Mỹ hay giấc mộng 5G: Canada quá khó lựa chọn!
Canada cũng muốn trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên triển khai mạng 5G. Giữa sức ép Mỹ, Trung, đất nước Bắc Mỹ này sẽ chọn những bước đi nào?
Canada tiếp tục tăng cường sâu rộng mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc (TQ) trong khi phải thực hiện quá trình dẫn độ “công chúa” của tập đoàn công nghệ TQ Huawei. Hơn nữa, Mỹ cũng không ngừng gây sức ép lên chính quyền Ottawa để cấm Huawei phát triển mạng 5G ở đất nước này. Giữa mối quan hệ với hai cường quốc kinh tế thế giới và tầm nhìn về công nghệ tương lai, Canada vướng vào thế tiến thoái lưỡng nan.
Sức ép Mỹ, Trung
Quỹ hưu bổng lớn nhất Canada (CPP) tuyên bố có kế hoạch mở văn phòng đầu tiên ở Bắc Kinh (TQ) vào năm 2020, trang South China Morning Post đưa tin ngày 19-3. Bà Suyi Kim, Giám đốc điều hành CPP tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khẳng định quỹ sẽ mở rộng hợp tác đầu tư trên đất nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Trước đó, phiên điều trần dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính tập đoàn công nghệ Huawei (TQ), đã diễn ra tại TP Vancouver (Canada). Cùng lúc đó, một nhóm đông với đa số là người TQ biểu tình bên ngoài tòa án để phản đối việc dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ. Một người khác cầm một tấm áp phích có hình ảnh hai công dân Canada đang bị TQ bắt giữ vì Bắc Kinh cáo buộc tội gián điệp.
Michael Kovrig và Michael Spavor bị chính quyền TQ kết tội vào tháng 12 năm ngoái, ngay sau khi quan chức Canada bắt giữ bà Mạnh tại sân bay Vancouver. Bắc Kinh cáo buộc Canada và Mỹ lạm dụng quá trình dẫn độ và đe dọa sẽ trả đũa. Vừa rồi TQ đã quyết định ngừng nhập khẩu dầu hạt cải trị giá hàng trăm triệu USD từ bang Manitoba (Canada).
Canada rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan giữa hai cường quốc kinh tế thế giới, theo hãng tin National Public Radio. Một mặt, Thủ tướng Canada Justin Trudeau muốn tăng cường sâu rộng hơn mối quan hệ hợp tác với TQ. Mặt khác, đất nước này phải tuân thủ các điều khoản của hiệp ước dẫn độ với đồng minh của mình là Mỹ.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: REUTERS
Những bất lợi của Canada
Chính quyền Ottawa đang chịu áp lực rất lớn từ phía Mỹ trong việc cấm triển khai mạng 5G của tập đoàn công nghệ Huawei (TQ) trên Canada. Nhiều chuyên gia an ninh mạng nước này dự đoán chính phủ Trudeau sẽ thông qua việc này.
Các quốc gia triển khai mạng 5G đầu tiên sẽ đạt được nhiều thành tựu vượt bậc trong tác động kinh tế vĩ mô so với những nước sử dụng công nghệ kém phát triển hơn.
(Theo một báo cáo năm 2018 của tổ chức DELOITTE)
Thế hệ mạng di động thứ năm (5G) sẽ mạnh hơn gần 100 lần so với công nghệ hiện tại, theo tờ The Toronto Star. Việcđồng thuận với Mỹ để ngăn cấm Huawei có thể sẽ khiến Canada mất lợi thế cạnh tranh để trở thành một trong những nước phương Tây đầu tiên triển khai mạng 5G. Huawei được xem là tập đoàn viễn thông dẫn đầu về chi phí thấp với công nghệ cao so với nhiều “ông lớn” khác đang lao vào mảng công nghệ tương lai này.
Trong khi đó, một số quan chức an ninh Anh đã làm việc với Huawei trong một thập niên và kết luận không có bằng chứng về việc Huawei hợp tác với gián điệp nhà nước, tờ The Toronto Star đưa tin. Các tập đoàn viễn thông lớn của Canada như BCE, Telus cũng tuyên bố một kết luận tương tự.
Tuy đang đối diện với nhiều áp lực từ Mỹ và TQ nhưng cuộc khủng hoàng này có thể là một cơ hội cho Canada, theo ông Jonathan Manthorpe, một chuyên gia quan hệ quốc tế nổi tiếng. Ông cho rằng Canada có thể khẳng định lại mối quan hệ với cả hai nước Mỹ và TQ, đồng thời xây dựng mối liên kết bền chặt hơn với các quốc gia, lãnh thổ khác như Nhật Bản, Đài Loan và Chile. Dù vậy, khả năng này hiện nay không dễ diễn ra, nhất là khi đối đầu Mỹ-Trung chưa có dấu hiệu giảm nhiệt và thậm chí hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể tiếp tục lún sâu hơn vào chiến tranh thương mại trong thời gian tới.
Tiếng Trung là ngôn ngữ thông dụng thứ ba tại Canada
Theo thông báo của chính phủ Canada, có hơn 1,8 triệu cư dân Canada có gốc TQ, chiếm khoảng 5% dân số nước này. Trong năm 2018, hơn 140.000 sinh viên TQ đã theo học tại các tổ chức giáo dục Canada. Tiếng Trung là ngôn ngữ thông dụng thứ ba tại Canada, sau tiếng Anh và tiếng Pháp. Nhóm những người nhập cư sinh ra ở TQ tại Canada (bao gồm khu vực hành chính đặc biệt Hong Kong) là một trong những nhóm nhập cư lớn nhất tại nước này.
Trung Quốc cố gắng khẳng định vị thế công nghệ cao
Giữa những cáo buộc về an ninh, TQ vẫn cố gắng khẳng định vị thế của một cường quốc công nghệ thế giới. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đất nước châu Á này hiện nay là nước dẫn đầu về mạng 5G, pin mặt trời, công nghệ điện gió, xe điện (EVs), thương mại điện tử, công nghệ thanh toán điện tử và đường sắt tốc độ cao.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), TQ đã chi 254 tỉ USD, tương đương với 2,1% GDP, cho nghiên cứu và phát triển trong năm 2017. TQ chỉ đứng sau Mỹ về khoản đầu tư này. Hơn nữa, chính quyền Bắc Kinh đã tăng mục tiêu đầu tư vào nghiên cứu và phát triển lên 2,5% GDP trước năm 2020. Bên cạnh đó, TQ hiện nay là một trong những nước đứng đầu thế giới về số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học), theo số liệu của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD).
Theo PLO
Canada thông báo Trung Quốc bắt giữ 13 công dân sau biến cố Huawei
Khi sự việc liên quan tới Giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Công nghệ Huawei Mạnh Văn Chu chưa lắng xuống, thì căng thẳng trong quan hệ đối ngoại giữa Canada và Trung Quốc tiếp tục có dấu hiệu leo thang, khi chính quyền Ottawa cho biết Bắc Kinh bắt giữ hàng chục công dân nước này.
Một thông cáo từ chính quyền Ottawa hôm 3/11 cho biết, có "ít nhất" 13 công dân Canada đang bị giam giữ tại Trung Quốc mà chưa có một lý do kết tội chính thức nào.
Vụ việc này tiếp tục "đổ thêm dầu vào lửa" trong mối quan hệ vốn đang rất căng thẳng giữa Canada và Trung Quốc kể từ khi bà Mạnh Văn Chu bị bắt giữ tại Vancouver theo yêu cầu từ chính phủ Mỹ hôm 1/12/2018.
Dù chính phủ Canada nhiều lần khẳng định vẫn chưa có mối liên hệ rõ ràng nào giữa việc giam cầm 13 công dân của nước này với việc bắt giữ bà Mạnh, song nhiều chuyên gia về các vấn đề ngoại giao của phương Tây cũng như các cựu quan chức ngoại giao Canada tin rằng, đây là một động thái "ăn miếng trả miếng" của Trung Quốc.
Bà Mạnh đã được thả tự do vào ngày 11/12/2018 với mức phí bảo lãnh lên tới 10 triệu đô la Canada (tương đương 7.4 triệu đô la Mỹ) và hiện đang sống tại một căn nhà của bà ở Vancouver để tiếp tục quá trình đấu tranh chống lại lệnh dẫn độ từ phía Mỹ. Dù được tại ngoại nhưng bà Mạnh bắt buộc phải đeo thiết bị theo dõi tại mắt cá chân và phải ở trong nhà trong thời gian từ 23h đêm hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau.
Trước thời điểm thông cáo trên được đưa ra, chính quyền Bắc Kinh đã bắt giữ 3 trong số 13 công dân Canada kể trên ngay sau khi bà Mạnh bị bắt giữ. Theo lời một quan chức giấu tên từ chính phủ Canada, danh tính 3 người này là Michael Kovrig, Michael Spavor and Sarah McIver. Bà McIver, hiện đang là giáo viên, đã được phóng thích trong khi 2 đối tượng còn lại vẫn tiếp tục bị giam giữ.
Cũng theo lời quan chức trên, có tổng cộng 200 người Canada hiện đang bị giam giữ tại Trung Quốc với nhiều tội danh khác nhau và đều đang phải đối mặt với các tiến trình tố tụng pháp lý.
Ông cho biết con số này thật ra vẫn "tương đối ổn định" và chưa thấm vào đâu nếu so với 900 công dân Canada khác đang bị giam giữ tại Mỹ.
Hiện chính quyền Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.
VIỆT ANH
Theo TPO/Guardian
Tập đoàn Huawei chính thức đệ đơn kiện Chính phủ Mỹ Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc ngày 7/3 đã đệ đơn kiện Chính phủ Mỹ lên tòa án liên bang tại Plano, bang Texas, liên quan một đạo luật trong đó Washington cấm các cơ quan liên bang Mỹ sử dụng thiết bị của tập đoàn này. Trong tuyên bố ngày 7/3, Chủ tịch Huawei Quách Bình nhấn mạnh: "Quốc hội...