Mỹ hạn chế sử dụng 2 liệu pháp điều trị kháng thể đơn dòng cho bệnh nhân COVID-19
Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ ngày 24/1 đã hạn chế đáng kể việc sử dụng 2 liệu pháp điều trị kháng thể đơn dòng do 2 hãng dược phẩm Eli Lilly và Regeneron bào chế cho các bệnh nhân COVID-19 vì hai liệu pháp này không hiệu quả đối với biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong thông báo, FDA nêu rõ: “Do dữ liệu cho thấy những liệu pháp điều trị này rất ít khả năng chống lại biến thể Omicron đang lây lan nhanh trên khắp nước Mỹ, nên những liệu pháp này không được phép sử dụng ở bất kỳ bang, vùng lãnh thổ và khu vực pháp lý nào của Mỹ tại thời điểm này”.
Ngoài ra, theo FDA, trong tương lai, nếu bệnh nhân ở một số vùng có khả năng bị nhiễm hoặc tiếp xúc với một biến thể mà các liệu pháp điều trị này có hiệu quả, thì việc sử dụng các liệu pháp trên có thể được phép ở những vùng đó. Tuy nhiên, FDA không thu hồi giấy phép sử dụng khẩn cấp đối với các liệu pháp trên.
Thuốc kháng virus Molnupiravir do hãng Merck & Co của Mỹ bào chế. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Liệu pháp điều trị bằng kháng thể hiện nay được khuyến nghị dùng nhiều nhất là Sotrovimab do GlaxoSmithKline và Vir Biotechnology sản xuất. Chính quyền Mỹ cũng sẽ tiếp tục phân bổ thuốc kháng virus Paxlovid của Pfizer, cũng như thuốc Molnupiravir do Merck bào chế. Tuy nhiên, cả Paxlovid và Sotrovimab đều đang thiếu nguồn cung.
FDA nhấn mạnh rằng các liệu pháp điều trị mặc dù rất quan trọng đối với những bệnh nhân COVID-19 từ nhẹ đến trung bình, những người có nguy cơ cao tiến triển thành bệnh nặng, nhưng không thể thay thế cho việc tiêm chủng.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, biến thể Omicron bắt đầu lan rộng khắp nước Mỹ vào cuối tháng 11/2021 và hiện gây ra 99% các ca mắc mới COVID-19 tại nước này.
105 quốc gia sẽ có thuốc điều trị COVID-19 giá rẻ hơn
Ngày 20/1, tổ chức y tế Medicines Patent Pool (MPP), có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, ra tuyên bố cho biết các công ty sản xuất thuốc gốc sẽ tạo ra một phiên bản giá rẻ hơn của loại thuốc viên điều trị COVID-19 của hãng Merck và cung cấp cho 105 nước nghèo trên thế giới.
Thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir do hãng dược phẩm Merck của Mỹ bào chế. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
MPP đã ký các thỏa thuận với 27 công ty dược phẩm để sản xuất loại thuốc kháng virus dạng uống mang tên Molnupiravir để cung cấp cho các nước có thu nhập thấp và trung bình (LMIC). Giám đốc Điều hành (CEO) của MPP, ông Charles Gore cho biết: "Đây là một bước tiến quan trọng hướng đến việc đảm bảo tiếp cận toàn cầu với một loại thuốc điều trị COVID-19 khẩn cấp và chúng tôi tin tưởng rằng các loại thuốc điều trị này sẽ nhanh chóng có mặt tại các nước LMIC".
Hãng Merck đã trao bản quyền cho MPP theo một thỏa thuận thông báo vào tháng 11/2021. Đổi lại, MPP cung cấp bản quyền phụ cho các nhà sản xuất thuốc di truyền trong khuôn khổ thỏa thuận vừa thông báo trên. Bản quyền phụ sẽ cho phép các hãng dược sản xuất các thành phần của thuốc Molnupiravir hoặc đóng gói thuốc.
Các công ty tham gia thỏa thuận trên nằm rải rác trên khắp thế giới, ở các nước Ai Cập, Jordan, Kenya, Nam Phi, Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia và Việt Nam. 5 hãng dược sẽ tập trung sản xuất nguyên liệu đầu vào, 13 hãng sản xuất cả nguyên liệu đầu vào và thuốc thành phẩm, trong khi 9 hãng sẽ đảm trách khâu đóng gói.
Tháng 12/2021, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (CDC) Mỹ đã cấp phép sử dụng Molnupiravir cho người trưởng thành có nguy cơ cao, một ngày sau khi cấp phép cho một sản phẩm tương tự hiệu quả hơn của hãng Pfizer. Các loại thuốc kháng virus như Molnupiravir và Paxlovid (của Pfizer) có tác dụng kìm hãm sự sinh sôi của virus, từ đó làm chậm lại diễn tiến của bệnh. Molnupiravir được dùng trong vòng 5 ngày kể từ khi có triệu chứng. Thử nghiệm trên 1.400 người đã cho thấy thuốc giúp giảm 30% số ca nhập viện và tử vong vì COVID-19 ở những người có nguy cơ. Trong khi đó, hiệu quả tương tự của Paxlovid lên tới gần 90%.
Các nhà sáng chế Molnupiravir - hãng Merck và công ty Ridgeback Biotherapeutics có trụ sở tại Miami (Mỹ) - sẽ không hưởng tiền bản quyền của thuốc này trong thời gian bệnh COVID-19 vẫn được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào loại tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng đáng quan ngại cấp quốc tế (PHEIC). PHEIC là mức cảnh báo cao nhất. Tuần trước, Ủy ban Khẩn cấp của WHO đã tái khẳng định mức cảnh báo cao nhất này của đại dịch.
Sau khi kết thúc PHEIC, tiền bản quyền sẽ là 5% doanh thu ròng đối với các hợp đồng trong lĩnh vực công và 10% doanh thu ròng đối với các hợp đồng bán cho các thực thể thương mại.
Trong số 105 quốc gia được hưởng lợi từ thỏa thuận của MPP có những nước đông dân nhất thế giới như Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Nigeria, Bangladesh, Ethiopia, Philippines và Ai Cập.
Nhiều nghiên cứu mới cho thấy thuốc Remdesivir có hiệu quả với bệnh nhân COVID-19 Kết quả nghiên cứu mới do một nhóm nhà khoa học Mỹ thực hiện cho thấy Remdesivir - loại thuốc kháng virus dùng để điều trị COVID-19, đã làm tăng khả năng cải thiện tình trạng bệnh ở những người mắc COVID-19 cần hỗ trợ oxy lưu lượng thấp hoặc hoàn toàn không cần hỗ trợ oxy. Thuốc kháng virus Remdesivir. Ảnh: AFP/TTXVN...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phó Tổng thống Iran mất chức vì đi du lịch xa xỉ

Những người giàu nhất thế giới mất hơn 200 tỷ USD sau một đêm

Hổ nổi điên tấn công khiến nạn nhân phải cắt cụt tay, người xem hoảng loạn

"Bẫy tử thần" từ trên cao: Ukraine bày trận địa thách thức Nga

Phòng không Ukraine "hụt hơi" khi mưa hỏa lực Nga ngày càng dữ dội

California không muốn áp dụng chính sách thuế quan của ông Trump

Thượng viện Mỹ thông qua kế hoạch giảm thuế của ông Trump

Người tị nạn Ukraine "thót tim" vì Mỹ gửi nhầm thông báo trục xuất

Cảnh "màn trời chiếu đất" của người Myanmar sau thảm họa động đất

Mỹ không kích nhóm vũ trang Houthi tại Yemen

Quan chức Ba Lan muốn kiểm soát cảng quan trọng của Ukraine

Mải mê tạo dáng chụp ảnh, cô gái suýt giẫm trúng rắn hổ chúa cỡ lớn
Có thể bạn quan tâm

Minh tinh Demi Moore 'lột xác' với diện mạo mới
Sao âu mỹ
11:29:55 06/04/2025
Những kiểu giày tăng thêm cá tính cho phong cách của bạn
Thời trang
11:27:46 06/04/2025
Từ Vietnam Idol đến "Địa đạo": Diễm Hằng Lamoon lột xác ấn tượng trên màn ảnh
Hậu trường phim
11:21:11 06/04/2025
Real Madrid thua sốc, Mbappe và Bellingham đồng loạt lên tiếng
Sao thể thao
10:50:50 06/04/2025
Cuộc sống xa hoa như vua chúa của "Đông Phương Bất Bại": Nhiều tài sản giá trị không thể tin nổi!
Sao châu á
10:49:14 06/04/2025
Những chặng đường bụi bặm: Phỏm là con nhà gia thế?
Phim việt
10:25:52 06/04/2025
Bị netizen hiểu lầm là "cựu chiến binh 70 tuổi đã ra đi" vì viết lời quá hay, một nhạc sĩ phải lên tiếng đính chính
Nhạc việt
10:21:33 06/04/2025
Sai lầm cần tránh trước khi tập thể dục
Sức khỏe
10:03:42 06/04/2025
Bước vào tuổi trung niên, dì tôi đã tiết kiệm được 1 tỷ đồng trong 5 năm nhờ áp dụng 6 nguyên tắc này!
Sáng tạo
10:02:57 06/04/2025
Loại rau bán đầy chợ Việt lọt top 100 món rau ngon nhất Thế giới, chiếm thứ 24 trên bảng xếp hạng
Ẩm thực
09:54:49 06/04/2025