Mỹ hoãn thử nghiệm tên lửa PrSM do lo sợ vi phạm INF
Quân đội Mỹ sẽ trì hoãn việc thử nghiệm hệ thống vũ khí tấn công chính xác ( PrSM) cho tới cuối năm 2019. Điều này sẽ giúp Lầu Năm Góc không vi phạm Hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung ( INF) chuẩn bị chấm dứt vào ngày 2-8.
Nhà Trắng đã kích hoạt tiến trình rút khỏi hiệp ước INF kéo dài 6 tháng từ đầu năm 2019 sau khi cáo buộc Nga vi phạm các điều khoản trong thỏa thuận này. Tuy nhiên, Nga đã phủ nhận cáo buộc, đồng thời tố Mỹ đã nghiên cứu sẵn nhiều loại vũ khí vi phạm INF từ cách đây nhiều năm.
Đến ngày 2-8, hiệp ước trên sẽ chính thức hết hiệu lực và cả Nga và Mỹ cùng có thể triển khai các loại tên lửa trên bộ tầm bắn từ 500km đến 5.500km.
Một trong những loại vũ khí của Mỹ bị Nga cáo buộc vi phạm INF là hệ thống vũ khí tấn công chính xác (PrSM).
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đang coi chương trình này là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của quân đội: “Trong trường hợp Nga không trở lại tuân thủ INF, chúng ta phải phát triển các hệ thống vũ khí tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất. Thất bại trong việc đó sẽ khiến đồng minh đặt câu hỏi về khả năng của Mỹ trong việc đảm bảo Nga không thể trục lợi từ việc vi phạm INF”.
Hai nhà thầu quốc phòng Mỹ là Raytheon và Lockheed Martin đang cạnh tranh cho hợp đồng béo bở này nhằm tạo ra loại vũ khí cho phép quân đội Mỹ tấn công vào sâu trong lãnh thổ của đối phương.
Video đang HOT
Giám đốc chương trình vũ khí tấn công chính xác tầm xa (LRPF) John Rafferty cho biết, PrSM sẽ có tầm bắn khoảng trên 500km, tức vừa vượt qua giới hạn của INF.
Phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược vào hôm 17-7, ông Rafferty tiết lộ việc trì hoãn thử nghiệm hệ thống PrSM một phần do các vấn đề kĩ thuật và Mỹ chưa hoàn toàn rút khỏi INF. Ngoài ra, Lầu Năm Góc cũng muốn PrSM được sử dụng như một thế hệ tên lửa chống hạm mới.
Quân đội Mỹ đang hy vọng có thể hoàn thành thử nghiệm PrSM và triển khai nó vào năm 2023 nhằm thay thế cho hệ thống tên lửa phóng loạt cấp chiến thuật như HIMARS và MLRS.
Theo anninhthudo
Mỹ chi 1 tỷ USD phát triển tên lửa sau khi rút khỏi Hiệp ước INF
Mỹ ký hàng loạt hợp đồng tên lửa trị giá hơn 1 triệu USD chỉ 3 tháng sau khi rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) từ tháng 10/2018.
Tháng 10/2018, Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước về các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) với Nga với cáo buộc Matxcơva vi phạm các điều khoản của hiệp ước.
Sputnik dẫn báo cáo mới đây của các nhà hoạt động chống vũ khí hạt nhân tới từ tổ chức Chiến dịch quốc tế về loại bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) và tổ chức Hòa bình của Mỹ (PAX) cho biết kể từ thời điểm này cho tới tháng 2/2019, Washington bắt đầu đẩy mạnh phát triển kho tên lửa mới bằng việc ký kết hàng loạt các hợp đồng tổng trị giá lên tới 1,1 triệu USD.
Mỹ được cho là mạnh tay ký hàng loạt các hợp đồng phát triển tên lửa sau khi rút khỏi Hiệp ước INF với Nga. (Ảnh: AP)
Tờ báo Nga khẳng định thông tin này hoàn toàn trái ngược với cam kết của Mỹ vào tháng 2 rằng họ sẽ tiếp tục tuân thủ Hiệp ước.
Theo Sputnik, trong danh sách các bản hợp đồng mà Lầu Năm Góc ký kết có 44 hợp đồng ký với Raytheon trị giá 537 triệu USD, 36 thỏa thuận với Lockheed Martin trị giá 268 triệu USD và 10 hợp đồng với Boeing trị giá 245 triệu USD.
Tuy nhiên, không rõ các hợp đồng này có liên quan tới chương trình vũ khí hạt nhân hay không.
"Điều rõ ràng là Mỹ đang nỗ lực chế tạo thêm tên lửa có lợi cho một số công ty Mỹ với ý định làm ngập thị trường bằng các loại tên lửa bất cứ tầm bay của chúng là bao xa", Sputnik trích dẫn bản báo cáo cho biết.
Cũng theo tờ báo Nga, sau khi đạt được hàng loạt các hợp đồng vũ khí quan trọng, ngay trong tháng 2, Mỹ tiếp tục công bố bản đề xuất ngân sách tài khóa năm 2020, trong đó có một loạt các chương trình phát triển tên lửa mới với không ít trong số này vi phạm các điều khoản của Hiệp ước INF.
Các nhà hoạt động của ICAN và PAX cho rằng các số liệu trong báo cáo của Mỹ cho thấy rõ sự tương phản lời kêu gọi chống hạt nhân của Tổng thống Trump và chi tiêu thực tế của chính quyền của ông, bao gồm kế hoạch sản xuất một đầu đạn hạt nhân công suất thấp hơn lắp cho các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm nhằm đối phó vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga.
INF được ký năm 1987 bởi Tổng thống Mỹ khi đó là Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev. Hiệp ước loại bỏ tất cả tên lửa thường và hạt nhân phóng từ mặt đất cùng thiết bị phóng với tầm bắn ngắn (500-1.000 km) và trung (1.000-5.500 km). Mỹ và Nga trong nhiều năm qua liên tục cáo buộc lẫn nhau vi phạm các điều khoản trong hiệp ước này.
Tới tháng 3/2019, cả Mỹ và Nga đều đã tuyên bố ngưng tuân thủ hiệp ước này. Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc kêu gọi 2 cường quốc quân sự suy nghĩ lại vì cho rằng việc phá vỡ hiệp ước hạt nhân này sẽ khiến thế giới trở nên bất ổn hơn.
(Nguồn: Spuntik)
SONG HY
Theo VTC
Chính phủ Nga tuyên bố sẽ cấp tiền để phát triển vũ khí mới Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 2/2 tuyên bố Chính phủ nước này sẽ thiết lập các cơ chế cần thiết để cấp tiền cho việc phát triển các vũ khí mới, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng liên quan tới Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Viết trên trang mạng xã hội Twitter, Thủ tướng Medvedev nhấn mạnh:...