Mỹ hoán cải Tomahawk, SM-6 hạ tàu sân bay Trung Quốc?
Để giành lợi thế trong cuộc đối đầu tiềm năng với hàng không mẫu hạm TQ, Mỹ đã phải hoán cải Tomahawk và SM6 thành tên lửa chống hạm.
Tạp chí Mỹ cho biết, cuộc chiến giữa các hàng không mẫu hạm Mỹ và Trung Quốc nhiều khả năng xảy ra nhất là ở khu vực duyên hải châu Á – Thái Bình Dương. Và để giành được lợi thế trước Trung Quốc, ngoài lực lượng tàu ngầm, chiến hạm, chiến đấu cơ, Mỹ buộc phải nâng cấp tên lửa hành trình Tomahawk và tên lửa phòng không SM-6 thành những sát thủ chống hạm thực thụ.
Để trở thành tên lửa hai trong một, SM-6 phải nhận nhiệm vụ vừa phòng thủ vừa đối kháng trên biển, giúp hải quân Mỹ mở rộng không gian hoạt động cho các tàu chiến lớp Aegis.
Trong khi đó, tên lửa hành trình Tomahawk sẽ được bổ sung chức năng chống hạm biến “sứ giả chiến tranh” của Mỹ thành sát thủ toàn năng đầy uy lực.
Tên lửa SM-6 khai hỏa.
Tên lửa chống hạm SM-6
Nói về kế hoạch này của Hải quân Mỹ, chuyên gia phân tích quốc phòng Dave Majumdar của National Interest cho biết, SM-6 từ lâu đã được nhìn nhận là một mẫu tên lửa phòng thủ và phòng không rất mạnh nhưng đây là lần đầu tiên Lầu Năm Góc cho biết vũ khí này còn có cả năng lực chống hạm.
Để hoàn thành nhiệm vụ kép, SM-6 được tích hợp hệ thống kết nối mạng và radar dò tìm chủ động, được thiết kế để tấn công các mục tiêu ngoài tầm quan sát radar của tàu.
Sử dụng hệ thống tác chiến kiểm soát hỏa lực hỗn hợp của hải quân, một tàu chiến lớp Aegis có thể tấn công các mục tiêu ngoài đường chân trời nhờ dùng dữ liệu chỉ thị mục tiêu từ máy bay cảnh báo sớm E-2D “Mắt Diều hâu” tối tân.
Phạm vi hoạt động của một radar dải tần S trên chiến hạm lớp Aegis đạt khoảng 402,3 km đối với mục tiêu bay ở độ cao 9,1 km. Trong trường hợp mục tiêu bay thấp hơn, tầm dò của radar cũng bị thu hẹp và đây chính là lúc máy bay cảnh báo sớm E-2D phát huy tác dụng. Giới phân tích cho rằng tầm bắn của tên lửa SM-6 còn có thể vượt qua phạm vi 402 km.
Video đang HOT
Máy bay E-2D có khả năng theo dõi những mục tiêu trên mặt nước và trên không, vì thế khi kết hợp với tên lửa SM-6, tổ hợp này sẽ giúp các tàu chiến Mỹ tấn công hiệu quả các tàu mặt nước đối phương từ ngoài đường chân trời bởi vận tốc của tên lửa lên tới 1.191 m/s.
Đầu đạn của SM-6 tương đối nhỏ, nhưng với khả năng đánh chặn được tên lửa đạn đạo, SM-6 hoàn toàn đủ sức tiêu diệt chiến hạm của đối phương chỉ sau một lần bắn trúng.
“Đây là một vũ khí hải đối không tuyệt vời”, ông Carter nhấn mạnh. “SM-6 là một trong những vũ khí uy lực và tiên tiến nhất của chúng tôi”. Cũng theo ông, do SM-6 là tên lửa “hai trong một” nên đây là giải pháp tiết kiệm chi phí.
Dù đầu đạn nhỏ nhưng SM-6 vẫn sẽ phát huy hiệu quả trong thực chiến nhờ tốc độ đầu đạn. Động năng từ một tên lửa tốc độ siêu thanh có thể tạo ra sức công phá rất lớn, nhất là với các tàu chiến có lớp giáp mỏng như hiện nay, chuyên gia Majumdar cho hay.
Chiến hạm Mỹ phóng tên lửa Tomahawk.
Sát thủ toàn năng
Với trường hợp của Tomahawk, National Interest dẫn tuyên bố của cựu quan chức Hải quân Mỹ, Byran McGrath cho rằng, Washington đã không trang bị thêm bất kỳ lớp tàu chiến nào có thể phóng tên lửa diệt hạm từ năm 1999 đến nay.
“Không có con tàu nào trong kho của chúng tôi có thể vô hiệu hóa tàu khác bằng vũ khí sẵn có ngoài phạm vi 70 dặm (tầm bắn của tên lửa Harpoon) và không có tàu mới nào phóng được tên lửa Harpoon được bổ sung kể từ năm 1999″ – ông McGrath nhấn mạnh.
Vì vậy, giải pháp tình thế lúc này đó là tích hợp thêm cho Tomahawk thành tên lửa hành trình tấn công kép, tức kiêm luôn vai trò diệt hạm bên cạnh chức năng tấn công trên bộ. Sau khi cải tiến, tên lửa có thể diệt hạm trong phạm vi 1.850 km.
Được biết, ngay từ tháng 5/2015, Công ty Raytheon đã tiến hành thử nghiệm thành công khả năng đánh mục tiêu di động của tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk Block IV. Để có khả năng này, Raytheon trang bị cho phiên bản Block IV đầu tự dẫn.
Trong quá trình thử nghiệm, máy bay mang -39 đã mô phỏng bay tên lửa hành trình với đầu tự dẫn cải tiến của Tomahawk Block IV lắp trên máy bay. Nó được trang bị bộ xử lý đa năng module thế hệ mới với anten thụ động, cho phép bảo đảm dẫn và bám các mục tiêu bức xạ di động.
Theo_Báo Đất Việt
Những chiến hạm tối tân của Hải quân Mỹ
Mỹ sở hữu hạm đội tàu sân bay lớn và đông đảo bậc nhất thế giới và liên tiếp bổ sung tàu chiến, tàu ngầm vào biên chế chiến đấu của các hạm đội hoạt động trên khắp hành tinh.
Hải quân Mỹ có 10 tàu sân bay lớp Nimitz, với tải trọng choán nước 100.000 tấn/chiếc. Với chiều dài 332,8 m, rộng 76,8 m, hàng không mẫu hạm lớp Nimitz có thể mang 85 tới 90 máy bay chiến đấu và trực thăng cánh gập. Với 2 lò phản ứng hạt nhân, các tàu lớp Nimitz có thể di chuyển với vận tốc 56 km/h và hoạt động liên tục trong 25 năm mà không cần tiếp nhiên liệu.
Ngoài các tàu lớp Nimitz, Hải quân Mỹ đang gấp rút hoàn tất thử nghiệm tàu USS Gerald R. Ford để đưa nó vào biên chế chiến đấu. USS Gerald R. Ford là siêu tàu sân bay đầu tiên thuộc lớp tàu cùng tên, dài 337 m, rộng 78 m và có tải trọng choán nước 100.000 tấn. Theo các nguồn tin, chi phi đóng mới USS Gerald R. Ford lên tới hơn 12 tỷ USD. Nó sẽ trở thành nòng cốt của Hải quân Mỹ trong tương lai.
Ngoài hàng không mẫu hạm, Hải quân Mỹ còn sở hữu đội tàu đổ bộ hùng hậu mà vượt trội hơn cả là tàu đổ bộ tấn công lớp America. Chúng dài 257 m, rộng 32 m và có tải trọng choán nước đạt 45.000 tấn. Tàu được thiết kế để chở quân, các phương tiện đổ bộ, các loại trực thăng hay máy bay phản lực hạ cánh thẳng đứng như AV-8B Harrier II và F-35B Lightning II. Khả năng của tàu đổ bộ lớp America vượt trội hơn hàng không mẫu hạm của nhiều quốc gia.
USS Zumwalt là tàu khu trục tàng hình trang bị tên lửa dẫn đường thế hệ mới của Hải quân Mỹ. Nó cũng là chiến hạm đầu tiên thuộc lớp Zumwalt với thiết kế và vật liệu giảm phản hồi sóng radar. Tàu dài 182,9 m, rộng 24,6 m với tải trọng choán nước đạt 14.500 tấn. Tàu được trang bị những công nghệ hiện đại bậc nhất của Hải quân Mỹ, bao gồm pháo điện từ và vũ khí laser. Chi phi đóng tàu lên đến 4,4 tỷ USD.
Tàu tác chiến ven biển lớp Independence của Hải quân Mỹ được thiết kế để đạt vận tốc gần 80 km/h và có thể hoạt động linh hoạt ở những vùng nước nông. Thiết kế 3 thân giúp nó giảm lực cản của nước biển trong khi hình dạng và vật liệu giảm phản hồi sóng radar giúp nó tàng hình trước vũ khí đối phương. Các tàu lớp Independence có tải trọng choán nước 3.100 tấn. Vũ khí trên tàu có thể được thay thế để tùy yêu cầu của từng nhiệm vụ.
Hải quân Mỹ còn sở hữu 22 tuần dương hạm lớp Ticonderoga. Tàu được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân có khả năng đối phó với một loạt các mối đe dọa khác nhau. Ticonderoga và tàu khu trục lớp Arleigh Burke hiện là nòng cốt trong chương trình phòng thủ tên lửa trên biển Aegis BMD. Ảnh: Military Today
Tàu ngầm thế hệ mới nhất Hải quân Mỹ đang sở hữu thuộc lớp Virginia. Chúng là tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh với tải trọng choán nước đạt 7.900 tấn. Với lò phản ứng hạt nhân S9G, tàu có khả năng di chuyển với vận tốc 46 km/h và không bị giới hạn phạm vi hoạt động. USS Virginia được trang bị ngư lôi, tên lửa hành trình liên lục địa Tomahawk và các loại tên lửa khác.
Ohio là lớp tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa của Hải quân Mỹ. Lầu Năm Góc có 18 tàu ngầm lớp này nhưng 4 chiếc được chuyển đổi sang trang bị tên lửa dẫn đường. Chỉ còn 14 chiếc được dùng để mang tên lửa đạn đạo. Nếu trang bị tối đa, tàu ngầm lớp Ohio có thể mang 24 quả tên lửa đạn đạo Trident II với khả năng trang bị 12 đầu đạn hạt nhân/quả. Các tàu lớp này dài 170 m, đường kính 13 m với tải trọng choán nước khi lặn đạt 18.750 tấn.
Chiếm số đông trong lực lượng Hải quân Mỹ là tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke. Hải quân Mỹ đặt mua 76 chiến hạm lớp này và đã sở hữu 62 chiếc. Các tàu lớp Arleigh Burke dài 154 m, rộng 20m với tải trọng choán nước tối đa đạt 10.800 tấn.
Chúng có khả năng di chuyển với vận tốc 56 km/h và hoạt động trong phạm vi 8.100 km với tốc độ 37 km/h. Tàu được trang bị hàng loạt vũ khí phòng không, chống hạm, chống ngầm và tấn công mặt đất trong đó nổi bật nhất là 96 ống phóng tên lửa hành trình Tomahawk. Hệ thống chuyên trách cho phép các tàu lớp Arleigh Burke bắn chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa của đối phương.
Theo_Zing News
Uy lực hạm đội tàu sân bay mạnh nhất châu Á Hải quân Ấn Độ sở hữu 2 tàu sân bay, nhiều nhất châu Á cùng đội tàu khu trục và tàu hộ vệ hùng hậu tạo nên sức mạnh tác chiến hàng đầu khu vực. Hải quân Ấn Độ là lực lượng sở hữu tàu sân bay sớm nhất ở châu Á kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Hiện tại, Ấn...