Mỹ: Hàng triệu bom bia không biết đổ bỏ đi đâu vì COVID-19
Dịch COVID-19 đã chặn đứng cánh cửa tiêu thụ bia tại các sân vận động, các phòng hòa nhạc, nhà hàng và quán bar. Các nhà sản xuất bia của Mỹ vốn phải gánh chịu những tổn thất lớn đang loay hoay tìm kiếm lối ra.
Các bom bia từ nhà máy Montauk Brewing được chuyển đến cơ sở Better Man Distilling
để chế thành nước rửa tay. Ảnh: WSJ
Hàng triệu gallon bia được trữ tại các sân vận động, phòng hòa nhạc, nhà hàng, quán bar đã bị hỏng, đẩy ngành công nghiệp bia của Mỹ đối mặt với một thực tế tệ hại: Phải xử lý số bia này ra sao khi không còn ai động tới?
Đại dịch COVID-19 khiến các quán bar tại Mỹ phải đóng cửa hai tuần ngay trước hai dịp tiêu thụ bia nhiều nhất trong năm: Ngày thánh Patrick và lễ khai mạc giải vô địch bóng rổ các trường Đại học. Số bia dự định phục vụ những sự kiện này giờ nằm chết trong các kho, các nhà sản xuất bia đang phải tìm cách đi thu lại bom để chuẩn bị cho chu kỳ sản xuất mới khi lệnh phong tỏa được rỡ bỏ. Họ sẽ phải bỏ đi số bia kia, vì bia tươi là sản phẩm có hạn dùng ngắn, chỉ từ hai đến sáu tháng. Craig Purser, Giám đốc điều hành Hiệp hội bán lẻ bia quốc gia (NBWA) cho biết, đây là lần đầu tiên ngành bia tươi của Mỹ gặp phải tình cảnh này, với mức độ đứt gãy tiêu thụ diễn ra ở tất cả mọi nơi.
Video đang HOT
Các ngành công nghiệp khác đang đau đầu trước câu hỏi xử lý ra sao nguồn cung dư thừa trong bối cảnh kinh tế toàn cầu lún sâu vào suy thoái, dịch COVID-19 lây lan khắp toàn cầu. Các nông trại đang phải đổ bỏ sữa, các hãng hàng không đua nhau tìm kiếm sân đỗ máy bay. Các nhà giao dịch hàng hóa mỏi mắt tìm kiếm các siêu tàu chở dầu với mong ước có chỗ cất trữ. Còn vấn đề với ngành bia của Mỹ là cần phải làm gì với khoảng 10 triệu gallon bia – số liệu mới chỉ tính đến tháng 3, đã bị hư hại, không còn dùng được. Đó là chưa kể đến số bia vẫn bị kẹt lại trong kho của các nhà phân phối, bia đang trên đường từ các nước khác đổ vào Mỹ và bia tại các nhà máy. NBWA ước tính, lượng bia tồn và bia hỏng có thể khiến ngành công nghiệp bia của Mỹ thiệt hại khoảng 1 tỉ USD.
Đổ bỏ số bia này không phải là một giải pháp. Những điều khoản luật về môi trường quy định không nên xả một lượng lớn bia vào sông hay mương nhánh, vì nó làm thay đổi độ cân bằng pH, giảm oxygen trong nước và tạo vi khuẩn có hại. Nhưng ngay cả khi được phép làm vậy, các nhà sản xuất và phân phối bia sẽ phải tiếp cận hàng nghìn các địa điểm bị phong tỏa, lôi các bom bia nặng trịch ra khỏi hầm, xếp ngay ngắn, an toàn lên xe tải và chở đi đổ, rồi lại mang bom về. Hãng bia MicroStar, với hơn 1.000 khách hàng là các nhà sản xuất bia tươi nhỏ, lên kế hoạch xử lý bằng cách trộn bia với chất phá bọt, trung hòa độ pH trước khi gửi tới các cơ quan quản lý nguồn nước để xét nghiệm, xử lý, rồi mới có thể đổ ra sông, mương nhánh.
Những nhà sản xuất bia hơi, các hãng chủ sở hữu bom bia cho biết họ muốn các bom đựng bia có giá từ 100-120 USD/bom này được trả lại càng nhanh càng tốt, đề phòng trường hợp bắt buộc phải làm các thủ tục tuyên bố phá sản.
Một số hãng bia đã khởi động chiến lược xử lý bia quá hạn. Hãng Boston Beer, chủ sở hữu của thương hiệu Samuel Adams thực hiện việc tái chiết tách ethanol có trong bia để dùng cho xăng nhiên liệu, bán cho đối tượng tiêu thụ khác. Tại New York, hãng Montauk Brewing và Blue Point Brewing lại có cách làm khác, thay đổi hình thức đóng gói, đóng bia tươi vào can để có thể bán tại các quán rượu hay cửa hàng tạp hóa – những nơi mà nhu cầu tiêu thụ bia vẫn còn khá mạnh. Họ cũng đang chuyển số bia hết hạn, hoặc không thể phân phối được, đến nhà máy chiết xuất Better Man Distilling để chế thành nước rửa tay. Theo cơ sở này, quá trình xử lý để cho ra dung dịch sát khuẩn tuy thu được ít ethanol hơn so với việc chiết tách từ ngô, nhưng có ưu điểm là nhanh chóng hơn.
Hoài Thanh
Nuôi 5 con trong hoàn cảnh nghèo khó, người mẹ vẫn may khẩu trang miễn phí tặng người dân
Tuy không giàu có, thậm chí còn có hoàn cảnh khó khăn nhưng hành động của người phụ nữ này vẫn khiến rất nhiều người cảm phục.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ tại nhiều quốc gia, rất nhiều nơi đã rơi vào tình trạng khan hiếm và thiếu thốn vật tư y tế, những đồ dùng cần thiết cho việc phòng chống dịch bệnh như khẩu trang, nước rửa tay... Nhu cầu sử dụng lớn đã biến những mặt hàng này trở thành thiết yếu. Rất nhiều người dân đổ xô tới các hiệu thuốc, siêu thị nhưng phải trở về tay không vì không thể mua được thứ đồ mình cần.
Nhận thấy tình trạng này, một bà nội trợ có tên Haidah Abdullah, sống tại khu Kampung Bukit Gajah, Jalan Industri, huyện Gua Musang, bang Kelantan, Malaysia, đã quyết định tự may khẩu trang để tặng cho người dân.
Dù không giàu có nhưng cô Haidah vẫn quyết định may khẩu trang tặng cho người dân.
Bằng chiếc máy may có sẵn trong nhà, cô Haidah đã tự khâu khẩu trang để giúp đỡ những người cần dùng tới nó sau khi lệnh cách ly và phong tỏa của chính phủ được ban hành. Cô Haidah cho biết, cô đã khâu được 200 chiếc mặt nạ và dự định sẽ tặng nó miễn phí cho người dân.
Cô Haidah bắt đầu công việc tốt bụng này của mình từ ngày 21/3 vừa qua sau khi nghe thông tin từ các phương tiện truyền thông xã hội, rằng người dân không thể mua được khẩu trang do tình trạng khan hiếm và nhu cầu tăng cao.
"Tôi đã may được 100 chiếc khẩu trang hoàn chỉnh. Còn 100 chiếc khẩu trang nữa vẫn đang trong quá trình hoàn thành trước khi tôi đem tặng chúng miễn phí", cô Haidah chia sẻ. Người phụ nữ này cũng cho biết, hành động của cô không chỉ đơn thuần là muốn giúp đỡ những người xung quanh khi dịch bệnh bùng phát mà còn là một cách để trả ơn cộng đồng và chính quyền, những người đã từng giúp đỡ cô khi gia đình cô lâm vào hoàn cảnh khó khăn.
Trước đó, cô Haidah là một bà mẹ phải nuôi 5 đứa con nhỏ trong một ngôi nhà tồi tàn và nghèo khó. Sau đó, các tổ chức phi chính phủ cùng với cộng đồng đã giúp đỡ cho cô cải thiện cuộc sống bằng cách quyên góp một số tiền nhỏ, mua tặng cô Haidah một chiếc máy may để cô có công việc ổn định hơn, có điều kiện kinh tế để chăm sóc bản thân và các con.
WHO khẳng định uống rượu không ngừa COVID-19 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định thông tin cho rằng uống rượu (alcohol) giúp tiêu diệt virus SARS-CoV-2 là không đúng. WHO khẳng định thông tin cho rằng uống rượu (alcohol) giúp tiêu diệt virus SARS-CoV-2 là không đúng Ảnh minh họa: Shutterstock Theo WHO: "Phun cồn hoặc chlorine khắp cơ thể không tiêu diệt được SARS-CoV-2, vì virus Corona...