Mỹ – Hàn tái hiện trận chiến đẫm máu với quân đội Triều Tiên
Để kỷ niệm 66 năm Chiến tranh Triều Tiên, hôm 22/9, quân đội Mỹ và Hàn Quốc đã tổ chức tập trận ở Waegwan, tái hiện trận chiến sông Nakdong, trận đánh đẫm máu giúp Hàn Quốc xoay chuyển cục diện chiến trường trước quân đội Triều Tiên.
Chiến tranh Triều Tiên, hay còn gọi là Cuộc chiến bị Lãng quên, nổ ra ngày 25/1/1950, khi 75.000 lính Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (DPRK) băng qua vĩ tuyến 38 ngăn cách giữa hai miền để xâm lược Hàn Quốc (ROK).
Liên quân Liên Hợp Quốc do Mỹ đứng đầu quyết định can thiệp và hỗ trợ quân đội Hàn Quốc. Sau ba năm giao chiến với khoảng 5 triệu người thiệt mạng, hai nước cuối cùng quyết định ký một hiệp định ngừng bắn kéo dài đến ngày nay. Ảnh: AP
Trong cuộc tập trận tái hiện trận đánh Nakdong, lính Hàn Quốc mặc quân phục và mang cờ để đóng vai binh sĩ Triều Tiên. Trước khi trận đánh Nakdong diễn ra, quân đội Hàn Quốc và liên quân Liên Hợp Quốc bị dồn tới sát mũi phía đông nam bán đảo Triều Tiên hay còn gọi là “vùng ngoại ô Pusan”. Ảnh: US Army.
Trận chiến phòng ngự ở sông Nakdong được coi là trận đánh xoay chuyển cục diện trong Chiến tranh Triều Tiên. Hai sư đoàn Triều Tiên đã gần như bị xóa sổ trong trận đánh này. Trong ảnh, lính Mỹ mặc áo xanh giao tranh với quân Triều Tiên. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Để ngăn quân đội Triều Tiên tiến sâu trong lãnh thổ Hàn Quốc khi đó, cây cầu đường sắt bị phá hủy. Ảnh: US Army
Sông Nakdong là một vị trí rất quan trọng bởi đây là đường ranh giới tự nhiên ngăn quân đội Triều Tiên tiến đánh tới thành phố Deagu của Hàn Quốc. Ảnh: US Army.
Nơi đây cũng được xem như tuyến phòng thủ cuối cùng của quân đội liên minh sau những lần rút lui liên tiếp trước đó. Trong ảnh, một xe tăng Mỹ khai hỏa. Ảnh: Britannica.
Ngày 17/1/1950, tại một ngọn đồi gần đó, 41 tù binh Mỹ bị bắn chết bên một khe núi trong tư thế bị trói tay sau lưng, khi quân đội Triều Tiên rút lui. Ảnh: US Senate Committee on Government Operations
“Bảo vệ phòng tuyến Nakdong hoặc chết…” là câu nói tướng Walton Walker, tổng tư lệnh quân đoàn 8 của Mỹ, nhắc lại nhiều lần. Ảnh: AP. Ngày 19/9/1950, lính Triều Tiên rút khỏi ngoại ô Pusan, và liên quân Mỹ – Hàn bắt đầu phản công, đẩy lui đối phương qua biên giới.
Những năm trước, sự kiện này được tổ chức với trên 1.500 cựu binh Chiến tranh Triều Tiên cùng 20.000 quân nhân và dân thường tham dự.
Chiến tranh Triều Tiên cũng là cuộc chiến đầu tiên của các tiêm kích phản lực. Trong ảnh, một máy bay Hàn Quốc bắn pháo sáng. Ảnh: CNN.
Trong trận đánh Nakdong, 1.120 lính Mỹ đã thiệt mạng. Tính đến tháng 6/2016, hơn 7.800 lính Mỹ vẫn còn mất tích trong quá trình tham chiến ở bán đảo Triều Tiên. Ảnh: CNN.
“Nếu phải chọn ra bối cảnh tồi tệ nhất thế giới cho cuộc chiến này…đó chắc chắn là Hàn Quốc”, cựu ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson từng nói. Ảnh: US Department of Defense.
Duy Sơn
Theo BI
Triều Tiên dọa bắn thiết bị chiếu sáng của lính Mỹ và Hàn Quốc
Triều Tiên cáo buộc lính Mỹ và Hàn Quốc "cố tình khiêu khích" bằng cách chiếu đèn vào vị trí gác của binh sĩ nước này tại làng Panmunjom kể từ tối 26/8.
Lính Triều Tiên (phía sau) quan sát khi lính Hàn Quốc và Mỹ đứng gác tại làng Panmunjom năm 2014. Ảnh: AP
"Đèn chiếu về hướng quân đội Triều Tiên là hành vi khiêu khích không thể chấp nhận được và nó sẽ là mục tiêu của những cú bắn chuẩn xác không khoan nhượng", người đứng đầu an ninh của Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) tại Panmunjom, hôm nay nói.
KPA cho rằng hành vi chiếu đèn đe dọa nghiêm trọng sự an toàn của lính Triều Tiên và làm gián đoạn hoạt động giám sát bình thường của họ. Họ cho rằng hành vi này làm tăng thêm sự giận dữ của binh sĩ KPA, tại thời điểm bán đảo Triều Tiên đang trên "bờ vực chiến tranh", do cuộc tập trận quân sự chung thường niên giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hiện chưa bình luận về vụ việc.
Quân đội Triều Tiên đưa ra tuyên bố vài giờ sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án mạnh mẽ 4 vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên trong tháng 7 và tháng 8.
Panmunjom (Bàn Môn Điếm), cách Seoul khoảng 55 km về phía bắc, nằm trong khu phi quân sự (DMZ) - vùng đệm rộng 4 km chạy dọc theo biên giới ngăn cách hai miền bán đảo Triều Tiên. Seoul và Bình Nhưỡng năm 1953 ký kết thỏa thuận ngừng bắn tại Panmunjom. Về lý thuyết, hai bên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh vì họ chưa ký hiệp ước hòa bình.
Phương Vũ
Theo VNE
Quân đội Triều Tiên báo động mức cao nhất Quân đội Triều Tiên vừa nâng báo động lên mức cao nhất, nhằm phản ứng trước cuộc tập trận chung thường niên giữa Mỹ và Hàn Quốc. Binh sĩ Triều Tiên tại làng biên giới Panmunjeom (Bàn Môn Điếm). Ảnh: AP Yonhap dẫn lời một nguồn tin chính phủ Hàn Quốc hôm qua cho biết mức báo động năm nay cao hơn năm...