp tục lãnh đạo một nước Nga đang trỗi dậy tới năm 2024 thì vấn đề đặt ra đối với một vị Tổng thống tiếp theo của Mỹ là cần phải ứng xử thế nào trước Nga.
Theo tác giả Josh Cohen, điều này đòi hỏi tổng thống Mỹ tiếp theo phải tránh cá nhân hóa mối quan hệ này và thay vào đó, cần xử lý các quan hệ Nga-Mỹ với một tầm nhìn rộng hơn. Tầm nhìn đó là nên có sự định hướng, kiềm chế và hợp tác trong quan hệ giữa hai nước.
Học cách nhẫn nhịn?
Về định hướng, quan hệ giữa Mỹ với Nga trước hết phải được định hướng một cách nghiêm túc vì lợi ích quốc gia của Mỹ. Theo đó, Mỹ không nhất thiết phải phản ứng trước mọi hành động của Nga, dù Mỹ không chấp nhận ở mức độ nào đó.
Một ví dụ được nêu ra là, khi Nga bắt đầu chiến dịch ném bom ở Syria, nhiều ý kiến đã chỉ trích Tổng thống Mỹ Obama “nhu nhược” khi không có phản ứng. Thậm chí có ý kiến cho rằng chiến thắng của ông Putin ở Syria đe dọa lợi ích của Mỹ.
Video đang HOT
Máy bay chiến đấu của Nga tại Syria
Theo tác giả Josh Cohen, những lập luận này bỏ qua một điểm chính, đó là ngoài việc làm suy yếu và đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, nước Mỹ không có lợi ích cốt yếu nào ở Syria.
Tổng thống Nga Putin có thể đã “thắng” ở Syria, cứu được Tổng thống Syria Bashar al-Assad, buộc Mỹ phải từ bỏ quan điểm rằng “ông Assad phải ra đi”, thiết lập được 4 căn cứ quân sự và cho thấy sức mạnh quân sự của Nga. Tuy nhiên, điều gì tiếp theo?
Tác giả Josh Cohen cho rằng Syria là đồng minh hàng đầu của Liên Xô ở Trung Đông trước đây, và Mỹ vẫn ổn với điều đó từ bao nhiêu thập kỷ qua. Thực tế, sự can thiệp của Nga có lẽ còn giúp Mỹ, bởi chiến dịch ném bom của Nga tạo điều kiện cho quân đội chính quyền Assad giành lại thành phố Palmyra, đồng thời tiêu diệt được 400 tay súng IS.
Điểm mấu chốt là một “chiến thắng” của Nga không phải lúc nào cũng có nghĩa là một “thất bại” đối với Mỹ, nhất là nếu chiến thắng đó không ảnh hưởng gì tới những lợi ích quan trọng của Mỹ.
Máy bay FA-18 của Mỹ cất cánh từ tàu sân bay Carl Vinson để không kích IS
Về sự kiềm chế, tác giả Josh Cohen cho rằng mặc dù không phải mọi “chiến thắng” của Nga đều đồng nghĩa với một “thất bại” đối với Mỹ song có một số tình huống đòi hỏi Mỹ phải chống lại những mối đe dọa từ Nga.
Washington phải vạch ra một giới hạn đỏ rõ ràng liên quan tới bất kỳ nỗ lực nào của Moskva nhằm dùng vũ lực đối với một đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Các đồng minh của Mỹ trong khối NATO ở Đông Âu – nhất là các nước vùng Baltic – rất lo ngại nguy cơ này.
Tác giả người Mỹ cáo buộc khi quan hệ của Nga và phương Tây bắt đầu xấu đi vào thời điểm bắt đầu cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Moskva đã không ngừng tìm cách làm suy yếu các nước láng giềng ở khu vực Baltic, bằng việc đưa các điệp viên tình báo cấp cao tới và tiến hành hàng loạt vụ xâm phạm không phận nghiêm trọng.
Một số nước thậm chí lo ngại một ngày nào đó Nga có thể dùng vũ lực chống lại các nước Baltic nhằm thách thức hay với mục đích sâu xa là chia rẽ NATO.
Tác giả Josh Cohen thừa nhận việc kết nạp 3 quốc gia nhỏ và thiếu khả năng tự vệ vào NATO là một quyết định không khôn ngoan, song theo hiệp ước, Mỹ hiện có trách nhiệm đảm bảo an ninh cho các đồng minh này.
Mỹ cáo buộc một chiếc Su-24 của Nga tấn công giả định tàu khu trục USS Donald Cook của Mỹ ở Baltic ngày 11/4
Mỹ có quyền tăng cường sự hiện diện quân sự ở Đông Âu bằng việc bổ sung các lữ đoàn thiết giáp. Mặc dù không nên tìm cách đối đầu với Nga, song Mỹ cũng không phải né tránh việc làm này nếu Moskva đe dọa Washington hoặc các đồng minh trong khối NATO.
Tìm điểm chung
Về hợp tác, Mỹ nên tìm cách hợp tác với Nga trong những lĩnh vực mà lợi ích hai bên đan xen với nhau như cuộc chiến chống khủng bố và chống phổ biến vũ khí hạt nhân.
Josh Cohen cho rằng với Chương trình Hợp tác Giảm thiểu Mối đe dọa (CTR), Mỹ đã dành gần 2 thập kỷ để giúp Nga giảm thiếu mối đe dọa “thất thoát vũ khí hay công nghệ hạt nhân”.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã khiến thành tựu hợp tác an ninh hạt nhân Nga-Mỹ sụp đổ. Mối đe dọa vẫn ở mức cao. Nga đang sở hữu kho hạt nhân lớn nhất thế giới gồm hơn 200 tòa nhà và boongke cất giữ urani và plutoni.
Theo Josh Cohen, phần lớn các vụ buôn lậu hạt nhân được phát hiện, nguyên liệu thường có xuất xứ từ Nga. Trước nguy cơ IS “sở hữu nguyên liệu hay vũ khí hạt nhân”, Tổng thống Mỹ kế tiếp sẽ phải coi việc khôi phục hợp tác Nga-Mỹ nhằm giảm thiểu nguy cơ khủng bố hạt nhân là mối ưu tiên hàng đầu.
Chuyên gia Mỹ tố cáo phẩn lớn nguyên liệu hạt nhân buôn lậu xuất xứ từ Nga
Tác giả Josh Cohen cho rằng giới chức phương Tây đánh giá Nga đã có công lớn trong việc hiện thực hóa thỏa thuận hạt nhân với Iran, nhất là nỗ lực tìm ra giải pháp đáp ứng nguyện vọng của nước cộng hòa Hồi giáo này về điện hạt nhân. Với đề nghị hỗ trợ xây dựng nhà máy điện hạt nhân và cung cấp cho Tehran các nguyên liệu cần thiết, Nga đã hạn chế được lý do cơ bản cho việc phát triển năng lực làm giàu urani ở quy mô lớn của Iran.
Moskva cũng đóng một vai trò then chốt trong việc triển khai thỏa thuận hạt nhân với Iran. Tháng 12/2015, sau khi thỏa thuận được ký kết, Nga đã tiếp nhận 8.5 tấn urani đã làm giàu của Iran – bao gồm cả nhiên liệu gần đạt tiêu chuẩn để chế tạo bom hạt nhân – khiến cho Iran không có đủ lượng urani đã làm giàu để có thể chế tạo bom nếu muốn.
Nga là thành viên thường trực của cả Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lẫn nhóm P5 1, nên Mỹ cần hợp tác với Nga để đảm bảo việc Iran tiếp tục tuân thủ thỏa thuận.
Cuối cùng, Washington và Moskva đã đàm phán START Mới, thỏa thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân mới đây nhất giữa hai cường quốc. Hiệp ước này yêu cầu hai bên giảm số vũ khí hạt nhân tấn công được triển khai xuống dưới 150 trước ngày 5/2/2018, cùng hàng loạt biện pháp đã đồng thuận, kể cả các chuyến thăm cơ sở hạt nhân của nhau.
Máy bay ném bom B-52 của Mỹ có khả năng mang bom hạt nhân hoạt động trên Thái Bình Dương
Bất chấp căng thẳng trong vấn đề Ukraine, quân đội Nga vẫn tiếp tục xúc tiến việc hoàn tất quá trình đàm phán. START Mới có hiệu lực tới 5/2/2021 và sau đó hai bên sẽ cần tiếp tục đàm phán về một hiệp ước mới. Việc đạt được thỏa thuận tiếp theo sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Mỹ tiếp theo.
Theo Josh Cohen, cả Washington và Moskva đều muốn hạn chế nguy cơ khủng bố bằng vũ khí hạt nhân. Không bên nào muốn Iran có được vũ khí hạt nhân và cả hai đều có lợi khi cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của mình.
Ngoài ra, Chính quyền Mỹ tiếp theo cần thúc đẩy lợi ích của Mỹ bằng cách hợp tác với Nga trong các lĩnh vực khác như chống biến đổi khí hậu, chống buôn lậu ma túy và ổn định tình hình Afghanistan.
Josh Cohen kết luận dù việc chế nhạo ông Putin có vẻ thú vị, song một chính sách thực tế để thúc đẩy lợi ích của Mỹ mới là cái cần có trong mối quan hệ với Nga.
Minh Thành
Theo_Báo Đất Việt
Dân Nga ủng hộ ông Putin tiếp tục làm tổng thống
Có đến 74% người dân Nga ủng hộ ông Putin tiếp tục làm tổng thống.
Hãng Reuters cho biết, một thăm dò cấp nhà nước được tiến hành mới đây chứng tỏ sự ủng hộ to lớn người dân danh cho Tổng thống Nga Vladimir Putin. Khảo sát này dự đoán vị tổng thống sẽ tiếp tục giành được sự tín nhiệm cho vị trí tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa, với tỉ lệ ủng hộ hiện đạt ngưỡng cao nhất trong vòng 4 năm qua.
Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội toàn Nga (VTsIOM), 74% người Nga bỏ phiếu cho ông Putin tái đắc cử tổng thống.
Ông Putin hoàn toàn thống trị truyền thông nhà nước ở Nga và được cho là sẽ tiếp tục tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2018. Nếu đắc cử, đây sẽ là lần thứ 4 ông giữ cương vị tổng thống Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì một cuộc họp tại điện Kremlin ở Moscow, Nga tháng 3-2016. (Ảnh: Reuters)
Ông Putin đã tận dụng cuộc xung đột ở Ukraine và Syria để gia tăng mức độ phổ biến của mình, với thông điệp rằng Nga sẽ tiếp tục là lực lượng được nhắc đến trên đấu trường thế giới được nhiều cử tri ủng hộ.
Theo VTsIOM, tỷ lệ ủng hộ ông Putin đã tăng lên trong nhiều nhóm xã hội, trong đó có những người trẻ. Đồng thời, mức độ ủng hộ ông cũng tăng dần trong những năm gần đây. Hồi năm 2012, một cuộc thăm dò cho thấy chỉ 40% dân Nga bỏ phiếu cho ông Putin tái đắc cử.
"Ngay cả khi có nhiều người nghĩ rằng tổng thống chưa hoàn thành được lời hứa trước khi đắc cử của mình, 70% dân Nga vẫn sẵn sàng ủng hộ ông Putin," VTsIOM cho biết.
Nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào năm 2018, ông Putin sẽ tiếp tục đảm nhiệm chức vị tổng thống cho đến năm 2024. Đến thời điểm đó, ông đã hơn 70 tuổi và sẽ không được tiếp tục tranh cử do quy định của hiến pháp về việc đương nhiệm 2 nhiệm kỳ liên tiếp.
Sau 2 nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, năm 2008 ông Putin nhường chức tổng thống cho thủ tướng Nga Dmitry Medvedev trước khi tiếp tục ngồi vào vị trí chủ điện Kremlin vào năm 2012.
An Miên
Theo_PLO
Học giả Nga dự đoán bà Hillary Clinton đắc cử Tổng thống Mỹ Các học giả thuộc viện IMEMO nhận định, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ đánh bại ứng cử viên Marco Rubio của Đảng Cộng hòa. Ngày 18/1, Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga công bố dự báo về chính sách đối ngoại thường niên, trong đó đề cập chi tiết đến...