Mỹ hoài nghi Triều Tiên phá vỡ cam kết phi hạt nhân hóa
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 5/1 cho biết, ông không mong Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un sẽ phá vỡ lời hứa về phi hạt nhân hóa.
Tuy nhiên, ông Trump cũng thừa nhận điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un tuần trước cho biết hiện không còn lý do để Triều Tiên bị ràng buộc với việc ngừng thử bom hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa. Chủ tịch Kim Jong Un cũng cho biết Triều Tiên sẽ giới thiệu một loại vũ khí chiến lược mới trong tương lai gần.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Hà Nội hồi tháng 2/2019. Ảnh: Reuters.
Phát biểu với báo giới ngày 5/1, Tổng tống Trump cho rằng ông không nghĩ Chủ tịch Triều Tiên sẽ phá vỡ lời hứa về phi hạt nhân hóa nhưng điều này vẫn có thể xảy ra.
Video đang HOT
Triều Tiên tháng 12/2019 đã cảnh báo sẽ gửi tới Washington một món quà Giáng sinh sau khi Chủ tịch Kim Jong Un đưa ra thời hạn chót cuối năm để Mỹ thay đổi cách tiếp cận trong đàm phán hạt nhân. Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley tuần trước tuyên bố các lực lượng Mỹ luôn sẵn sàng đối phó với mọi tình huống và có đủ khả năng quân sự để bảo vệ nước Mỹ./.
Theo Phạm Huân/VOV-Washington
Triều Tiên hoàn tất "thử nghiệm quan trọng" làm thay đổi "vị thế chiến lược"
Hôm 8/12, truyền thông Triều Tiên tuyên bố nước này vừa hoàn tất một vụ thử nghiệm "rất quan trọng" ở Sohae.
Một vụ thử nghiệm của Triều Tiên - Ảnh: Reuters
Hãng tin KCNA của Triều Tiên gọi đây là một "vụ phóng thử rất quan trọng", song không nêu cụ thể vụ phóng đó là gì.
"Kết quả vụ thử nghiệm quan trọng gần đây một lần nữa có tác động quan trọng đến việc thay đổi vị thế chiến lược của Triều Tiên trong tương lai gần", KCNA cho biết.
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) hôm qua cho biết không có vật thể nào phóng lên từ Sohae gần đây, khiến giới phân tích cho rằng Triều Tiên vừa thử nghiệm động cơ mới cho tên lửa đẩy hạng nặng hoặc tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Sohae là nơi phát triển tên lửa đẩy mang vệ tinh và động cơ ICBM của Triều Tiên.
Nước này từng thử thành công động cơ với sức đẩy lớn tại Sohae hồi tháng 3/2017. Động cơ này sau đó được sử dụng trên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-14 và Hwasong-15, cho phép Triều Tiên đe dọa mọi mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.
"Ảnh vệ tinh cho thấy các phương tiện cơ giới và vật thể xuất hiện tại Sohae hôm 7/12 để tiến hành thử nghiệm. Phần lớn đã biến mất vào ngày 8/12, trong khi mặt đất dường như bị cày xới bởi luồng xả từ động cơ tên lửa", Jeffrey Lewis, học giả tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở Mỹ, nhận xét dựa trên các bức ảnh vệ tinh của hãng Planet Labs.
Các chuyên gia cho rằng trong lần thử nghiệm này, Triều Tiên có thể đã kích hoạt động cơ sử dụng nhiên liệu rắn hoàn toàn mới hoặc kiểm tra biến thể nâng cấp của động cơ ICBM dùng nhiên liệu lỏng. "Bãi thử Dongchang-ri chỉ có cơ sở hạ tầng thử nghiệm động cơ dùng nhiên liệu lỏng", nguồn tin giấu tên trong quân đội Hàn Quốc tiết lộ.
Bình Nhưỡng đã tìm cách trang bị động cơ nhiên liệu rắn cho các loại tên lửa trong biên chế. "Những quả đạn dùng nhiên liệu rắn có thời gian chuẩn bị ngắn, khiến đối phương rất khó phát hiện và đối phó. Nó cũng đơn giản hóa quy trình vận hành và bảo dưỡng, hạn chế mối nguy hiểm thường đi kèm với tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng", chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận xét.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Triều Tiên và Mỹ tiếp tục bế tắc, quan hệ hai bên có chiều hướng gia tăng căng thẳng.
Trong tuyên bố bằng văn bản chính thức ngày 7/12, Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Kim Song cho biết vấn đề phi hạt nhân hóa không nằm trên bàn đàm phán với Mỹ. "Chúng tôi bây giờ không cần các cuộc đàm phán kéo dài với Mỹ và vấn đề phi hạt nhân hóa đã nằm ngoài bàn đàm phán", ông Kim cho biết.
Nhà ngoại giao Triều Tiên cũng cáo buộc Mỹ liên tục theo đuổi "chính sách thù địch" trong một nỗ lực nhằm "bóp nghẹt" Bình Nhưỡng. "Cái gọi là "đối thoại liên tục và thực chất" như tuyên bố của Mỹ không có gì khác ngoài chiêu trò câu giờ nhằm lợi dụng đối thoại Mỹ - Triều cho chương trình nghị sự trong nước", Đại sứ Kim Song cho biết thêm.
Quỳnh Chi
Theo doisongphapluat.com
Có còn cơ hội đàm phán? Không đợi đến hạn chót cuối năm, Triều Tiên đã chính thức lên tiếng "xóa sổ các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ". Đại sứ Triều Tiên tại Liên hợp quốc Kim Song cho rằng đàm phán không còn cần thiết vì thái độ thù địch của Mỹ và chiến thuật của Washington là cố tình "câu giờ". Bình Nhưỡng khẳng định,...