Mỹ “hô biến” các khẩu pháo thành “súng bắn tỉa khổng lồ”
Theo Army Times, quân đội Mỹ dự định sẽ đưa vào sử dụng Hệ thống Ngắm Hiệu ứng Hỗn hợp ( JETS) – thiết bị cầm tay nhỏ gọn giúp các binh sĩ theo dõi và chỉ điểm mục tiêu, địa điểm – vào giữa năm nay.
Binh sĩ Mỹ thử nghiệm hệ thống JETS
JETS bao gồm 3 mô-đun chính được dựng trên 1 chân đứng tương tự chân máy quay. Các mô-đun này giúp người dùng xác định góc phương vị-góc đứng 1 cách chính xác, vị trí mục tiêu và laser để đánh dấu mục tiêu đó.
“Đây là 1 công nghệ mới nhất, giúp thay đổi cách mà pháo binh được triển khai trên chiến trường”, trung tá Michael Frank – giám đốc sản phẩm cho chương trình Khí tài Ngắm chính xác cho biết.
Theo ông Frank, với độ chính xác và thiết bị này đem lại, các khẩu pháo hoàn toàn có thể hoạt động như “một khẩu súng bắn tỉa khổng lồ” nhờ độ chính xác cực cao. Ngoài ra, quá trình tính toán, căn chỉnh góc bắn cũng sẽ được rút ngắn khi dữ liệu từ JETS có thể được chuyển thắng tới khẩu đội pháo.
Hiện tại, quân đội đang sử dụng thiết bị có tên Laser Xác định Khoảng cách và Vị trí Thu gọn (LLDR) cũng có chức năng tương tự. Tuy nhiên, LLDR nặng xấp xỉ 16 kg, nhiều hơn JETS tới 6,8 kg.
Được biết, dự án này đã được quân đội Mỹ chi 339 triệu USD và đang trong quá trình thử nghiệm cuối cùng về độ bền sau va đập, khả năng hoạt động trong thời tiết xấu… Nếu như vượt qua hết các bài kiểm tra, JETS sẽ bắt đầu tới tay các đội theo dõi chuyển tiếp vào tháng 7.2018.
Theo Danviet
Pháo binh Triều Tiên có thực sự mạnh như lời đồn?
Nếu chiến tranh Triều Tiên xảy ra, thế giới lo ngại thủ đô Seoul của Hàn Quốc sẽ bị lực lượng pháo binh hùng hậu của Triều Tiên nhấn chìm trong biển lửa. Thực tế có như vậy?
Kịch bản nhấn chìm Seoul trong "biển lửa"
Năm 2011, Viện an ninh Nautilus đã công bố một nghiên cứu cho thấy, trong một kịch bản xung đột xảy ra giữa hai miền Nam - Bắc, với hỏa lực dữ dội từ những "siêu pháo" tập trung tại khu vực giới tuyến, Triều Tiên có thể biến Seoul thành đống đổ nát trong vài ngày với hàng triệu người chết.
Mặc dù hiện nay Triều Tiên đang biên chế trong quân đội rất nhiều loại pháo hạng nặng và các trận địa pháo này chủ yếu được bố trí sát khu vực giới tuyến (DMZ), có thể bắn tới Thủ đô Seoul của Hàn Quốc nhưng thực tế có phải như vậy hay chỉ là những thủ đoạn truyền thông của cả hai bên?
Pháo binh Triều Tiên khai hỏa tập trận ở bờ biển
Video đang HOT
Quân đội Triều Tiên có ưu thế tuyệt đối về số lượng pháo binh, theo lý thuyết, có thể giết chết một số lượng lớn thường dân nếu xung đột xảy ra. Tuy nhiên, giữa lý thuyết và thực tiễn là một khoảng cách rất lớn.
Hiện nay, theo nguồn tin tình báo của liên quân Mỹ - Hàn, Triều Tiên đang bố trí sát khu phi quân sự khoảng 700 pháo hạng nặng tầm xa và bệ phóng tên lửa chiến thuật - chiến dịch; 300 giàn pháo phản lực phóng loạt (MRLS) có cỡ đạn 300mm, tầm bắn có thể với tới Seoul.
Tuy nhiên, nếu cuộc xung đột xảy ra, chỉ có khoảng một phần ba số vũ khí trên sẽ bắn được ngay lập tức. Tỷ lệ phá hủy thông thường cũng sẽ giảm đáng kể do cần phải rút vũ khí vào các công sự ẩn nấp để tránh đòn phản pháo của đối phương.
Pháo binh Triều Tiên mạnh đến đâu?
Cũng như đối với hầu hết các quân đội khác, pháo binh chỉ là một phần của các binh chủng chiến đấu trong lực lượng vũ trang Triều Tiên, bao gồm bộ binh, tăng - thiết giáp và pháo binh, phòng không lục quân.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các nhà lãnh đạo Quân đội Triều Tiên do bị ảnh hưởng của học thuyết quân sự của Liên Xô đã xác định pháo binh là hỏa lực chủ yếu của lục quân.
Do vậy, Triều Tiên đã xây dựng và phát triển một lực lượng pháo binh khổng lồ, đảm nhiệm chi viện hỏa lực chính khi xung đột xảy ra.
Triều Tiên hiện có trong biên chế khoảng 12.000 khẩu pháo xe kéo và pháo tự hành các loại, với các cỡ nòng 122, 130, 152 và 170 mm; khoảng 2.300 hệ thống pháo phản lực có cỡ nòng từ 107 mm đến 300 mm, trong đó chủ yếu là cỡ nòng 240 mm.
Pháo phản lực Triều Tiên tham gia diễu binh
Trong thời bình, lực lượng pháo binh hạng nặng của Triều Tiên dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Pháo binh (gọi là các đơn vị pháo binh dự bị) trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Triều Tiên. Nhưng trong thời chiến, những đơn vị pháo binh này được phối thuộc hoặc tăng cường cho các đơn vị chiến đấu.
Các đơn vị pháo binh trong Quân đội Triều Tiên được biên chế từ cấp trung/lữ đoàn bộ binh trở lên.
Trong biên chế một Trung đoàn bộ binh, ngoài 3 tiểu đoàn bộ binh, họ còn được biên chế một tiểu đoàn pháo binh hỗn hợp với 1 đại đội súng cối hạng nặng 120 mm 8 khẩu, 1 đại đội pháo lựu 122 mm 6 khẩu, 1 đại đội pháo phản lực phóng loạt 107 mm hoặc 140 mm.
Lực lượng pháo binh này đảm bảo hỏa lực cho trung đoàn bộ binh có thể chiến đấu độc lập trên chiến trường, thực hiện các cuộc tấn công mà không cần sự chi viện hỏa lực từ cấp trên.
Ở cấp sư đoàn bộ binh (bộ binh cơ giới), Quân đội Triều Tiên biên chế 1 trung đoàn pháo gồm 3 tiểu đoàn pháo, trong đó có 1 tiểu đoàn biên chế pháo chiến dịch cỡ nòng 152 mm (12 khẩu), 1 tiểu đoàn pháo nòng dài 122 mm và một tiểu đoàn trang bị pháo phản lực phóng loạt 122 mm.
So sánh về số lượng pháo với liên quân Mỹ - Hàn thì pháo của Quân đội Triều Tiên có số lượng vượt trội.
Với những "siêu pháo" như khẩu pháo tự hành Koksan cỡ nòng 170 mm và những pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng lớn trên 240 mm thì trong thời chiến, các loại này được biên chế cho các quân đoàn Lục quân của Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong 1 chuyến thị sát quân đội, bên phải là pháo tự hành Koksan
Mỗi quân đoàn như vậy được biên chế khoảng 12 tiểu đoàn pháo binh, trong đó một nửa trang bị pháo tự hành Koksan, một nửa trang bị pháo phản lực phóng loạt (một tiểu đoàn có 18 giàn phóng).
Hiện tại, những loại pháo cấp chiến dịch này được bố trí trận địa ở Khu vực phi quân sự (DMZ) giáp giới với Hàn Quốc, sẵn sàng khai hỏa khi có lệnh.
Tháng 11/2010, dư luận thế giới choáng váng về màn đấu pháo của Quân đội Triều Tiên và Hàn Quốc khi Bình Nhưỡng tiến hành một cuộc tập kích pháo binh bất ngờ vào hòn đảo phía Nam Yeonpyeongdo.
Để chuẩn bị cho cuộc tấn công, phía Triều Tiên đã bố trí một tiểu đoàn pháo phản lực 122mm trực thuộc Sư đoàn bộ binh số 33 tại bán đảo Kangnyng gần Yeonpyeongdo.
Ngày 23/11, hòn đảo Yeonpyeongdo đã bị bất ngờ tập kích hỏa lực pháo binh, 170 viên đạn pháo phản lực 122 mm đã bất ngờ bắn cấp tập lên đảo.
Radar trinh sát pháo binh của Quân đội Hàn Quốc bị tê liệt, do đó không thể trinh sát, tính toán phần tử bắn cho lực lượng pháo binh trên đảo phản pháo vào lực lượng pháo binh Triều Tiên.
Kết quả trận pháo kích làm 2 dân thường, 2 lính thủy đánh bộ Hàn Quốc và cơ sở vật chất trên đảo bị phá hủy. Căng thẳng 2 miền dâng cao, quân đội hai bên được đặt vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất.
Trong trận tập kích pháo binh này, Quân đội Triều Tiên bắn khoảng 288 quả đạn pháo phản lực, nhưng chỉ có khoảng 170 quả đến được mục tiêu, trong đó có khoảng 80 quả trúng vào đảo, ngoài ra đều rơi vùng biển xung quanh đảo.
Các ngôi nhà trên đảo Yeonpyeong (Hàn Quốc) bị phá hủy bởi pháo binh Triều Tiên
Như vậy, mặc dù nắm được yếu tố bất ngờ, chủ động trong cuộc tập kích, không bị Quân đội Hàn Quốc phản pháo, nhưng tỷ lệ bắn chính xác của pháo binh Triều Tiên trong trận tập kích này là một dấu hỏi?
Hiện nay, Triều Tiên luôn tìm cách nâng tầm bắn cho các "siêu pháo" của mình, khi cần thiết, những loại pháo này có thể bắn được các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, điều này càng gây lo ngại cho giới chức lãnh đạo Hàn Quốc.
Con "Át chủ bài" để kiềm chế những cái "đầu nóng"
Từ những năm 1990, thời điểm khi Chính quyền Clinton quyết định không thực hiện hành động quân sự chống lại chương trình hạt nhân của Triều Tiên, đã xuất hiện một nhận thức chung rằng Bình Nhưỡng có đủ hỏa lực pháo binh để biến Seoul, thành phố gồm khoảng 25 triệu dân, "thành biển lửa".
Kịch bản kinh sợ này đã trở thành một "con Át chủ bài" để hạ nhiệt những cái "đầu nóng" của liên quân Mỹ - Hàn muốn sử dụng các hành động quân sự mạnh mẽ chống lại Bình Nhưỡng.
Như đã phân tích ở trên, nếu xung đột xảy ra, thì chỉ có khoảng 1/3 lực lượng pháo binh tầm xa của Triều Tiên có thể khai hỏa, sau đó sẽ phải giảm cường độ hỏa lực do phản pháo của liên quân Mỹ - Hàn, tiếp tế đạn dược, hỏng hóc kỹ thuật... khiến số lượng của họ giảm gần như ngay lập tức.
Bên cạnh đó, do tình hình căng thẳng suốt gần 60 năm qua trên bán đảo, cùng với địa lý bất lợi nằm gần khu giới tuyến, Thủ đô Seoul của Hàn Quốc luôn có những kịch bản nhằm chống lại những cuộc tập kích bằng hỏa lực của Quân đội Triều Tiên.
Cụ thể, họ đã thiết kế nhiều hầm trú ẩn kiên cố, chứa được nhiều người, có thể chống lại các loại đạn pháo của Triều Tiên. Bên cạnh đó là hệ thống đường xe điện ngầm được thiết kế hết sức dày đặc và hoàn chỉnh.
Trong thời bình, hệ thống tàu điện ngầm này phục vụ giao thông của 25 triệu dân Thủ đô Seoul nhưng khi có tình huống chiến tranh, đây sẽ là nơi trú ẩn an toàn cho người dân thành phố.
Một biện pháp quan trọng là chính quyền thành phố luôn giáo dục ý thức quốc phòng cho người dân. Nếu có tình huống thì người dân sẽ sơ tán theo kịch bản đã được tập luyện kỹ từ thời bình, không gây náo loạn trong dân chúng.
Hiện nay, các kiến trúc của Seoul đều bằng bê tông vững chắc, nếu chỉ dùng đạn pháo, kể cả với cỡ đạn 170 mm thì cũng không thể gây hư hại nặng.
Với tình huống Quân đội Triều Tiên bất ngờ tập kích pháo binh vào Seoul như vào đảo Yeonpyeongdo năm 2010, thì với những cấu trúc vững chắc của các tòa nhà, pháo binh Triều Tiên không chắc gây được những thiệt hại lớn như những lời đe dọa và số lượng thương vong dân sự sẽ giảm xuống rất nhiều.
Pháo binh Triều Tiên chắc chắn sẽ đóng một vai trò rất lớn trong bất kỳ xung đột nào trong tương lai. Một điều không thể phủ nhận đó là hiện tại Triều Tiên đang sở hữu một số lượng lớn pháo hạng nặng và quân đội được huấn luyện rất tốt.
Một cuộc tấn công bằng pháo binh vào Seoul chắc chắn sẽ gây ra những tổn thất dân sự. Tuy nhiên, việc Quân đội Triều Tiên tuyên bố nhấn chìm Seoul trong "biển lửa" có thể chỉ là chiêu tuyên truyền. Nó cũng là vũ khí răn đe phái "diều hâu" khi muốn sử dụng sức mạnh chống lại Triều Tiên.
Theo Mai Đại (Trí thức trẻ)
Nghi vấn bài phát biểu của Tổng thống Zimbabwe bị đánh tráo Được quân đội Nga triển khai từ thế kỷ 14 và là một trong những đơn vị lâu đời nhất trong lực lượng vũ trang Nga, pháo binh được xem là nguồn hỏa lực chủ yếu trong các hoạt động tác chiến của Moscow. Nga đã chọn ngày 19/11 làm ngày kỷ niệm của các lực lượng pháo binh và tên lửa trong...