Mỹ: Hoàn thành thân chính máy bay chiến đấu tiên tiến nhất
Mang phong thu hang không vu tru Phap ngay 18/8 đưa tin, trong buôi lê ơ Trung tâm chê tao Palm Valley, công ty Northrop Grumman – NOC (Mỹ) tuyên bô hoan thanh chê tao thân chinh cua chiêc may bay F-35 thư 50, loại may bay chiên đâu đa năng tiên tiên nhât thê giơi.
Mark Tucker, pho Giam đôc bô phân hang không vu tru NOC kiêm Giam đôc Dư an F-35 noi: “Viêc hoan thanh chê tao thân chinh chiêc may bay F-35 thư 50 la đang tư hao. Điêu nay đa khăng đinh nhưng nô lưc cua tâp thê dư an trong nhiêm vu kho khăn nay. Viêc đat tơi côt môc mơi la đang tư hao, nhưng điêu tư hao hơn la tâp thê dư an luôn không ngưng nô lưc, thực hiện tốt công viêc chê tao may bay chiên đâu đa năng tiên tiên nhât thê giơi F-35.”
May bay chiên đâu F-35 cua quân đôi My
Công ty NOC la môt trong nhưng thanh viên chinh cua Tiêu ban công nghiêp F-35 do Công ty Lockheed Martin lanh đao, chu yêu phu trach thiêt kê va chê tao thân chinh F-35 ba loai, bao gôm kiêu cât/ha canh thông thương, cất cánh cư ly ngăn và hạ cánh thẳng đứng, và loại trang bi cho tàu sân bay. Công ty NOC chê tao thân chinh tai Trung tâm chê tao Palm Valley. Thân chính la kêt câu loi cua may bay chiên đâu F-35, se đươc NOC vân chuyên đên bang Texas để hoan thanh lăp rap cuôi cung.
Ngoài sản xuất thân chinh cua F-35, công ty NOC con phu trach thiêt kê, chê tao radar cua may bay va thiêt bi điên tư hang không then chôt khac, bao gôm hê thông con truyên thông quang hoc; nghiên cưu phat triên hê thông nhiệm vụ và phần mềm lập kế hoạch nhiệm vụ; chịu trách nhiệm biên tâp giao trinh đao tao phi công va duy tu hê thông huân luyên; phu trach bao tri viêc sư dung công nghê tang hinh.
May bay chiên đâu tân công liên hơp F-35
F-35 thư 50 la may bay chiên đâu hê mơi nhât trong chương trinh cua năm 2011. Thang 3 năm nay, NOC mơi hoan thanh lăp đăt dây chuyên tich hơp. Dây chuyền nay đươc coi như một hệ thống mang tinh mơ đương đa ưng dung tư đông hoa trong quy trinh san xuât thân chinh.
Tin mơi nhât cho biêt, NOC cung đa hoan thanh chê tao thân chinh chiêc F-35 đâu tiên đươc san xuât cho Không quân Hoang gia Ha Lan.
Video đang HOT
F-35 vơi công nghê tranh radar thuôc thê hê may bay chiên đâu thư 5 cua My đang đươc nươc nay đô tiên chê tao nhăm thay thê phân lơn sô may bay chiên đâu hiên nay. No co cac phiên ban gôm: F-35A se thay cho F-16 va A-10 cua không quân My hiên nay, F-35C co kha năng cât canh nhanh trên đương băng ngăn cua tau sân bay se thay cho F-18, con F-35B co tinh năng cât/ha canh thăng đưng như trưc thăng se thay thê cho dong may bay Harrier.
May bay chiên đâu F-35 bay thư.
Hiên nay, F-35 không phai la chương trinh riêng cua My, ma con co sư tham gia cua 8 nươc khac la Anh, Italia, Thô Nhi Ky, Ha Lan, Canada, Đan Mach, Na Uy va Australia. My se chiu trach nhiêm 90% chi phi cho sư phat triên cua F-35, phân con lai do 8 nươc trên chia se. Môt sô nươc như Israel va Singapore cung đa ky hơp đông mua F-35.
Theo Bee.net.vn
Sớm hay muộn cũng nổ ra xung đột Trung - Mỹ?
Những nỗ lực cải thiện quan hệ quân sự Trung - Mỹ gần đây được hoan nghênh. Tuy nhiên, những xung đột lợi ích cơ bản giữa hai nước vẫn luôn tiềm tàng khả năng xảy ra xung đột, tranh chấp trong tương lai.
Những thăng trầm trong quan hệ Trung - Mỹ
Trong cuộc phỏng vấn gần đây với tờ New York Times, Đô đốc Mike Mullen, người vừa thăm chính thức Trung Quốc hồi tháng 7 thừa nhận quan hệ Trung - Mỹ hầu như chìm trong các mối "hiểu lầm và nghi kỵ lẫn nhau".
Đồng thời, Mullen cũng lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh về việc thường xuyên trút những cơn bất mãn lên quan hệ quốc phòng song phương như cách trả đũa mỗi khi quan hệ gặp trắc trở.
"Khi họ bất mãn với những gì chúng tôi làm. Họ cắt đứt quan hệ quân sự. Chuyện này không thể tiếp diễn nữa", ông Mullen nhấn mạnh.
Đô đốc Mike Mullen (thứ 2 từ phải sang) gặp giới chức Trung Quốc trong chuyến thăm nước này hồi tháng 7.
Nhìn lại trong quá khứ, việc cắt giảm, đình chỉ các chuyến thăm, trao đổi và hợp tác quân sự với Mỹ là việc thường được Trung Quốc áp dụng mỗi khi quan hệ song phương gặp vấn đề.
Không khó để kể ra một số ví dụ liên quan đến vấn đề này. Đơn cử như sau vụ máy bay Mỹ đánh bom nhầm Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade năm 1999; vụ va chạm giữa máy bay gián điệp EP-3E Aries II của Hải quân Mỹ với máy bay quân sự Trung Quốc ngoài khơi bờ biển nước này năm 2000; đặc biệt, để phản đối các thương vụ mua bán vũ khí giữa Mỹ và Đài Loan, Trung Quốc không ngần ngại đình chỉ các chuyến thăm quốc phòng cấp cao giữa hai nước, không cho các tàu Hải quân Mỹ cập cảng Trung Quốc, hủy bỏ các hội nghị về hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai và tỏ ra bất hợp tác trong nỗ lực không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; đồng thời hủy bỏ hàng chục chương trình hợp tác quân sự Trung - Mỹ khác.
Tuy nhiên, không riêng gì Trung Quốc, phía Mỹ cũng nhiều lần hủy bỏ các dịp trao đổi song phương. Điển hình là việc chính quyền George H. W. Bush quyết định đình chỉ hợp tác quân sự và chuyền giao công nghệ quốc phòng; cũng như đóng băng vô thời hạn tất cả các chuyến thăm cấp cao với các lãnh đạo quân đội Trung Quốc nhằm phản đối nước này trong vụ Thiên An Môn năm 1989.
Và phải đến tháng 10/1993, khi Trợ lý Ngoại trưởng quốc phòng Mỹ đảm nhiệm các vấn đề an ninh quốc tế Chas W. Freeman Jr đến thăm Trung Quốc, quan hệ quốc phòng song phương Trung - Mỹ mới được nối lại.
Song, một thập kỷ sau đó, quan hệ Trung - Mỹ lại bị phủ bức màn đen tối khi Quốc hội Mỹ thể hiện sự giận dữ trước các hoạt động gián điệp của Trung Quốc tại Mỹ bằng cách áp đặt và hạn chế khắt khe lên quan hệ hợp tác giữa Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) - Lầu Năm Góc.
Theo đó, luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2000 của Mỹ chỉ đạo Bộ trưởng Quốc phòng không được phép thông qua bất cứ liên hệ về mặt quân sự nào với Trung Quốc.
Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài không liên quan đến các trao đổi quân sự (như việc Mỹ thường xuyên cáo buộc Trung Quốc đàn áp tự do nhân quyền, các chính sách của nước này với Tây Tạng và Đài Loan cũng như các thương vụ mua bán tên lửa đạn đạo và công nghệ hạt nhân của Bắc Kinh với các nước nhỏ khác) cũng góp phần khiến Mỹ bất mãn và phản ứng bằng cách đình chỉ các quan hệ quốc phòng song phương với Trung Quốc.
Trung - Mỹ nỗ lực cải thiện quan hệ dù liên tiếp vấp phải mâu thuẫn lợi ích
Bất chấp những thăng trầm trong quan hệ xuyên suốt nhiều thập kỷ qua, hiện nay Trung - Mỹ đang bắt đầu giai đoạn nỗ lực cải thiện quan hệ trong đó đặc biệt chú trọng lĩnh vực quốc phòng.
Đô đốc Mullen từng nhận định, việc cải thiện quan hệ quân sự giữa quân đội Mỹ và PLA đòi hỏi hai bên phát triển "niềm tin chiến lược lẫn nhau" thông qua các cuộc đối thoại nhằm xóa bỏ hiểu lầm.
"Một vài hiểu lầm giữa quân đội hai bên có thể được xóa bỏ bằng cách đối thoại và thái độ cùng hướng tới những mục đích chung", Đô đốc Mullen nhấn mạnh.
Lợi ích chung giữa Mỹ và Trung Quốc mà Mullen muốn ám chỉ là việc bảo vệ các tuyến hải vận khỏi nạn cướp biển, cùng nhau ngăn chặn nạn phổ biến vũ khí hủy hiệt hàng loạt, ngăn chặn sự gia tăng các hoạt động buôn bán thuốc phiện cũng như thúc đẩy ổn định khu vực ở hai miền Triều Tiên và Pakistan.
Nỗ lực cải thiện quan hệ Trung - Mỹ gần đây được thể hiện rõ bằng sự kiện Đô đốc Mullen thăm Trung Quốc hồi tháng 7 vừa qua sau chuyến thăm đến Mỹ trước đó Tổng tham mưu trưởng Đới Bỉnh Quốc, người đứng đầu PLA vào hồi tháng 5. Trong chuyến công du này, Đô đốc Mullen khẳng định những chuyến thăm cấp cao như thế này sẽ là công cụ trọng yếu nhằm khắc phục sự mất lòng tin giữa hai bên.
Tướng Trung Quốc Trần Bính Đức (bên trái) nói chuyện với Đô đốc Mỹ Mike Mullen tại Washington ngày 17/5.
Tuy nhiên, thực tế là những cuộc gặp cấp cao của giới quân sự Trung - Mỹ không có gì là mới mẻ bởi trong hai thập kỷ qua, nhiều quan chức quốc phòng cấp cao của hai nước cũng từng có những chuyến thăm viếng lẫn nhau.
Chẳng hạn, Bắc Kinh từng thăm căn cứ quân sự của Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng và San Diego. Trong khi đó, Hải quân Mỹ đáp trả bằng việc thăm cảng Hong Kong của Trung Quốc thường niên.
Ngoài ra, nhiều học viện quốc phòng cũng như các ĐH an ninh, quốc phòng hai nước thường xuyên tổ chức các hoạt động trao đổi học thuật với nhau.
Chưa dừng lại, quan chức quân sự hai nước cũng liên tục thăm các cơ sở quân sự của nhau, đồng thời tổ chức các cuộc hội thảo bàn về lý luận quân sự và các vấn đề quân sự liên quan. Tuy nhiên, bất chấp mọi hoạt động đó, sự đối đầu và nghi kỵ lẫn nhau vẫn tiếp diễn.
Ví dụ điển hình cho nhận định trên là sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Bill Clinton đến Trung Quốc năm 1998, giới chức hai nước đi đến thống nhất về việc tổ chức các cuộc diễn tập quân sự chung.
Năm 2000, Trung Quốc cử quan sát viên quân sự tham dự cuộc tập trận RIMPAC do Mỹ dẫn đầu. Ngược lại, phía Mỹ cũng cử Tướng Henry Shelton, lúc đó đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ tham dự cuộc tập trận của Trung Quốc tại Quân khu Nam Kinh.
Ngoài ra, Trung Quốc và Mỹ lần đầu tiên lên kế hoạch cho một cuộc diễn tập tìm kiếm và cứu nạn quy mô với sự tham gia của các tàu chiến vào tháng 9/2006 ngoài khơi bờ biển Trung Quốc và San Diego, Mỹ.
Tuy nhiên, sau đó, phía Trung Quốc tuyên bố đình chỉ tất cả các đợt diễn tập quân sự và cắt đứt liên hệ quân sự với Mỹ ngay khi chính quyền George W. Bush thông qua gói vũ khí kỷ lục bán cho Đài Loan tháng 10/2008.
Trước đó, trong mọi trường hợp, các cuộc diễn tập quân sự Trung - Mỹ luôn có quy mô nhỏ hơn so với các cuộc diễn tập tương tự của Trung Quốc với Nga và một số nước Trung Á.
Một điểm nữa đó là giới chức Trung Quốc luôn lo lắng việc nâng cao sự minh bạch trong chính sách quốc phòng có thể tạo điều kiện cho cơ quan tình báo quân sự Mỹ nhìn thấu những điểm yếu quốc phòng của họ.
Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc quyết tâm duy trì và kiểm soát chặt tất cả các cuộc đối thoại Trung - Mỹ, giám sát nghiêm ngặt các quan hệ quân sự với nước ngoài của PLA và không bao giờ tỏ ra mặn mà trong việc tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp giữa PLA với giới chức Mỹ.
Do vậy, dẫu trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua, Đô đốc Mullen nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện quan hệ quân sự Trung - Mỹ thì hai bên vẫn nhận thức rõ trong suốt nhiều thập kỷ qua và cho đến tận bây giờ, lợi ích cơ bản của họ là hoàn toàn khác biệt.
Các cuộc đối thoại Trung - Mỹ có thể làm giảm căng thẳng trong những thời điểm "hiểu lầm" nhưng cũng phơi bày một cách rõ ràng hơn bao giờ hết sự khác nhau cơ bản về mặt lợi ích của Trung Quốc và Mỹ.
Rốt cuộc thì, vấn đề của Trung Quốc và Mỹ là hai nước này hiện đang là đối thủ tranh giành ảnh hưởng ở khu vực châu Á và có khả năng là địch thủ cạnh tranh quyền bá chủ khu vực.
Sự bất đồng cơ bản nói chung giữa hai nước còn thể hiện ở khái niệm mở rộng chủ quyền quốc gia của Bắc Kinh đang đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích địa chiến lược của Mỹ. Điều này dẫn đến quan hệ quốc phòng Trung - Mỹ không có khả năng cải thiện chừng nào hai nước vẫn tiếp tục đối đầu trong các vấn đề an ninh cơ bản. Kết quả là, các cam kết ngoại giao dễ dàng bị phá vỡ và đối đầu Trung - Mỹ sẽ vẫn tiếp diễn.
Ngoài ra, việc Trung Quốc chủ trương tăng cường sức mạnh toàn diện cho PLA bằng việc công bố ngân sách quốc phòng "khủng" trong vài năm trở lại đây; cùng với chủ trương và tham vọng mở rộng hoạt động quân sự trên phạm vi toàn cầu của nước này rõ ràng đang làm tăng nguy cơ một cuộc xung đột quân sự Trung - Mỹ trong tương lai.
Theo Báo Đất Việt
Belarus ngừng trao đổi nhiên liệu hạt nhân với Mỹ Từ ngày 19/8, chính quyền Belarus đã quyết định ngừng thực hiện dự án chung với Mỹ về trao đổi nhiên liệu hạt nhân đã làm giàu sau khi Washington đơn phương áp đặt các biện pháp trừng phạt mới về kinh tế nhằm vào Minsk. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Belarus, ông Andrei Savinych nêu rõ...