Mỹ hỗ trợ Việt Nam gần 3 triệu USD chống dịch
Mỹ cung cấp khoảng 18,3 triệu USD hỗ trợ y tế và nhân đạo khẩn cấp cho các quốc gia thành viên ASEAN, trong đó có gần 3 triệu USD Việt Nam.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, khoản hỗ trợ gần 3 triệu USD chủ yếu để giúp Việt Nam chuẩn bị hệ thống phòng thí nghiệm, kích hoạt hệ thống giám sát phát hiện trường hợp nhiễm bệnh và giám sát dựa trên sự kiện, hỗ trợ các chuyên gia kỹ thuật trong việc ứng phó và chuẩn bị, truyền thông nguy cơ, phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm…
Nghiên cứu điều chế vaccine ngừa virus corona tại phòng thí nghiệm của Trung tâm phòng chống dịch bệnh Mỹ. Ảnh: Medical News Today
Cùng với tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã hỗ trợ việc đào tạo tại các bệnh viện và tỉnh thành trong việc giám sát, báo cáo và thu thập mẫu Covid-19; hỗ trợ Việt Nam xây dựng các hướng dẫn kiểm soát và phòng ngừa lây nhiễm quốc gia đối với đại dịch.
Các cơ quan chính phủ Mỹ bao gồm Bộ Ngoại giao, USAID và CDC đang hợp tác chặt chẽ để phân bổ ngân quỹ dựa trên các điểm nóng Covid-19 những khu vực dễ bị tổn thương.
Ngoài hỗ trợ tài chính, phía Mỹ cũng đang làm việc cùng ASEAN, thúc đẩy phối hợp và hợp tác với ASEAN trong ứng phó với dịch bệnh Covid-19 và các thách thức y tế công cộng. Hôm nay, hai bên đã tổ chức hội nghị trực tuyến liên ngành với đồng chủ trì của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN-Việt Nam và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và TBD David Stilwell.
Video đang HOT
Thái An
Vấn đề tiếp cận thông tin ở Indonesia
Nhằm giúp việc tiếp cận các thông tin quan trọng tại các cơ quan nhà nước trở nên dễ dàng hơn, Tổ chức Minh bạch Indonesia (TI Indonesia) đang tiến hành việc đánh giá trải nghiệm của người dân với các dịch vụ thông tin công cộng.
Ảnh minh họa: Transparency International Indonesia
Khi Mawar (tên nhân vật đã được thay đổi) đến từ thôn Kekait Daye ở West Lombok, phía Nam Indonesia mang thai, cô không biết phải làm thế nào để đăng ký dịch vụ y tế quốc gia cho con của mình. Bởi, vẫn rất khó để tìm hiểu thông tin về việc đăng ký, thậm chí khi nói chuyện với người đứng đầu khu dân cư, cô cũng không nhận được trợ giúp gì.
Hai người bạn của cô là Abdurrahman và Dinna đã quyết định hỗ trợ cô trong việc này.
Để giúp đỡ bạn của mình, họ đã phải đi 30km đến một số cơ quan Chính phủ ở Gerung, thủ phủ của West Lombok Regency. Họ thu thập tất cả thông tin có thể và mang về làng để giúp bạn mình.
Ở Indonesia, luật pháp quy định, mọi cơ quan công quyền, cơ quan Chính phủ, hoặc cơ quan độc lập phải cung cấp thông tin cho công dân đúng thời hạn và với chi phí thấp. Luật cũng yêu cầu sự minh bạch và trách nhiệm trong cung cấp thông tin.
Nhưng trong thực tế, những quy định này hiếm khi được thực hiện đúng. Theo TI Indonesia, điều này là do các quan chức thiếu năng lực, các biện pháp chia sẻ thông tin thiếu hiệu quả, tồn tại nhiều thiếu sót và do sự thiếu nhận thức của cộng đồng về quyền được chia sẻ, cung cấp thông tin.
Những câu chuyện như của Mawar cho thấy, còn quá nhiều khó khăn để một người dân có được thông tin cơ bản. Để giúp những người như công dân thôn Kekait Daye, năm 2017, TI Indonesia đã phát triển Chỉ số Công khai thông tin công cộng. Theo đó, họ sử dụng Chỉ số này để phân tích trải nghiệm của người dân Indonesia - những người gần đây đã truy cập vào các dịch vụ thông tin công cộng, với mục đích tìm hiểu xem mọi người biết bao nhiêu về quyền được thông tin của họ và hướng dẫn họ làm thế nào để truy cập thông tin công cộng.
Các kết quả về Chỉ số Công khai thông tin công cộng đã được đưa ra thảo luận tại các hội thảo, với sự tham gia của đại diện một số cơ quan, tổ chức thông tin, bao gồm: Cơ quan Thông tin và Truyền thông (Diskominfo), Văn phòng Y tế và chính quyền các khu vực.
"Chỉ số này đã giúp chính quyền địa phương hiểu rõ hơn về một số điểm yếu trong dịch vụ thông tin công cộng. Hiện chúng tôi đang thực hiện việc tăng cường chia sẻ công khai thông tin", một cán bộ thông tin tại Indonesia cho biết.
Những người tham gia hội thảo của TI Indonesia bày tỏ sự đồng ý về các lĩnh vực đang thiếu sự chia sẻ, cung cấp thông tin công cộng và cùng thảo luận về các biện pháp có thể để cải thiện tình hình.
Ví dụ như, một trong những cán bộ phụ trách thông tin của Diskominfo đã xác định được một vấn đề mang tính cốt yếu. Đó là: "Nhiều quan chức không hiểu Luật Công bố Thông tin công cộng. Họ chỉ muốn học luật khi xử lý những người nộp đơn về bất đồng thông tin... Bên cạnh đó, vấn còn những quan chức khu vực công thiếu quan tâm đến thông tin công cộng".
Mặc dù vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhưng Chỉ số Công khai thông tin công cộng đã phần nào giúp cải thiện việc truy cập thông tin và cải cách các tổ chức thông tin công cộng, giúp những người dân như Mawar dễ dàng có được thông tin mà họ cần.
Hoài Phương
Theo Thanhtra
Giám đốc CDC: Trung Quốc chưa chấp nhận để đoàn chuyên gia Mỹ vào chống dịch Covid-19 Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết đến nay Trung Quốc vẫn chưa chấp thuận đề nghị cử chuyên gia Mỹ hỗ trợ chống Covid-19 (nCoV). Trong cuộc phỏng vấn CNN hôm 13/02, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) Robert Redfield cho biết Washington đã sẵn sàng giúp...