Mỹ hết bom để không kích IS
Kho đạn dược của không quân Mỹ đang rơi vào tình trạng cạn kiệt sau khi sử dụng hơn 20.000 tên lửa và bom kể từ khi bắt đầu chiến dịch không kích nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) 15 tháng trước.
Máy F-22 Raptor của không quân Mỹ tham gia nhiệm vụ tấn công các mục tiêu IS ở Syria lần đầu tiên năm 2014. Ảnh: CNN
CNN dẫn thông cáo của tham mưu trưởng không quân Mỹ tướng Mark Welsh cho hay trong bối cảnh nước này tăng cường chiến dịch chống IS ở Iraq và Syria, lực lượng không quân đang tiêu tốn nhiều đạn dược hơn so với khả năng bổ sung chúng.
“Các máy bay B-1 đã ném bom với số lượng kỷ lục. Các máy bay F-15E đã tham chiến vì có thể sử dụng nhiều loại vũ khí với sự linh hoạt tuyệt vời. Chúng ta cần có ngân sách để đảm bảo việc sẵn sàng cho cuộc chiến lâu dài này”, ông Welsh nói. “Đây là nhu cầu cấp thiết”.
Ông cho hay không quân Mỹ đã đề nghị cấp thêm ngân sách để bổ sung các tên lửa Hellfire và đang triển khai các kế hoạch tăng cường sản xuất vũ khí. Tuy nhiên, quá trình này có thể mất tới 4 năm.
Việc công khai số lượng tên lửa và bom mà quân đội Mỹ sử dụng để không kích phiến quân IS diễn ra trong bối cảnh các nghị sĩ Cộng hòa tiếp tục chỉ trích chính quyền Tổng thống Barack Obama. Họ cho rằng ông đã quá nhút nhát trong cuộc chiến với nhóm khủng bố, đồng thời kêu gọi nới lỏng các quy tắc để quân đội Mỹ tham chiến sâu hơn.
Video đang HOT
Các phi công Mỹ chỉ sử dụng vũ khí chưa đến một nửa trong gần 18.000 đợt xuất kích 10 tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, con số này cũng đã tăng lên so với năm 2014, khi các phi công chỉ đánh bom vào các mục tiêu IS trong một phần ba số lần xuất kích.
Anh Ngọc
Theo VNE
Mỹ ngừng yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ tăng không kích IS
Mỹ tạm dừng đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ tích cực hơn trong chiến dịch không kích chống Nhà nước Hồi giáo sau khi nước này bắn hạ một phi cơ Nga ở khu vực gần biên giới với Syria.
Một chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters.
Quyết định tạm dừng đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ tích cực hơn trong chiến dịch không kích Nhà nước Hồi giáo (IS), vốn có từ lâu, được một quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ với Reuters. Động thái này nhằm cho phép căng thẳng Nga - Thổ Nhĩ Kỳ có đủ thời gian để lắng xuống.
Thổ Nhĩ Kỳ không tham gia chiến dịch không kích chống IS ở Syria của liên minh kể từ ngày 24/11, hai quan chức Mỹ cho biết.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter trong tuần kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ có vai trò quân sự lớn hơn, trong bối cảnh Anh bắt đầu không kích IS ở Syria còn Pháp tăng cường tấn công nhóm phiến quân sau khi Paris bị khủng bố.
Ưu tiên hàng đầu là Thổ Nhĩ Kỳ cần bảo vệ biên giới phía nam với Syria, quan chức thứ nhất nói. Mỹ quan ngại chủ yếu đối với một khu vực dài khoảng 98 km được IS sử dụng để đưa đón phiến quân nước ngoài và buôn lậu.
Ông Carter cho biết trong phiên điều trần trước quốc hội rằng hầu hết các chiến dịch không kích do Thổ Nhĩ Kỳ triển khai đều nhằm vào đảng Công nhân người Kurd (PKK), bị Ankara và Washington coi là nhóm khủng bố, hơn là IS. Giới chức Mỹ nhận thấy có vài dấu hiệu hứa hẹn như Thổ Nhĩ Kỳ tháng trước điều chiến đấu cơ F-16 không kích hỗ trợ phe đối lập Syria giành lại hai ngôi làng dọc theo cái gọi là Đường Mara từ IS.
Mỹ không cung cấp dữ liệu về số lần hay loại nhiệm vụ không quân Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện ở Syria. Thổ Nhĩ Kỳ phủ nhận mọi cáo buộc cho rằng Ankara không tham gia cuộc chiến chống IS.
"Chúng tôi tham gia ít nhất một nửa số chiến dịch", một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói. "Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn tham gia nhận dạng mục tiêu và hỗ trợ hậu cần, cung cấp căn cứ. Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với Mỹ".
Thổ Nhĩ Kỳ hôm 24/11 tuyên bố bắn hạ cường kích Su-24 của Nga với lý do máy bay Nga xâm phạm không phận. Tuy nhiên, phía Nga lại cho biết phi cơ của họ đang hoạt động ở Syria và chính chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ mới đi vào không phận Syria.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 3/12 gọi hành động trên là tội ác chiến tranh, tuyên bố sẽ sớm trừng phạt thêm Thổ Nhĩ Kỳ. Moscow trước đó cấm nhập khẩu thực phẩm từ Ankara, một phần trong gói biện pháp trừng phạt kinh tế để đáp trả.
Mỹ hy vọng căng thẳng giữa hai bên sẽ hạ nhiệt nhanh chóng, cho phép Thổ Nhĩ Kỳ có vai trò nổi bật hơn trong liên minh quốc tế, quan chức thứ nhất nói.
Lầu Năm Góc từ chối bình luận về trạng thái các chuyến bay Thổ Nhĩ Kỳ từ sau vụ bắn hạ máy bay Nga. Hai quan chức Thổ Nhĩ Kỳ từ chối bình luận trực tiếp nhưng nhấn mạnh Ankara vẫn thuộc liên minh quốc tế. "Chưa có gì thay đổi", một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cấp cao nói.
Giới chức Mỹ khẳng định về tổng thể, các chiến dịch do liên minh triển khai không bị căng thẳng Nga - Thổ Nhĩ Kỳ ảnh hưởng.
Như Tâm
Theo VNE
Nga củng cố căn cứ mới ở Syria để không kích IS Nga đang nâng cấp một sân bay quân sự ở miền trung Syria thành căn cứ mới cho các chiến đấu cơ tiến hành chiến dịch không kích nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS). Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga tại căn cứ Hmeimim ở tỉnh duyên hải Latakia, Syria. Ảnh: AFP "Giai đoạn chuẩn bị cho căn...