Mỹ hoan nghênh Nhật tuần tra trên Biển Đông
Đô đốc Mỹ cho rằng hoạt động của lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (JSDF) trên Biển Đông sẽ rất có ý nghĩa trong tương lai.
Ngày 29/1, trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, một sĩ quan cấp cao Hải quân Mỹ cho hay Mỹ hoan nghênh động thái mở rộng hoạt động tuần tra trên không xuống Biển Đông của Nhật Bản như một biện pháp đối trọng với sự hiện diện quân sự ngày càng nhiều của Trung Quốc trên vùng biển này.
Hiện tại, các máy bay tuần tra của quân đội Nhật Bản mới chỉ hoạt động trên biển Hoa Đông, nơi Nhật đang có tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku với Trung Quốc. Reuters cho rằng việc Nhật mở rộng các chuyến bay tuần tra, trinh sát xuống Biển Đông chắc chắn sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh
Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ cho biết: “Tôi cho rằng các đồng minh, đối tác và bè bạn trong khu vực sẽ ngày càng coi Nhật Bản như một yếu tố giữ ổn định. Thật lòng mà nói, hạm đội tàu cá, tàu hải cảnh và tàu hải quân của Trung Quốc trên Biển Đông đang lấn át hơn so với các nước láng giềng”.
Ông Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hiện vẫn chưa có bất cứ phản ứng chính thức nào trước tuyên bố trên của Đô đốc Thomas.
Những tuyên bố này của ông Thomas cho thấy sự ủng hộ của Lầu Năm Góc đối với nỗ lực của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhằm tăng cường vai trò tích cực của quân đội Nhật Bản trong khu vực. Đây là một yếu tố rất quan trọng bởi Mỹ và Nhật hiện đang đàm phán những quy tắc an ninhsong phương mới, cho phép Nhật Bản có vai trò lớn hơn trong liên minh quân sự Mỹ-Nhật.
Trả lời phỏng vấn của Reuters, Đô đốc Thomas nhận định: “Tôi cho rằng hoạt động của lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (JSDF) trên Biển Đông sẽ rất có ý nghĩa trong tương lai”.
Mặc dù Nhật Bản không phải là một bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, song tuyến đường biển huyết mạch qua đây là luồng chảy của 5 ngàn tỉ USD hàng hóa vận tải biển mỗi năm, trong đó phần lớn là đến và đi từ Nhật Bản.
Video đang HOT
Máy bay trinh sát mới
Trong năm nay, Thủ tướng Abe sẽ nỗ lực luật hóa một quy định cho phép quân đội Nhật Bản được hành động tự do hơn ở nước ngoài theo cách diễn giải hiến pháp mới vừa được thông qua.
Những thay đổi này diễn ra trong bối cảnh Nhật vừa triển khai một loại máy bay tuần tra trên biển mới là chiếc Kawasaki P-1 có tầm hoạt động tới 8.000 km. Tầm hoạt động của P-1 cao gấp đôi so với máy bay trinh sát P-3 Orion hiện nay, và cho phép Nhật Bản thực hiện hoạt động tuần tra, trinh sát sâu xuống Biển Đông.
Máy bay Kawasaki P-1 của Nhật Bản có thể sẽ tuần tra trên Biển Đông
Ông Grant Newham, một chuyên gia tại Diễn đàn Nghiên cứu Chiến lược Nhật Bản nhận định: “Đây là sự phát triển tự nhiên của nỗ lực do ông Abe khởi xướng nhằm xây dựng một quân đội năng động và linh hoạt hơn. Hoạt động tuần tra này rất khác với những gì mà JSDF vẫn thường làm”.
Theo ông Newsham, việc điều máy bay trinh sát xuống Biển Đông sẽ giúp Nhật Bản tăng cường mối quan hệ quân sự với các quốc gia trong khu vực như Philippines, hiện thực hóa một trong những mục tiêu của ông Abe nhằm chống lại sức mạnh ngày càng lớn của hải quân Trung Quốc.
Đường chín đoạn
Theo các chuyên gia, việc Nhật Bản mở rộng hoạt động tuần tra xuống Biển Đông chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc vô cùng “khó chịu”, bởi Trung Quốc đã ngang ngược tuyên bố chủ quyền trên gần 90% diện tích vùng biển này bằng một đường chín đoạn (hay còn gọi là đường lưỡi bò) phi pháp.
Đô đốc Thomas tuyên bố: “Cái gọi là đường chín đoạn mà Trung Quốc đưa ra không hề tuân theo bất cứ quy định và thông lệ, tiêu chuẩn và luật pháp quốc tế nào, gây ra tình hình phức tạp và làm phát sinh những mâu thuẫn không cần thiết”.
Tàu chiến Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông
Trong “đường chín đoạn” này, khu vực bãi cạn Scarborough gần Philippines là một trong những ngòi nổ nguy hiểm nhất. Manila đã tố cáo rằng Trung Quốc có những hành vi ngăn cấm, xua đuổi tàu cá Philippines đánh bắt ở vùng biển xung quanh bãi cạn này.
Trước tình hình trên, Đô đốc Thomas khẳng định Nhật Bản có thể trợ giúp ngư dân Philippines bằng các loại trang thiết bị hiện đại và huấn luyện kỹ năng cho họ.
Vị Tư lệnh Hạm đội 7 nói: “Một trong những vấn đề của Philippines là nhân vật lực. Nhật Bản là sự bổ sung hoàn hảo cho họ, không chỉ về các loại trang thiết bị, mà còn về công tác huấn luyện và hoạt động”.
Hạm đội 7 Hải quân Mỹ hiện nay có khoảng 80 tàu chiến, 140 máy bay và 40.000 thủy thủ, trong đó hạt nhân là tàu sân bay USS George Washington, làm nên lực lượng hải quân hùng hậu nhất ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
Theo NTD
Báo Mỹ: Trung Quốc chuẩn bị cho chiến tranh
Theo tờ American Thinker, ngoài nỗ lực nạo vét ngày đêm và làm đảo nhân tạo ở Biển Đông, TQ hiện còn đang xây dựng căn cứ không/hải quân ở quần đảo Nanji - phần gần nhất của TQ với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật.
TQ được cho là đang xây dựng bãi đáp trực thăng ở quần đảo Nanji (ảnh: Kyodo)
Trước đó, họ đã xây dựng một sân bay cũng ở khu vực gần Senkaku/Điếu Ngư. Những hình ảnh gần đây của Google Earth cho thấy một số máy bay Su 27 (hoặc phiên bản) ở phía tây và một số chiếc J-8 Finbacks ở giữa sân bay.
Căn cứ mới ở quần đảo Nanji chỉ cách Senkaku/Điếu Ngư ít phút đi máy bay phản lực. Một hình ảnh mà Thời báo Nhật Bản có được cho thấy một quả đồi được san phẳng với ít nhất 8 bãi đỗ trực thăng.
Hành trình thông thường từ quần đảo Nanji đến Senkaku/Điếu Ngư là 600km. Trực thăng vận chuyển lính của TQ sẽ bay khoảng 800km trong hành trình tương tự. Nhật có các tàu phòng vệ bờ biển ở quanh Senkaku/Điếu Ngư nhưng không có vũ khí. Tàu TQ nếu đụng độ với tàu phòng vệ bờ biển Nhật Bản sẽ bị coi là bên xâm lấn. Nhưng trực thăng có lại có thể bay qua các tàu Nhật và đổ bộ lính mà không bị phản đối.
Như vậy, chỉ trong vòng vài phút, cờ TQ sẽ xuất hiện trên các đảo và trên mạng. Khi đó, Nhật sẽ trở thành kẻ gây hấn nếu dỡ bỏ cờ TQ. Đó là lý do TQ lập khá nhiều bãi đáp trực thăng và cũng là cách họ bắt đầu một cuộc chiến mà không bị coi là kẻ gây hấn.
Bộ Ngoại giao Nhật đã đưa ra biểu đồ thể hiện số lần xâm nhập của TQ vào lãnh hải Nhật xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong mỗi tháng. Qua đó, có thể thấy, đây là một nỗ lực bền bỉ và có sự chỉ đạo. Giờ đây, TQ còn triển khai hàng trăm tàu tới quần đảo Osagawa thuộc chuỗi đảo thứ hai.
Với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, người TQ chưa từng sống ở bất kỳ đảo nào trong quần đảo. Về phía Nhật, thời điểm người Nhật sống nhiều nhất tại quần đảo này (hơn 200 người) là trước Thế chiến I. Nhật không hề có quân đội ở Senkaku/Điếu Ngư trong khi đó những động thái của TQ trên quần đảo Nanji được xem là đồng nghĩa với việc chuẩn bị chiến tranh.
Hồi cuối tháng 12, Thời báo Nhật nhấn mạnh, các diễn biến trên quần đảo Nanji có thể "đánh động" các chiến lược an ninh Nhật-Mỹ liên quan tới phòng thủ Senkaku/Điếu Ngư.
Báo này dẫn lời Li Jie, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Hải quân TQ rằng, quân đội nước này đã thiết lập sự hiện diện quân sự - gồm cả hệ thống radar - trên quần đảo.
"Đây là vị trí chiến lược quan trọng vì khoảng cách gần với quần đảo Điếu Ngư - TQ gọi quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật là Điếu Ngư. Nó có thể hỗ trợ cho vùng nhận diện phòng không Hoa Đông và là địa điểm hải quân trọng yếu với các tuyến phòng thủ ven biển của TQ", ông này nói.
Theo Thái An (theo American Thinker, Japan Times)
Vietnamnet
Nhật Bản bắt thuyền trưởng Trung Quốc vì nghi trộm san hô Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết một thuyền trưởng Trung Quốc đã bị bắt giữ ngày 21/12 vì bị tình nghi khai thác trộm san hô trong lãnh hải Nhật. Tàu Trung Quốc hoạt động khai thác trái phép trong vùng biển Nhật Bản (Ảnh: Japantimes) Giới chức Lực lượng bảo vệ bờ biển cho hay đây là vụ...