Mỹ hoãn thử tên lửa vì căng thẳng Triều Tiên
Giới chức quân sự Mỹ cho hay Lầu Năm Góc đã hoãn thử một vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa vốn được lên kế hoạch vào tuần tới, do lo ngại Bình Nhưỡng có thể hiểu sai về vụ thử.
Vụ thử tên lửa Minuteman 3 đã được hoãn lại giữa lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tăng cao và có lo ngại xảy ra xung đột tại đây. Vụ thử có thể được hoãn tới tháng 5.
Triều Tiên đã ra một loạt đe dọa mạnh mẽ khác thường kể từ khi bị Liên hợp quốc trừng phạt hồi tháng 3 vì đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 3.
Triều Tiên dọa tấn công hạt nhân vào Mỹ, chính thức tuyên chiến với Hàn Quốc và tuyên bố sẽ tái khởi động lò phản ứng hạt nhân bất chấp các nghị quyết trừng phạt của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Một quan chức Lầu Năm Góc cho hay Mỹ muốn “tránh bất cứ hiểu nhầm hay tính toán sai lầm nào” có thể gây ra từ vụ thử.
Trong khi đó, giới chức Mỹ-Hàn trong những ngày gần đây đã tìm cách giảm nhẹ lo ngại xung đột trên bán đảo Triều Tiên.
Vào ngày hôm thứ sáu vừa qua, Triều Tiên đã cảnh báo không thể đảm bảo cho sự an toàn của các nhân viên sứ quán nước ngoài tại Bình Nhưỡng trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên, cho tới nay không có chính phủ nước ngoài nào công bố kế hoạch sơ tán sứ quán.
Video đang HOT
Washington hối thúc Bắc Kinh “mạnh tay” với Triều Tiên
Theo báo chí Mỹ, chính quyền Obama đã lên tiếng kêu gọi tân lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình phải có “biện pháp mạnh” với Bình Nhưỡng. Bằng không, Bắc Kinh sẽ phải trực diện với sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ đang được tăng cường tại vùng Bắc Á.
Trong bản tin hôm thứ sáu 5/4, nhật báo The New York Times tiết lộWashington đã có nhiều cuộc trao đổi với Bắc Kinh , kể cả cuộc điện đàm của tổng thống Mỹ Barack Obama với tân chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo nguồn tin ẩn danh từ phía chính phủ Mỹ, phía Hoa Kỳ đã thông báo với giới lãnh đạo Bắc Kinh một cách chi tiết kế hoạch tăng cường hệ thống tên lửa phòng thủ để đối phó với thái độ đe dọa của nhà lãnh đạo trẻ tuổi Triều Tiên Kim Jong Un.
Hoa Kỳ đã lần lượt đưa oanh tạc cơ tàng hình B2, chiến đấu cơ tàng hình F22, hai khu trục hạm và giàn tên lửa chống tên lửa đến đảo Guam.
Theo AFP, Bắc Kinh không chỉ trích công khai mà cũng không phê phán riêng về động thái tăng cường vũ khí của Mỹ vào Bắc Á sát nách Trung Quốc. Thái độ im lặng này biểu lộ sự bất bình của ban lãnh đạo Trung Quốc đối với Triều Tiên và họ hiểu rằng ủng hộ Bình Nhưỡng sẽ gây tác hại cho quan hệ Mỹ-Trung.
Cố vấn an ninh Mỹ Tom Donilon nhận định rằng đây là thời điểm quan trọngmà Trung Quốc cần phải tỏ thái độ: Quan trọng trong quan hệ Mỹ-Trung, và quan trọng vào lúc khởi đầu nhiệm kỳ một của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhiệm kỳ hai của tổng thống Obama.
Cũng theo báo The New York Times, trong những ngày tới, Washington sẽ cử nhiều nhân vật cao cấp sang Bắc Kinh để chuyển tải thông điệp muốn Trung Quốc “mạnh tay” cảnh cáo Kim Jong Un.
Về phần mình, Ngoại trưởng John Kerry sẽ đến Bắc Kinh vào ngày 13/04/2013, thứ bảy tuần tới.
Theo Dantri
Ấn Độ đau đầu vì lao động trẻ em
Nạn nghèo đói, tham nhũng, trường học bị hư hại nặng nề và thiếu giáo viên là những nguyên nhân khiến nhiều trẻ em Ấn Độ sớm phải rời trường học để kiếm sống.
Sau khi leo xuống một chiếc thang tre cao khoảng 21 m vào hầm thì những đứa trẻ lại tiếp tục chui vào một hố đen sâu hơn 0,5 mét và bò qua 100 m bùn lầy trước khi bắt đầu một ngày làm việc tại một hầm mỏ ở bang Meghalaya - Ấn Độ.
Đối mặt tử thần
Theo báo The New York Times (Mỹ), những đứa trẻ ở hầm mỏ này chỉ mặc chiếc áo thun phong phanh, mang ủng cao su ngắn nhưng hầu như không đội mũ bảo hộ. Chỉ với chiếc giẻ rách để cột cố định chiếc đèn pin trên đầu và miếng vải nhét tai, những đứa trẻ tại đây phải đối mặt với tử thần cả ngày.
Một trong những đứa trẻ làm việc ở đó là Suresh Thapa, 17 tuổi. Suresh nói rằng em đã làm việc trong các mỏ gần túp lều của gia đình từ khi còn nhỏ. Bà Mina Thapa, mẹ của Suresh, cho biết 3 đứa em của Suresh đang đi học tại một ngôi trường gần nhà nhưng cũng sẽ đến hầm mỏ làm việc khi nào chúng muốn. Bà nói: "Nếu chúng không làm việc này thì cũng không còn việc khác để làm".
Suresh Thapa chỉ là 1 trong số 70.000 trẻ em mà tổ chức phi chính phủ Impulse ước tính đang làm việc tại 5.000 mỏ than ở bang Meghalaya. Dù vậy, ông Bindo M. Lanong, Phó Thủ hiến bang Meghalaya, cho rằng không hề có lao động trẻ em ở bang Meghalaya và các mỏ than ở đây tuân thủ đúng quy định an toàn của chính phủ.
Trẻ em làm việc tại một mỏ than ở bang Meghalaya. Ảnh: THE NEW YORK TIMES
Luật không hiệu quả
Năm 1952, Ấn Độ đã ban hành luật cấm người dưới 18 tuổi lao động tại các hầm mỏ nhưng việc thực thi không phải dễ. Bà Thapa cho biết: "Nếu đứa trẻ không làm việc thì sẽ rất khó khăn cho gia đình chúng tôi. Vì không ai cho tiền chúng tôi cả, chúng tôi phải tự làm việc để nuôi sống bản thân". Suresh kể em kiếm được từ 37 đến 74 USD/tuần để phụ giúp gia đình. Ông Kumar Subba, chủ của Suresh, cho biết hầu hết người làm việc trong hầm mỏ là trẻ mồ côi. Ông cũng thừa nhận rằng điều kiện làm việc bên trong các mỏ cực kỳ nguy hiểm và có thể dẫn đến sự cố chết người bất kỳ lúc nào.
Một đạo luật mới có hiệu lực ở Ấn Độ năm 2010, trong đó quy định trẻ em từ 6 đến 14 tuổi phải đến trường thay vì làm việc bên ngoài. Tuy nhiên, theo một khảo sát được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tiến hành trước đó không lâu, có đến 28 triệu trẻ em Ấn Độ ở độ tuổi trên đang làm việc ở những cửa hàng, nhà bếp, nông trại, nhà máy, công trình xây dựng và thậm chí là hầm mỏ.
Vì thế, trong những ngày sắp tới, quốc hội Ấn Độ có thể sẽ phải tìm ra một điều luật mới để cấm hoàn toàn lao động trẻ em. Dù vậy, những nhà hoạt động cho rằng không có cách nào để giải quyết triệt để được vấn đề nan giải nói trên. Ông Vandhana Kandhari, chuyên gia về bảo vệ trẻ em của UNICEF, cho biết: "Có rất nhiều điều luật tích cực liên quan đến trẻ em được đặt ra tại Ấn Độ nhưng việc thực thi hiệu quả hay không mới là vấn đề".
Tuy luật do chính phủ ban hành nhưng việc thực thi lại được giao cho chính quyền các bang. Cảnh sát tại những khu vực có hầm mỏ thường nhận hối lộ từ giới chủ như một nguồn thu nhập thêm. Shantha Sinha, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về bảo vệ quyền trẻ em, nói: "Những người có quyền lực và thẩm quyền ở bang Meghalaya vẫn cho phép lao động trẻ em diễn ra. Điều này rất phổ biến tại Ấn Độ".
Theo 24h
Bà Clinton cảnh báo tình hình khu vực Trong bài phỏng vấn cuối cùng với báo The New York Times trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton cho rằng tình hình tranh chấp chủ quyền tại biển Đông và biển Hoa Đông sẽ "diễn biến khó khăn". Theo bà, thông qua ASEAN, Mỹ đã ủng hộ các bên tìm kiếm Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC)...