Mỹ hạn chế visa với Nga, phái 6 chiến đấu cơ tới Baltic
Mỹ ngày 6/3 đã hạn chế visa đối với công dân Nga nhằm trừng phạt nước này trong vấn đề Ukraine. Ngoài ra, Mỹ cũng phái thêm 6 chiến đấu cơ giúp Nato tăng cường tuần tra bầu trời các quốc gia Baltic.
Tổng thống Obama trước đó đã dùng lời lẽ mạnh mẽ nhất chỉ trích Nga trong vấn đề Ukraine.
Obama ra sắc lệnh “tạo khung trừng phạt” Nga
Tổng thống Mỹ Obama ra lệnh cấm visa “nhằm phản ứng với việc Nga tiếp tục vi phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”, Nhà Trắng tuyên bố.
Trong sắc lệnh tổng thống, ông Obama cũng cho phép phong tỏa tài sản của các quan chức và cá nhân có liên quan đến “vi phạm” mà Mỹ cáo buộc. “Đây là công cụ linh hoạt cho phép chúng tôi trừng phạt những ai trực tiếp liên quan đến việc làm bất ổn Ukraine, trong đó có can thiệp quân sự ở Crimea và không ngăn ngừa các bước tiếp theo làm tình hình xấu đi”, chính quyền Mỹ tuyên bố.
Động thái được diễn ra sau khi lực lượng Nga được cho là đã kiểm soát Crimea, nơi đồn trú của Hạm đội Hắc Hải (Biển Đen) Nga, sau cuộc lật đổ Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych vào ngày 22/2.
Washington trước đó đã công bố sẽ rút khỏi các cuộc họp trù bị cho G8 và cảnh báo đang chuẩn bị trừng phạt tiếp Mát xcơva. Nhà Trắng cho hay, các bước trừng phạt tiếp bao gồm ngưng thảo luận song phương về thương mại, đầu tư.
“Dựa vào diễn tiến tình hình, Mỹ đang chuẩn bị xem xét các bước tiếp theo và trừng phạt nếu cần”, tuyên bố có đoạn.
Đồng thời Nhà Trắng cũng kêu gọi Nga đối thoại trực tiếp ngay với chính phủ thân EU hiện nay của Ukraine và rút ngay lực lượng về các căn cứ ở Crimea, phục hồi lại sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, ủng hộ triển khai gấp các quan sát viên quốc tế và giám sát viên nhân quyền để đảm bảo quyền của người Ukraine, trong đó có cả người dân tộc Nga.
Video đang HOT
Theo Dan Pfeiffer, cố vấn chính trị cấp cao của ông Obama, sắc lệnh tổng thống “đặt ra khung cho các trừng phạt” tiếp theo.
Phái 6 chiến đấu cơ tuần tra Baltic
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania Juozas Olekas, ngày 6/3 Mỹ đã phái thêm 6 chiến đấu cơ F15 nhằm tăng cường tuần tra bầu trời Nato trên các quốc gia vùng Baltic.
Theo ông, động thái nhằm phản ứng “với sự hiếu chiến của Nga ở Ukraine và hành động quân sự thêm ở vùng Kaliningrad”, vùng đất của Nga giáp với Lithuania và Ba Lan.
“Chúng tôi đã nhận thấy hoạt động quân sự gia tăng ở Kaliningrad. Hoạt động này bắt đầu từ 3 hoặc 4 ngày trước”.
Bộ Quốc phòng Lithuania ra tuyên bố cho biết, các máy bay cất cánh từ căn cứ không quân Lakenheath do Mỹ điều hành ở miền đông nước Anh và hạ cánh vào chiều ngày thứ năm ở căn cứ không quân Zokniai của Lithuania.
Tổng thống Lithuania Dalia Grybauskaite cho biết với các phóng viên tại Brussels rằng những chiến đấu cơ này là dấu hiệu “NATO đang phản ứng nhanh và quyết liệt”. “Châu Âu vẫn không thể hiểu chuyện gì đang diễn ra”, bà cho hay. “Nga ngày nay nguy hiểm và không thể đoán được”, bà cáo buộc.
Bà Grybauskaite hôm qua đã kêu gọi Nato tăng cường “hiện diện ở các quốc gia Baltic. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng nước này cho biết Nato đã phái chiến đấu cơ xuất kích hơn 40 lần vào năm ngoái nhằm phản ứng với việc Nga tăng cường số chuyến bay gần biên giới các quốc gia Baltic. Nato cũng phái thêm chiến đấu cơ để nhận dạng máy bay Nga vào tháng 1 và 2.
Vũ Quý
Tổng hợp
Theo Dantri
Hình ảnh tàu ngầm TP Hồ Chí Minh vượt băng về Việt Nam
Tàu ngầm TP Hồ Chí Minh, một trong 6 tàu ngầm Nga đóng cho Việt Nam, đã vượt qua chặng đường gần 1.000km với mặt nước đóng băng từ St. Petersburg đến cảng ở Kaliningrad, để từ đó lên một tàu vận tải cỡ lớn về Việt Nam.
Theo trang PublicSea của Nga, bất chấp thời tiết mùa đông khắc nghiệt, từ ngày 17-24/1/2014, tàu ngầm TP Hồ Chí Minh đã vượt chặng đường gần 1.000km với mặt nước đóng băng từ St. Petersburg để tới cảng ở Kalininggrad, Nga.
Tàu được tàu cứu hộ phá băng đa năng lai dắt.
Sau 8 ngày, tàu ngầm TP Hồ Chí Minh, chiếc tàu ngầm thứ hai Nga chuyển giao cho Việt Nam trong tổng số 6 chiếc tàu ngầm nước này đóng cho Việt Nam theo hợp đồng được ký kết vào năm 2009, đã được đưa tới Kaliningrad.
Tàu Hồ Chí Minh là tàu ngầm thế hệ thứ 3 thuộc Dự án 636 Varshavyanka (NATO gọi là Kilo).
Từ Kaliningard, tàu ngầm TP Hồ Chí Minh được chuyển lên tàu vận tải Roll Dock Star của Hà Lan để về Việt Nam.
Theo trang mạng Nga "klops.ru", tàu ngầm TP Hồ Chí Minh đã được đưa lên tàu vận tải của Hà Lan với sự trợ giúp của 2 tàu kéo và 1 ca-nô vào ngày 3/2 vừa qua.
Tàu vận tải Hà Lan rời mặt nước xưởng Yantar bằng kênh biển của Kaliningrad để tới biển Baltic và từ đó thực hiện hành trình về Việt Nam.
Theo tính toán sơ bộ thời gian vận chuyển tàu ngầm về tới căn cứ Cam Ranh vào khoảng 1,5 tháng.
Theo Dantri
Tàu ngầm HQ-183 TP. Hồ Chí Minh lên đường về Việt Nam Trang mạng Nga "klops.ru" cho biết tàu ngầm diesel-điện mang tên HQ 183 thành phố Hồ Chí Minh, đóng tại St. Petersburg, ngày 3/2 đã được một tàu vận tải Hà Lan vận chuyển từ Kaliningrad về căn cứ của tàu ngầm này ở Việt Nam. Tàu HQ 183 Hồ Chí Minh trong thời gian thử nghiệm tại Nga (Nguồn: Admiralty Verfi) Thông...