Mỹ hiện đại hóa máy bay cường kích cũ để chống Nga
Hoa Kỳ đang hiện đại hóa máy bay cường kích A-10C Thunderbolt II để chống lại các mối đe dọa từ phía Nga và Trung Quốc.
Hoa Kỳ đang hiện đại hóa máy bay cường kích A-10C Thunderbolt II, cho phép sử dụng cho đến cuối những năm 2030, phương tiện truyền thông phương Tây cho biết. Máy bay này được phát triển đặc biệt để chống lại xe tăng của Liên Xô.
Máy bay cường kích A-10 của không quân Mỹ.
Thực tế việc hiện đại hóa đã bắt đầu từ cuối tháng 7/2019. Đặc biệt lần hiện đại hóa này sẽ thay hầu hết các cánh cũ bằng cánh mới. Cánh mới sẽ phục vụ 10 nghìn giờ bay cho đến lần kiểm tra tiếp theo, tờ Aviationist cho biết.
Hoa Kỳ sẽ hiện đại hóa tất cả máy bay A-10 hiện có trong kho. Hợp đồng của Boeing và không quân Hoa Kỳ với số tiền lên tới 999 triệu USD cung cấp cho việc sản xuất 112 cánh mới.
Video đang HOT
Nguồn tin này cho biết, việc lắp cánh mới cho phép máy bay cường kích duy trì hoạt động cho đến cuối năm 2030. Không quân Hoa Kỳ sẽ trang bị cho máy bay này để duy trì hiệu quả chiến đấu trong trường hợp xảy ra xung đột công nghệ cao trong tương lai.
Máy bay cường kích A-10 được Hoa Kỳ tạo ra vào những năm 1970 để chống lại xe tăng Liên Xô. Trong những năm 1990 và 2000, việc cho các máy bay này nghỉ hưu đã được lên kế hoạch. Tuy nhiên, có một nhóm chính trị gia Mỹ và quân đội nước này cho rằng, Hoa Kỳ cần máy bay này trong nhiều thập kỷ tới, bao gồm cả việc chống lại Nga trong các cuộc chiến của tương lai. Kết quả là họ đã giành thắng lợi và tiền được phân bổ cho việc bảo quản và hiện đại hóa máy bay này.
Hoa Kỳ đang thay đổi khái niệm sử dụng lực lượng vũ trang của mình. Nếu trong hai thập kỷ qua, họ chuẩn bị các lực lượng để chống lại các nhóm khủng bố, thì sau năm 2014, Hoa Kỳ sẵn sàng cho các hoạt động quân sự công nghệ cao chống lại kẻ thù tiềm năng như Nga hoặc Trung Quốc.
Tờ báo lưu ý rằng, máy bay cường kích sẽ được trang bị hệ thống có cảm biến HObIT mới, cho phép máy bay theo dõi mục tiêu chính xác hơn. Ngoài ra, Mỹ sẽ nâng cấp loại bom có đường kính nhỏ GBU-39 và chiếc máy bay này có thể mang theo bốn quả bom tên giá treo, điều này sẽ biến nó thành máy bay ném bom.
Hiện tại, GBU-39 hiện đang được sử dụng trong F-16, F-22, loại bom này cũng được lên kế hoạch sử dụng trong các máy bay F-35, B-1, B-2, B-52 và AC-130. Trọng lượng của quả bom khoảng 113 kg, nó được trang bị đầu đạn phân mảnh có sức nổ mạnh.
Ngoài ra, phiên bản hiện đại hóa A-10 có thể sẽ thay thế một phần giao diện trên bảng điều khiển phía trước, bao gồm đèn báo tốc độ mới, đèn báo rẽ… Máy bay còn được tích hợp các mô-đun radar và hệ thống ngắm, tất cả những hệ thống này đã hoạt động trên F-15 Strike Eagle.
Chi Huy
Theo baodatviet
Lý do "quan tài bay" MiG-21 của Nga hơn đứt "chim ăn thịt" F-22 tối tân của Mỹ
Các chuyên gia thừa nhận rằng bất chấp khoảng cách thế hệ đáng kể giữa "quan tài bay" MiG-21 của Nga và "chim ăn thịt" F-22 của Mỹ, trên một số khía cạnh, chiếc tiêm kích được sản xuất từ thời Liên Xô vẫn "ăn đứt" chiến đấu cơ tối tân của Mỹ.
Tạp chí Military Watch đã làm một phép so sánh MiG-21 với F-22. Theo đó, MiG-21 là máy bay hạng nhẹ, rẻ tiền và thực sự đã cũ rích. Trong khi đó, F-22 Raptor của Mỹ thì đắt tiền, tối tân và phức tạp.
Ngoài ra, Military Watch cũng lưu ý rằng các đơn đặt hàng chiến đấu cơ F-22 của Mỹ đã giảm 75% do chi phí vận hành và bảo trì cao bất chấp hiệu quả chiến đấu của nó.
F-22 không chỉ tiêu tốn hàng trăm triệu USD bảo trì suốt đời mà các hệ thống tinh vi của chiếc máy bay này đòi hỏi mức độ bảo trì cực kỳ cao và đắt đỏ, ấn phẩm nhấn mạnh.
Ngoài ra, trong thời chiến, thuộc tính quan trọng đối với một chiến đấu cơ là phải giảm thiểu tối đa thời gian nằm trên mặt đất nhưng F-22 không chỉ cần nhiều thời gian bảo trì mà còn thua MiG-21 ở một số tính năng ưu việt.
Theo Military Watch, MiG-21 có độ tin cậy và khả năng tối ưu để thực hiện một số lượng lớn các chuyến bay mỗi ngày với thời gian bảo trì tối thiểu. Đây là lợi thế hơn hẳn F-22.
Trong trường hợp F-22 dễ bị ảnh hưởng bởi mưa và điều kiện thời tiết bất lợi, thậm chí nó đòi hỏi một đường băng nguyên sơ để cất/hạ cánh, thì MiG-21 có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết bất lợi.
Ngoài ra, theo Military Watch, máy bay chiến đấu của Liên Xô có thể được triển khai trong các nhiệm vụ chiến đấu thường xuyên gấp 20 lần F-22, cho phép nó mang nhiều đạn dược hơn và tấn công kẻ thù thường xuyên hơn trong cuộc xung đột kéo dài.
Những ưu điểm của MiG-21 đã được minh chứng rõ ràng trong cuộc chiến Syria, khi nó thể hiện sự đáng tin cậy, không cần bảo trì, có khả năng thực hiện nhiều chuyến bay thậm chí còn hữu ích hơn các máy bay chiến đấu tiên tiến và phức tạp hơn nó.
Theo Danviet
Su-35 Nga, F-16 Thổ Nhì Kỳ suýt không chiến trên bầu trời Syria Hai chiếc Su-35 Nga đã ngăn chặn tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào không phận Idlib của Syria để bảo vệ phiến quân ở Khan Sheikhun. Tiêm kích Su-35 của Nga. Theo Avia.Pro, 2 tiêm kích Su-35 của Nga đã xuất kích từ căn cứ không quân Khmeimim để ngăn chặn các máy bay Thổ Nhĩ Kỳ. Các phi công Nga...