Mỹ, Hàn bắt đầu tập trận chung vào ngày mai
Hàn Quốc và Mỹ sẽ tổ chức tập trận chung theo đúng lịch trình, bất chấp lời cảnh báo từ phía Triều Tiên, giới chức Hàn Quốc ngày 4/8 cho biết.
Cuộc tập trận chung giữa hai nước đồng minh sẽ bắt đầu từ ngày 5/8 bằng cuộc tập trận tham mưu chỉ huy trên máy tính (CPX). Cuộc tập trận CPX dự kiến sẽ diễn ra trong khoảng nửa tháng, nhằm tăng cường ứng phó với các tình huống khẩn cấp trên bán đảo Triều Tiên, chính quyền nước này cho biết.
Mỹ, Hàn sẽ bắt đầu tập trận chung vào ngày mai. Ảnh: Yonhap
Sau CPX, các đồng minh Mỹ Hàn sẽ dành ra 10 ngày để đánh giá năng lực của Seoul trong việc chuyển giao quyền kiểm soát tác chiến thời chiến (OPCON) từ Washington sang Seoul.
Video đang HOT
Kể từ sau Hội nghị thượng đỉnh liên Triều (tháng 4/2018) và Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều (tháng 6/2018), các đồng minh Mỹ, Hàn đã loại bỏ và cắt giảm quy mô của các cuộc tập trận như Key Resolve, Foal Eagle và Ulchi Freedom Guardian. Trong tháng 3, họ đã tiến hành cuộc tập trận Dong Maeng để thay thế cho cuộc tập trận vào mùa xuân Key Resolve và Foal Eagle.
Tuy nhiên, phía Bình Nhưỡng liên tục lên án điều này và cho rằng cuộc tập trận đã vi phạm những thỏa thuận được đặt ra trong các hội nghị thượng đỉnh trước đó. Phía Triều Tiên ngày 26/7 cho biết, các vụ phóng tên lửa đạn đạo trước đó chính là lời cảnh báo đến Hàn Quốc vì kế hoạch tập trận chung với Mỹ và việc mua máy bay chiến đấu tối tân từ nước đồng minh. Trước đó, Triều Tiên đã liên tục phóng 4 tên lửa đạn đạo tầm ngắn chỉ trong vòng 1 tuần.
Các đồng minh sẽ tăng cường giám sát và nâng cao cảnh giác trong trường hợp có thêm những vụ phóng từ phía Triều Tiên trong quá trình diễn tập.
Ngân Hạnh
Theo baonghean/Yonhap
NATO tính tăng cường tên lửa, tập trận sau khi INF đổ vỡ
Khối quân sự NATO tiếp tục đổ lỗi cho Nga và thông báo sẽ tăng cường khả năng phòng không, thực hiện nhiều đợt tập trận để ứng phó với sự đổ vỡ của Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
"Chúng ta đang nhìn thấy sự sụp đổ... Dù ít cơ hội nhưng chúng tôi vẫn kêu gọi Nga tuân thủ INF để cứu vãn thỏa thuận này", Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 31-7 nói, tiếp tục đổ lỗi cho Nga về sự sụp đổ của hiệp ước lịch sử, AP đưa tin.
Tên lửa hành trình, được cho là mẫu 9M729 của Nga, khai hỏa trong một cuộc tập trận. Ảnh: Getty Images
Ông Stoltenberg cũng thông báo khối đang cân nhắc các biện pháp phản ứng với việc INF sụp đổ, bao gồm tăng cường phòng không và chống tên lửa, cải thiện công tác tình báo và thực hiện các cuộc tập trận.
Trước đó cùng ngày, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton đã xác nhận Mỹ sẽ chính thức rút khỏi INF vào ngày 2-8, đúng 6 tháng từ khi Mỹ ra cái gọi là "tối hậu thư" yêu cầu Nga dỡ bỏ toàn bộ vũ khí mà Washington cho là vi phạm INF.
Nga và Mỹ đã nhiều lần cáo buộc nhau vi phạm hiệp ước INF. Mỹ từng tuyên bố Nga đã thử nghiệm và triển khai tên lửa hành trình phóng từ mặt đất 9M729, cho rằng loại tên lửa này có tầm bắn hơn 500km đến 5.000km, trái với quy định của hiệp ước và lấy đây làm cớ rút khỏi thỏa thuận.
Nga bác bỏ cáo buộc của Mỹ, đồng thời cho rằng chính Washington đã vi phạm INF khi triển khai bệ phóng Aegis Ashore MK-41 tới châu Âu, vốn có thể sử dụng để phóng tên lửa Tomahawk phiên bản mặt đất.
INF được Mỹ ký với Liên Xô, nay là Nga từ năm 1987, cấm hai nước sản xuất, vận hành tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500km. Hiệp ước này có vai trò quan trọng giúp chấm dứt nghi kị giữa hai siêu cường quân sự hậu Chiến tranh Lạnh.
Nga gần đây nhấn mạnh nước này sẽ đáp trả tương xứng bằng quân sự nếu NATO tăng cường hiện diện gần Nga hoặc triển khai thêm tên lửa sau sự sụp đổ của INF.
Thiện Minh
Theo cand.com.vn
Thương chiến với Mỹ, kinh tế Trung Quốc 'bầm dập' Sự nguy hiểm của thương chiến nằm ở chỗ, những nguy cơ của nó có thể làm phân tâm các nhà hoạch định chính sách khỏi việc cải cách cơ cấu kinh tế. Cuộc thương chiến Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động năm 2018 đã khiến nền kinh tế Trung Quốc "bầm dập". Lần đầu tiên từ năm 2010, chỉ số tăng...