Mỹ: Hành khách vô cảm quay cảnh cô gái bị cưỡng hiếp trên tàu điện ngầm
Khoảng 10 hành khách đã làm ngơ, thậm chí rút điện thoại để quay lại cảnh một cô gái bị cưỡng hiếp ngay trên tàu điện ngầm, thay vì can thiệp hay báo cảnh sát.
Một cuộc họp báo trên toa tàu sau vụ tấn công tình dục (Ảnh: AP).
Cảnh sát thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania cho biết, một phụ nữ đã bị tấn công tình dục trên một chuyến tàu điện ngầm khoảng 21h hôm 13/10. Nghi phạm được xác định là Fiston Ngoy, 35 tuổi, một người dân địa phương.
Điều đáng nói là, người phụ nữ bị tấn công tình dục suốt 40 phút, nhưng không có hành khách nào trên toa tàu can thiệp để ngăn chặn.
Cảnh sát trưởng Thomas J. Nestel III của Cơ quan Giao thông Vận tải Đông Nam Pennsylvania (SEPTA) cho biết: “Khoảng 10 người thực sự đã chứng kiến vụ việc”.
Ông cho biết thêm, cảnh sát đã kiểm tra video trích xuất từ camera an ninh để xem liệu có ai bấm điện thoại báo cảnh sát hay không. “Đáng tiếc, những gì chúng tôi nhìn thấy là một số người cầm điện thoại lên như thể đang quay hoặc chụp ảnh lại vụ cưỡng hiếp”.
Video đang HOT
Sau gần một tiếng, một người nào đó mới báo cảnh sát. “Vụ việc có lẽ đã được ngăn chặn sớm hơn nếu hành khách nào đó báo 911″, một phát ngôn viên của SEPTA nói.
Cục Hàng không đề xuất: Chưa tiêm vắc xin vẫn được đi máy bay nếu xét nghiệm âm tính
Hành khách đi máy bay từ địa bàn có dịch cấp độ 4 chỉ cần xét nghiệm âm tính với COVID-19, không buộc phải tiêm đủ liều vắc xin COVID-19.
Hành khách trên chuyến bay của Vietnam Airlines từ TP.HCM ra Hà Nội ngày 12-10 - Ảnh: TUẤN PHÙNG
Đó là đề xuất của Cục Hàng không Việt Nam trong dự thảo quy định tạm thời về tiếp tục triển khai các đường bay nội địa chở khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 vừa trình Bộ Giao thông vận tải ngày 18-10.
Theo quy định thí điểm từ ngày 10 đến ngày 20-10-2021, hành khách đi máy bay phải tiêm đủ liều vắc xin COVID-19, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày, hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng, có kết quả xét nghiệm PCR hoặc xét nghiệm nhanh âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay.
Tuy nhiên, trong dự thảo lần này, điều kiện hành khách đi máy bay được Cục Hàng không đề xuất theo hướng thoáng hơn. Cụ thể:
Hành khách cư trú, lưu trú trước chuyến bay tại địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); hành khách xuất phát từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) chỉ cần có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 (PCR hoặc xét nghiệm nhanh) trong 72 giờ trước thời điểm khởi hành chuyến bay.
Các hành khách khác cần đáp ứng một trong ba điều kiện:
- Có chứng nhận đã tiêm đủ liều vắc xin COVID-19, trong đó liều cuối cùng tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm khởi hành chuyến bay;
- Có giấy chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc có giấy ra viện không quá 6 tháng tính đến thời điểm khởi hành chuyến bay;
- Có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 (PCR hoặc xét nghiệm nhanh) trong 72 giờ trước thời điểm khởi hành chuyến bay.
Hành khách đi máy bay phải thực hiện khai báo y tế theo quy định, hoàn thành bản cam kết và chuyển cho đại diện hãng hàng không khi làm thủ tục hàng không (check-in) tại điểm xuất phát theo mẫu; hành khách không được tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng, mất vị giác...
Kết thúc chuyến bay, trong quá trình di chuyển từ sân bay về nơi cư trú, lưu trú, hành khách luôn thực hiện 5K, sử dụng ứng dụng PC-COVID, hạn chế dừng và không tiếp xúc nơi đông người.
Hành khách chủ động thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú, lưu trú; tự theo dõi sức khỏe và thực hiện theo quy định cụ thể của từng địa phương về các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 kể từ ngày về địa phương.
Cục Hàng không cũng đề xuất kế hoạch khai thác từ ngày 21-10 đến 30-11-2021 theo hướng tăng tần suất các chuyến bay thay vì 1 chuyến khứ hồi/ngày trên mỗi đường bay như hiện nay.
Cụ thể, đường bay Hà Nội - TP.HCM, Hà Nội - Đà Nẵng, Đà Nẵng - TP.HCM và ngược lại khai thác không quá 6 chuyến hằng ngày mỗi chiều từ 21-10 đến 14-11-2021 và tăng lên không quá 7 chuyến hằng ngày mỗi chiều từ 15 đến 30-11-2021.
Các đường bay khác khai thác không quá 4 chuyến hằng ngày mỗi chiều.
Tần suất khai thác của mỗi hãng hàng không trên từng chặng bay sẽ được tăng thêm 1 chuyến bay/ngày vào các thời điểm ngày 1-11 và 15-11 nếu hệ số sử dụng ghế trung bình trên chặng bay đó của toàn bộ các hãng hàng không trong vòng 7 ngày trước đó đạt từ 75% trở lên.
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày áp dụng, Cục Hàng không Việt Nam đánh giá tình hình kiểm soát dịch bệnh tại các địa phương và trên cả nước để đề xuất phương án điều chỉnh tần suất khai thác phù hợp.
TP.HCM: Từ ngày 16-10, tuyến buýt sông số 1 hoạt động trở lại Ông Nguyễn Kim Toản - tổng giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật - cho biết tuyến buýt sông số 1 (Bạch Đằng - Linh Đông) sẽ hoạt động lại vào ngày 16-10 phục vụ hành khách đi lại. Chuyến buýt sông đầu tiên chạy lại sau 4 tháng tạm ngưng sẽ khởi hành vào 8h30 sáng 16-10 - Ảnh: QUANG ĐỊNH Chuyến...