Mỹ hạn chế thị thực quan chức Trung Quốc vì Tây Tạng
Ngoại trưởng Mỹ cho biết họ sẽ hạn chế thị thực với một số quan chức Trung Quốc do Bắc Kinh cản trở việc tiếp cận khu vực Tây Tạng.
“Việc tiếp cận khu vực Tây Tạng ngày càng quan trọng đối với sự ổn định khu vực, bởi Trung Quốc đã vi phạm nhân quyền tại đây, đồng thời thất bại trong việc ngăn chặn quá trình suy thoái môi trường gần đầu nguồn các sông quan trọng ở châu Á”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết trong thông cáo hôm 7/7.
“Hôm nay, tôi tuyên bố hạn chế thị thực đối với các quan chức Trung Quốc được xác định tham gia đáng kể vào quá trình xây dựng, hoặc thực thi những chính sách liên quan tới quyền tiếp cận khu vực Tây Tạng của người nước ngoài”, Pompeo cho hay, thêm rằng Mỹ vẫn cam kết hỗ trợ “quyền tự trị quan trọng” cho người Tây Tạng và tôn trọng các quyền cơ bản của con người.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong cuộc họp báo ở Washington hôm 1/7. Ảnh: Reuters.
Hồi tháng 12/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông qua đạo luật tiếp cận Tây Tạng, không cho phép các quan chức được cho là chịu trách nhiệm trong việc hạn chế tiếp cận Tây Tạng nhập cảnh Mỹ. Bắc Kinh đã lên án đạo luật bởi cho rằng nó can thiệp vào nội bộ đất nước và có nguy cơ “gây tổn hại nghiêm trọng” mối quan hệ với Washington.
Động thái mới của Washington đưa ra trong bối cảnh quan hệ với Bắc Kinh xuống mức thấp nhất trong nhiều năm, kể từ khi đại dịch Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến Mỹ. Chính quyền Trump nhiều lần cáo buộc Trung Quốc không minh bạch, ảnh hưởng tới công tác chống dịch của nước khác, điều mà Bắc Kinh một mực phủ nhận.
Ngoại trưởng Pompeo tuần trước còn chỉ trích luật an ninh mà Trung Quốc vừa áp đặt tại Hong Kong, đồng thời tuyên bố hạn chế thị thực với các quan chức “phá hoại mức độ tự chủ cao” của đặc khu. Đáp lại, Trung Quốc quyết định hạn chế thị thực “đối với các cá nhân Mỹ có hành vi thái quá đối với những vấn đề liên quan đến Hong Kong”.
Mỹ – Trung thiếu kênh ‘tháo ngòi nổ’ ‘Vết thương thế hệ’ Mỹ – Trung vì Covid-19 52 Xích mích hàng loạt láng giềng, Trung Quốc muốn rắn với Mỹ
Ủy ban bảo vệ luật an ninh quốc gia Hong Kong ra mắt
11 thành viên Ủy ban Bảo vệ Luật an ninh Quốc gia Hong Kong ra mắt trong phiên họp đầu tiên hôm 6/7.
Các thành viên của Ủy ban Bảo vệ Luật an ninh Quốc gia Hong Kong đều là quan chức Hong Kong, trong đó chủ tịch là trưởng đặc khu Carrie Lam. Các thành viên là giám đốc các sở như tài chính, tư pháp, an ninh, di trú, hải quan, chánh văn phòng đặc khu.
Ủy ban thành lập hôm 3/7 theo Điều 43 Luật an ninh Hong Kong, với cố vấn là giám đốc Văn phòng Liên lạc Bắc Kinh tại Hong Kong Lạc Huệ Ninh . Theo thông cáo sau phiên họp hôm qua, nhiệm vụ của ủy ban là "triệt phá mọi hình thức xâm nhập, lật đổ, phá hoại, khủng bố, ly khai và tôn giáo cực đoan". Trách nhiệm chính là bảo vệ hệ thống chính trị của Trung Quốc.
Ủy ban là một phần của nhóm điều phối "Xây dựng Hòa bình Trung Quốc" thành lập hồi tháng 4, do Quách Thanh Côn, quan chức thực thi pháp luật hàng đầu Trung Quốc, lãnh đạo.
Các thành viên của ủy ban bảo vệ luật an ninh quốc gia Hong Kong trong phiên họp đầu tiên hôm 6/7. Ảnh: China News.
Bắc Kinh còn thành lập Phòng Bảo vệ An ninh Quốc gia hoạt động song song với ủy ban. Phòng chịu trách nhiệm giám sát và hướng dẫn chính quyền đặc khu thực thi luật an ninh mới do Trịnh Nhạn Hùng, quan chức Trung Quốc có quan điểm cứng rắn với người biểu tình, làm lãnh đạo.
Trung Quốc thông qua Luật an ninh Hong Kong hôm 30/6, hình sự hóa các tội ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với các thế lực nước ngoài hoặc bên ngoài để đe dọa an ninh quốc gia.
Luật an ninh Hong Kong làm dấy lên lo ngại về số phận chính sách "một quốc gia, hai chế độ", cam kết cho Hong Kong mức độ tự trị cao khi đặc khu được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Tuy nhiên, Bắc Kinh khẳng định luật này trên thực tế củng cố nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", phục vụ lợi ích và hỗ trợ Hong Kong phát triển.
Liên Hợp Quốc quan ngại luật an ninh Hong Kong Văn phòng Nhân quyền LHQ lo ngại các điều khoản "mơ hồ và quá rộng" trong luật an ninh Hong Kong có thể khiến các nhà hoạt động bị bắt. "Chúng tôi được báo rằng những vụ bắt bớ theo luật được thực hiện ngay lập tức, dù chưa có đầy đủ thông tin và chưa rõ về phạm vi của các tội...