Mỹ – Hàn chia sẻ thông tin chống tàu ngầm Triều Tiên
Mỹ và Hàn Quốc nhất trí chia sẻ thông tin về môi trường dưới nước ở khu vực biển Triều Tiên, nhằm đối phó với mối đe doạ quân sự đang lớn dần từ tàu ngầm nước này.
Lãnh đạo Triều Tiên theo dõi màn phóng thử tên lửa từ tàu ngầm chiến lược. Ảnh:Reuters
Tại một cuộc họp của uỷ ban liên quan đến tàu ngầm hồi tháng 6, hai nước đồng minh thảo luận về cách thức phân tích thông tin dưới nước, ở vùng biển hai bên bán đảo Triều Tiên và chia sẻ thông tin với nhau,Yonhap dẫn lời một quan chức quân sự Hàn Quốc hôm nay nói.
Vùng biển được dự tính chia sẻ thông tin song phương bao gồm lãnh hải Hàn Quốc cũng như vùng biển quanh Sinpo, căn cứ tàu ngầm chính của Triều Tiên. Đây là cảng nhà của chương trình tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Gorae, nằm ở tỉnh Hamkyung, đông bắc Triều Tiên.
Video đang HOT
“Môi trường dưới nước liên quan đến chiến dịch quân sự bao gồm các đặc điểm địa hình, nhiệt độ nước, độ sâu, dòng chảy thủy triều… Việc phân tích tổng thể các đặc điểm này sẽ giúp định vị được các động thái của tàu ngầm Triều Tiên và các vụ xâm nhập có thể có vào vùng biển Hàn Quốc”, quan chức nói.
Ở biển Hoàng Hải, đặc biệt là gần Đường ranh giới phía bắc, Seoul và Washington sẽ đẩy mạnh giám sát và phân tích thông tin nhằm xác định tàu ngầm Triều Tiên có xâm nhập hay không.
Triều Tiên hôm 24/8 phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm ở ngoài khơi bờ biển phía đông. Tên lửa được phóng về phía Nhật Bản, bay khoảng 500 km và rơi xuống vùng biển dưới vùng nhận dạng phòng không Nhật. Đây là hành trình bay dài nhất của tên lửa Triều Tiên thuộc loại này.
Trọng Giáp
Theo VNE
Liên Hợp Quốc lên án 4 vụ phóng tên lửa đạn đạo Triều Tiên
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án mạnh mẽ các vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, gọi đây là sự vi phạm trắng trợn lệnh cấm.
Tàu ngầm Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo. Ảnh: KRT
Theo AP, tuyên bố do tất cả 15 nước thông qua hôm qua lên án thực tế rằng các hoạt động liên quan đến tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đang góp phần phát triển các hệ thống phóng vũ khí hạt nhân, gây căng thẳng. 4 vụ phóng của Triều Tiên bị Liên Hợp Quốc lên án diễn ra vào tháng 7 và tháng 8.
Tuyên bố chung do Mỹ thảo, được sự hậu thuẫn của Trung Quốc, đồng minh chính của Bình Nhưỡng. Các thành viên nhất trí "tiếp tục theo dõi sát tình hình và thực hiện thêm biện pháp cụ thể", tuyên bố cho biết. Hội đồng Bảo an cũng kêu gọi các nước thành viên Liên Hợp Quốc "nỗ lực gấp đôi" trong việc trừng phạt Triều Tiên sau các vụ thử tên lửa.
Triều Tiên đã hứng chịu 5 đợt trừng phạt của Liên Hợp Quốc kể từ khi bắt đầu thử thiết bị hạt nhân năm 2006.
Trước khi Hội đồng phát thông cáo, Jon Min-dok, quan chức Bộ Ngoại giao Triều Tiên, gọi việc thảo luận tại Liên Hợp Quốc là "sự khiêu khích tồi tệ". Ông cũng biện hộ về hoạt động phát triển kho vũ khí hạt nhân khi cho rằng Mỹ đã "cưỡng ép, xúc phạm, đe doạ an ninh hạt nhân".
Trọng Giáp
Theo VNE
Triều Tiên dọa bắn thiết bị chiếu sáng của lính Mỹ và Hàn Quốc Triều Tiên cáo buộc lính Mỹ và Hàn Quốc "cố tình khiêu khích" bằng cách chiếu đèn vào vị trí gác của binh sĩ nước này tại làng Panmunjom kể từ tối 26/8. Lính Triều Tiên (phía sau) quan sát khi lính Hàn Quốc và Mỹ đứng gác tại làng Panmunjom năm 2014. Ảnh: AP "Đèn chiếu về hướng quân đội Triều Tiên...