Mỹ hành động nóng tại Biển Đông: Trung Quốc đang run?
Những hoạt động của quân đội Mỹ trên Biển Đông chỉ châm ngòi cho những căng thẳng” – Đại sứ quán Trung Quốc Chu Hải Quyền nói
Mỹ hành động nóng tại Biển Đông: Trung Quốc đang run?
Trung Quốc đưa ra “lời cảnh báo” Mỹ
Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ ngày 9/6 đã bác bỏ lập luận của xã luận đăng trên tờ “Wall Street Journal” hôm 3/6
Đồng thời, Trung Quốc cho rằng việc bài báo này kêu gọi quân đội Mỹ phản ứng mạnh mẽ hơn đối với vấn đề Biển Đông là “thiếu thận trọng và đáng báo động”.
Theo Tân Hoa Xã, trong bức thư gửi tòa soạn báo trên, người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc Chu Hải Quyền nhấn mạnh:
“Những hoạt động của quân đội Mỹ trên Biển Đông chỉ châm ngòi cho những căng thẳng. Những động thái mà xã luận trên đề xuất thậm chí còn thiếu thận trọng và đáng báo động hơn”.
Được biết, bức thư này đã được đăng trên trang web của “Wall Street Journal” hôm 9/6 và sẽ xuất hiện trên bản in trong ngày 10/6.
Trong số ra ngày 3/6, tờ Wall Street Journal đã đăng bài xã luận mang tiêu đề “Thách thức Biển Đông”. Trong bài này, Wall Street Journal đã kêu gọi Hải quân Mỹ gia tăng mạnh về tần suất cũng như quy mô của các hoạt động tự do hàng hải, để ứng phó trước việc Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở La Haye (Hà Lan).
Dự kiến phán quyết về vụ kiện tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Philippines sẽ được PCA đưa ra vào tháng 6 này. Theo các chuyên gia dự đoán, kết quả cuối cùng sẽ có lợi đối với Philippines.
Video đang HOT
Kết quả cuối cùng của PCA sẽ có lợi đối với Philippines?
Thế nhưng, trong những tuyên bố gần đây của Phó Tổng Tham mưu trưởng quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) Tôn Kiến Quốc tại Đối thoại Shangri-La thể hiện rằng, dường như Trung Quốc không hề quan tâm đến kết quả của PCA. Ông Tôn nhấn mạnh:
“Một mặt, chúng tôi nhận thấy rằng một số nước áp dụng luật pháp quốc tế chỉ khi nào họ cảm thấy họ được hưởng lợi. Mặt khác, thông qua đó, họ (Mỹ) muốn hỗ trợ các đồng minh của họ chống lại Trung Quốc”
Ông này còn lớn tiếng rằng, Mỹ đang quân sự hóa khu vực và: “Trung Quốc phản đối những hành vi như vậy. Chúng tôi không gây ra rắc rối, nhưng chúng tôi không sợ rắc rối”
Đáp trả lại tuyên bố ngang ngược từ phía Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter nhận định, Trung Quốc có nguy cơ phải chịu rủi ro khi xây dựng “Trường Thành tự cô lập” bằng hành động bành trướng quân sự ở các vùng biển có tranh chấp.
Ông Ash Carter cũng cảnh báo Trung Quốc về hành vi khiêu khích của nước này ở Biển Đông và cho rằng bất kỳ hành động nào của Trung Quốc nhằm cải tạo bãi cạn Scarborough trên vùng biển tranh chấp sẽ dẫn tới nhiều hậu quả.
Ông Carter nói: “Tôi hy vọng việc này sẽ không xảy ra, bởi nó sẽ dẫn tới việc Mỹ và các nước khác trong khu vực tiến hành các hành động sẽ không chỉ làm gia tăng căng thẳng mà còn gây cô lập Trung Quốc. Mỹ sẽ vẫn là quân đội hùng mạnh nhất và là nhân tố chính yếu đảm bảo an ninh khu vực trong nhiều thập kỷ tới – và điều này là không thể nghi ngờ”.
Như vậy, trước những động thái không mấy tích cực từ phía Trung Quốc, luận điểm mà tờ Wall Street Journal nêu trong bài xã luận “Thách thức Biển Đông” được coi là hợp lý trong chiến lược bảo vệ quyền lợi của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương nói chung, vùng biển Đông và đồng minh Philippines nói riêng.
Mỹ bắt đầu hành động
Việc Trung Quốc bác bỏ lập luận của bài “Thách thức biển Đông” đăng trên tờ Wall Street Journal hôm 3/6 diễn ra ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố rằng:
“Nếu Trung Quốc vẫn ngang ngược thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, đó sẽ là một hành động khiêu khích và gây mất ổn định của Bắc Kinh.”
Tàu sân bay USS John C. Stennis (CVN-74) đang hoạt động trên Biển Đông
Song song với đó, thông tin từ giới chức quân sự Mỹ ngày 7/6 cho biết, Tư lệnh Các chiến dịch Hải quân của nước này, Đô đốc John Richardson, cuối tuần qua đã tới thăm tàu sân bay USS John C. Stennis (CVN-74) đang hoạt động trên Biển Đông.
Tờ “Thời báo Hải quân” của Mỹ cũng tiết lộ rằng, ngoài tàu CVN-74, Mỹ có kế hoạch đưa chiếc tàu sân bay thứ 2 tới hoạt động ở Biển Đông, đó là tàu USS Ronald Reagan (CVN-76).
Dự kiến, hai siêu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân này sẽ có chung khoảng thời gian hoạt động ở Biển Đông trước khi chiếc CVN-74 đi Hawaii tham gia diễn tập Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC).
Có thể thấy, trước những hành động mang tính chất cứng rắn từ phía Mỹ trong việc giải quyết tranh chấp về lãnh thổ trên biển Đông đang khiến Trung Quốc phải quan ngại.
Giới chuyên gia nhận định, việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự tại Biển Đông có thể sẽ làm hạn chế những hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa của Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough (Philippines); đảo Phú Lâm (Hoàng Sa,Việt Nam); Đá Chữ Thập (Trường Sa, Việt Nam), trước khi Trung Quốc thực hiện được ý đồ thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
Đồng thời, đây cũng được coi là lời “nhắc nhở” của Mỹ đối với Trung Quốc trong việc tôn trọng phán quyết của PCA.
Theo Phụ nữ TPHCM
Trung Quốc đơn độc tại Shangri-La
Cuộc đối thoại thường niên Shangri-La năm nay khép lại với sự đơn độc của Trung Quốc, quốc gia đang hung hăng tiến hành các hoạt động bồi đắp tôn tạo các đảo nhân tạo cũng như quân sự hóa trên Biển Đông.
Dù có tỏ ra cởi mở nhưng tướng Tôn Kiến Quốc (quân phục trắng) vẫn bị nhiều đại diện các nước dự Đối thoại Shangri-La ngoảnh mặt
Diễn ra từ ngày 3 đến 5-6 tại Singapore, Đối thoại Shangri-La năm nay bao phủ bởi nỗi lo lắng sâu sắc trước những mối đe dọa mà Trung Quốc gây ra cho hòa bình, an ninh và ổn định khu vực nói chung cũng như tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông nói riêng.
Đại đa số các phát biểu tại Đối thoại Shangri-La năm 2016 đã tập trung vào việc làm rõ những hành động đơn phương gây căng thẳng của Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian gần đây cũng như những hệ lụy khôn lường của nó.
Mạnh mẽ nhất là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khi ông lên tiếng cảnh báo Trung Quốc có thể dựng lên "Vạn Lý Trường Thành tự cô lập" nếu tiếp tục có những hành động khiêu khích trên biển, trên không và không gian mạng. Ông Carter đặc biệt nhấn mạnh, "Mỹ sẽ hành động" nếu Trung Quốc có bất kỳ hành động nào nhằm thay đổi nguyên trạng bãi cạn Scarborough vốn do Philippines kiểm soát trước đây và mới bị Bắc Kinh kiểm soát từ năm 2012.
Điều đáng nói là đáp lại sự lo ngại và chỉ trích này, Trung Quốc, hệt như sự ngang ngược của mình trên Biển Đông lại có những phát biểu không thể chấp nhận tại Đối thoại Shangri-La. Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Tôn Kiến Quốc tuyên bố khiến người ta phải ngỡ ngàng rằng, vấn đề Biển Đông trở nên quá nóng là do "những hành động gây hấn của một số quốc gia nhằm vụ lợi cho riêng mình"(?!). Tướng Tôn Kiến Quốc cũng lợi dụng diễn đàn này để "tố" ngược Philippines đâm đơn kiện Bắc Kinh ra Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) "dưới chiêu bài luật pháp quốc tế".
Chính vì thế, không chỉ thống nhất lập trường trong việc lên tiếng chỉ trích những hành động quân sự hóa hung hăng, gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, nhiều quốc gia tham dự Đối thoại Shangri-La 2016 đã biểu thị sự đoàn kết trước tham vọng độc chiếm vùng biển chiến lược này của Bắc Kinh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter khẳng định, "các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông đang cô lập họ, vào đúng lúc toàn khu vực đang xích lại gần nhau", đồng thời cảnh báo "nếu các hành động này tiếp diễn, kết quả là Trung Quốc tự xây một bức Vạn Lý Trường Thành cô lập mình".
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein đã nhấn mạnh tới sự đoàn kết, thống nhất giữa các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông, trước hết là các thành viên Hiệp hội có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, bởi nếu không sẽ bị "các cường quốc gạt ra ngoài cuộc chơi".
Lên tiếng tại diễn đàn đối thoại này, Thượng tướng Bùi Văn Nam - Thứ trưởng Bộ Công an nêu rõ, Việt Nam cam kết tham gia tích cực cùng các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế nhằm tăng cường đảm bảo an ninh khu vực thông qua các diễn đàn khu vực và quốc tế như Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM), ADMM , Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF)... tiếp tục phát huy sự đồng thuận có tính trung tâm của ASEAN trong vấn đề Biển Đông.
Theo_An ninh thủ đô
Biển Đông căng thẳng, Mỹ và Trung Quốc liên tiếp "dằn mặt" The Diplomat (Nhật Bản) cho rằng, có thể Trung Quốc chỉ muốn ngăn chặn việc Mỹ tiếp tục tuần tra Biển Đông, hoạt động mà theo Bắc Kinh là nhằm quân sự hóa vùng biển tranh chấp. Cả Washington và Bắc Kinh đều đã chơi trò răn đe lẫn nhau để ngăn chặn trước hành vi của đối phương. Ngày 1/6 vừa qua,...