Mỹ – Hàn Quốc tập trận bắn đạn thật gần biên giới Triều Tiên
Dù căng thẳng ở biên giới liên Triều đã được giải quyết nhưng Hàn Quốc vẫn tổ chức một cuộc tập trận bắn đạn thật với Mỹ ở gần khu vực phi quân sự để đề phòng một cuộc xâm chiếm có thể xảy đến từ bên kia biên giới.
Quân đội Hàn Quốc tập trận bắn đạn thật với Mỹ – Ảnh: AFP
Quân đội Mỹ và Hàn Quốc ngày 28.8 bắt đầu cuộc tập trận chung với mục tiêu tấn công được giả định là quân đội Triều Tiên.
AFP cho hay đây là cuộc tập trận chung lớn nhất từ trước đến nay của Mỹ và Hàn Quốc, diễn ra ở thị trấn Pocheon, cách Khu phi quân sự chia cắt Hàn Quốc và Triều Tiên khoảng 20 km. Cuộc tập trận huy động 3.000 binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc, với 100 xe tăng và thiết giáp, 120 súng cối, 45 trực thăng và 40 chiến đấu cơ.
“Nói về số lượng binh lính và vũ khí được huy động thì đây là cuộc tập trận bắn đạn thật lớn nhất của Hàn Quốc, kể cả tập trận độc lập và chung với Mỹ”, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói với AFP.
Cuộc tập trận bao gồm nhiều giai đoạn, bắt đầu bằng một sự khiêu khích giả định từ phía Triều Tiên, theo sau là gia tăng căng thẳng và đỉnh điểm là đối đầu phản công giữa 2 bên. Cuộc tập trận còn giả định phương án Triều Tiên đưa quân vượt biên giới xâm chiếm Hàn Quốc.
Đây là cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay giữa quân đội Hàn Quốc và Mỹ – Ảnh: AFP
Video đang HOT
Tuy nhiên, liên quân Mỹ – Hàn đã đánh bại quân của Triều Tiên, còn vượt biên giới tấn công vào các cơ sở tên lửa, chỉ huy và các điểm trọng yếu gần Bình Nhưỡng, theo phương án diễn tập của Mỹ và Hàn Quốc.
Việc giả định này xuất phát từ cuộc xung đột biên giới liên Triều hồi tuần qua, nhưng đã được giải quyết bằng một thỏa thuận hồi 25.8.
Cuộc tập trận diễn ra trước sự chứng kiến của 2.000 khách tham dự. Tổng thống Park Geun-hye và các tướng lĩnh của Mỹ và Hàn Quốc cũng có mặt để xem cuộc tập trận này.
Hiện có gần 30.000 quân Mỹ đồn trú tại Triều Tiên, theo AFP.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên 'hạ nhiệt' nhờ Trung Quốc can thiệp?
Trung Quốc đã gây áp lực lên Triều Tiên, buộc lãnh đạo nước này phải xuống thang, chấm dứt gây căng thẳng tưởng chừng có thể nổ ra chiến tranh ở biên giới liên Triều vừa qua.
Trung Quốc gây sức ép, buộc Triều Tiên xuống thang trong căng thẳng biên giới liên Triều - Ảnh minh họa: Reuters
Trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 28.8 trích nguồn từ Phương Đông Nhật báo (Hồng Kông) cho rằng Triều Tiên đồng ý ký thỏa thuận với Hàn Quốc sau 5 ngày căng thẳng leo thang ở biên giới là do sức ép ngoại giao từ Trung Quốc.
Lãnh đạo Kim Jong-un ban đầu rất quyết liệt khi tuyên bố Triều Tiên trong tình trạng "sắp có chiến tranh" với Hàn Quốc, tuy nhiên sau đó Bình Nhưỡng đồng ý đàm phán với Seoul để giải quyết xung đột biên giới.
Sau 3 ngày đàm phán, rạng sáng 25.8, hai bên đạt được thỏa thuận 6 điểm, trong đó Triều Tiên tuyên bố lấy làm tiếc về việc các binh sĩ Hàn Quốc bị thương trong vụ nổ mìn ở Khu phi quân sự (DMZ) dọc biên giới vừa qua; Hàn Quốc sẽ ngừng chiến dịch tuyên truyền bằng loa phóng thanh chống Bình Nhưỡng trong khi Triều Tiên đồng ý bãi bỏ tình trạng chuyển quân đội sang trạng thái sắp có chiến tranh.
Phương Đông Nhật báo cho rằng Bắc Kinh đã gây sức ép lên Bình Nhưỡng; nhưng tờ báo không nói rõ Trung Quốc can thiệp như thế nào về mặt ngoại giao để ngăn cuộc "leo thang" của Bình Nhưỡng. Bất kể sự can thiệp đó là gì, Want China Times cho rằng Bắc Kinh rất hài lòng với thỏa thuận đạt được giữa hai miền Triều Tiên và thúc giục hai bên tiếp tục đàm phán để duy trì hòa bình và an ninh ở khu vực biên giới 2 nước.
Trong khi đó, chuyên san The Diplomat hôm 27.8 đăng bài nhận định của ông Adam Cathcart, sáng lập viên trang SinoNk.comchuyên đăng tải thông tin về quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên, cho rằng Trung Quốc đã có những tác động lên Triều Tiên và đã ra tay dàn xếp vụ xung đột ở biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
Chuyên gia nghiên cứu về lịch sử Trung Quốc ở Đại học Leeds (Anh) này dẫn lại một bài xã luận của Hoàn Cầu Thời báo nói rằng Trung Quốc không hài lòng về cách ứng xử của Triều Tiên trong vụ "loa tuyên truyền biên giới" của Hàn Quốc. Trung Quốc cũng cảm thấy khó chịu việc chính quyền của ông Kim Jong-un "làm ngơ" trước yêu cầu của Bắc Kinh, vẫn tiếp tục gây căng thẳng ở biên giới chỉ vì "cái loa".
"Nếu Triều Tiên không đếm xỉa đến yêu cầu của Trung Quốc, Trung Quốc buộc phải thực thi trách nhiệm của một cường quốc tiếp giáp với bán đảo Triều Tiên", ông Cathcart dẫn lại bài xã luận trên Hoàn Cầu Thời báo trong bài nhận định của mình trên The Diplomat. "Trung Quốc chắc chắn không cho phép bất kỳ nước nào gây rối trước cửa nhà mình", ông này viết tiếp.
Trung Quốc không cho phép nước nào "gây rối trước cửa nhà mình", đặc biệt trong bối cảnh sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Thế chiến thứ hai diễn ra tại quảng trường Thiên An Môn đang đến gần - Ảnh: Reuters
Theo ông Cathcart, những tác động của Bắc Kinh lên Triều Tiên có tác dụng, được thể hiện ở tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngay sau khi Triều Tiên và Hàn Quốc đạt được thỏa thuận. Tuyên bố cho biết đại diện Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ tham giacuộc duyệt binh của Bắc Kinh vào tuần tới nhân 70 năm kết thúc Thế chiến thứ hai.
Theo đó, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Bí thư đảng Lao động Triều Tiên Choe Ryong-hae sẽ tham dự cuộc duyệt binh. Sự hiện diện của ông Choe được ông Cathcart nhận định là dấu hiệu tốt cho cả cuộc đàm phán 6 bên liên quan đến chương trình hạt nhân của Triều Tiên, bị gián đoạn từ nhiều năm nay do "sự bất thường" của Bình Nhưỡng.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Kim Jong-un: Sức mạnh quân đội Triều Tiên giúp đạt thỏa thuận với Hàn Quốc Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gọi thỏa thuận với Hàn Quốc là một dấu mốc mở đường cho việc xoa dịu căng thẳng quân sự và cải thiện mối quan hệ 2 miền. Ông Kim cũng nói rằng thỏa thuận đạt được là nhờ sức mạnh của quân đội Triều Tiên. Lãnh đạo Kim Jong-un trong cuộc họp khẩn với Quân...