Mỹ – Hàn âm thầm tập trận diệt vũ khí hủy diệt của Triều Tiên
Quân đội Mỹ và Hàn Quốc đã tiến hành cuộc tập trận kéo dài 4 ngày song không đưa ra bất kỳ thông báo chính thức nào trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang có tín hiệu hạ nhiệt.
Xe tăng Hàn Quốc khai hỏa trong cuộc tập trận chung với Mỹ tại Hàn Quốc hồi tháng 4/2017 (Ảnh: Reuters)
Yonhap dẫn lời một quan chức quốc phòng Hàn Quốc cho biết cuộc tập trận mang tên “Warrior Strike” (Chiến binh tấn công) kéo dài 4 ngày với sự tham gia của các binh sĩ Mỹ thuộc Sư đoàn Bộ binh số 2 đóng tại Hàn Quốc và các binh sĩ Hàn Quốc đã diễn ra trong tuần này. Cuộc tập trận kết thúc vào sáng 1/2, song cả Mỹ và Hàn Quốc đều không đưa ra bất kỳ thông báo chính thức nào.
Cuộc tập trận “Warrior Strike” có quy mô nhỏ hơn nhiều so với hai cuộc tập trận phối hợp thường niên giữa liên minh Mỹ – Hàn là “Key Resolve” (Giải pháp then chốt) và “Foal Eagle” (Đại bàng non). “Warrior Strike” là hoạt động quân sự thường kỳ với mục đích nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc, trong đó có các kịch bản giả định như tiêu diệt vũ khí hủy diệt hàng loạt của Triều Tiên.
Theo báo Stars and Stripes của quân đội Mỹ, cuộc tập trận “Warrior Strike” chủ yếu được tiến hành để tăng cường “hiệu quả tác chiến” của các binh sĩ thuộc Đơn vị Kỵ binh số 1 đóng quân tại Texas và được đưa tới Hàn Quốc theo chương trình luân phiên kéo dài 9 tháng.
Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh bán đảo Triều Tiên đang có dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng khi Bình Nhưỡng chủ trương hòa hoãn với Seoul. Triều Tiên cũng nhất trí nối lại đường dây nóng và hội đàm cấp cao với Hàn Quốc, đồng thời cử đoàn vận động viên tới quốc gia láng giềng dự Thế vận hội.
Video đang HOT
Hàn Quốc và Mỹ cũng đã nhất trí tạm hoãn hai cuộc tập trận “Key Resolve” và “Foal Eagle” cho tới khi Thế vận hội Pyeongchang tại Hàn Quốc kết thúc. Thế vận hội dự kiến diễn ra từ ngày 9-25/2 tại Pyeongchang, nơi cách khu phi quân sự liên Triều (DMZ) chia tách biên giới Hàn – Triều 80 km về phía nam.
Một số nguồn tin cho biết, cuộc tập trận “Foal Eagle” dự kiến bắt đầu vào ngày 1/4 sau khi Thế vận hội dành cho người khuyết tật, dự kiến diễn ra từ ngày 9-18/3, kết thúc. “Key Resolve” và “Foal Eagle” là hai cuộc tập trận quy mô lớn và từng là tâm điểm chỉ trích của Triều Tiên khi Bình Nhưỡng cho rằng đây là động thái chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh của liên minh Mỹ – Hàn.
Thành Đạt
Theo Dantri / Yonhap
Thế khó của Hàn Quốc khi "trải thảm đỏ" đón Triều Tiên
Hàn Quốc đang đối mặt với nguy cơ vi phạm các lệnh trừng phạt quốc tế nếu nước này quá nhiệt tình trong việc "trải thảm đỏ" đón phái đoàn Triều Tiên tới dự Thế vận hội mùa Đông vào tháng sau.
Hyon Song-wol, trưởng nhóm nhạc Moranbong nổi tiếng của Triều Tiên, dẫn đầu đoàn tiền trạm tới Hàn Quốc ngày 21/1. (Ảnh: Reuters)
Theo Chosun, Bộ Thống nhất Hàn Quốc hiện muốn chuyển khoảng 10.000 lít, hoặc 63 thùng, dầu diesel tới khu nghỉ dưỡng Kumgang của Triều Tiên để chuẩn bị cho một sự kiện văn hóa chung dự kiến diễn ra vào ngày 4/2 tới trước thềm Thế vận hội mùa Đông ở Pyeongchang Hàn Quốc. Tuy nhiên, việc chuyển dầu cho Triều Tiên được xem là hành động vi phạm nghiêm trọng các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đối với Bình Nhưỡng. Ngoài ra, các lệnh trừng phạt đơn phương của Mỹ, đồng minh thân cận của Hàn Quốc, cũng cấm hoàn toàn việc xuất khẩu dầu cho Triều Tiên.
Theo Đạo luật Tăng cường chính sách và trừng phạt Triều Tiên do Tổng thống Donald Trump ký thông qua vào tháng 8/2017, nhà lãnh đạo Mỹ có thể trừng phạt bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cung cấp các sản phẩm xăng dầu cho chính phủ Triều Tiên, dù qua hình thức trực tiếp hay gián tiếp. Theo đó, nếu Hàn Quốc chuyển dầu cho Triều Tiên, Seoul có thể cũng nằm trong danh sách trừng phạt của Washington. Ngay cả khi Tổng thống Trump coi đây là trường hợp ngoại lệ và không xử phạt Hàn Quốc, Quốc hội Mỹ cũng khó có thể bỏ qua vụ việc này.
Tuy nhiên, chính Hàn Quốc cũng đang gặp thế khó trong trường hợp này. Triều Tiên từng nói rằng nước này không thể đảm bảo nguồn điện ổn định để tổ chức chương trình văn hóa ở khu nghỉ dưỡng Kumgang, và rốt cuộc địa điểm tổ chức sự kiện này vẫn phụ thuộc vào Hyundai Asan - công ty từng điều hành các tour du lịch liên Triều tới núi Kumgang của Triều Tiên nhưng nay đã bị dừng lại.
Ngoài ra, Hàn Quốc cũng có thể bị coi là vi phạm lệnh trừng phạt nếu chi quá nhiều tiền vào việc chuẩn bị phương tiện đi lại cũng như nơi ăn ở cho phái đoàn Triều Tiên. Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon cho biết khoảng 500 người Triều Tiên sẽ tham gia Thế vận hội ở Pyeongchang, bao gồm các vận động viên, quan chức và đội cổ vũ nổi tiếng của Bình Nhưỡng. Ngoài ra, giới phân tích tại Hàn Quốc cũng nghi ngờ rằng trong phái đoàn Triều Tiên còn có nhiều giám sát viên với nhiệm vụ ngăn chặn các vụ đào tẩu có thể xảy ra trong giai đoạn Thế vận hội.
Hàn Quốc "gặp khó"
Phái đoàn Hàn Quốc tới thị sát sân bay Kalma ở Wonsan, Triều Tiên trước thềm Thế vận hội (Ảnh: Yonhap)
Trước mắt, chính phủ Hàn Quốc sẽ phải tổ chức các chuyến bay đưa các vận động viên trượt tuyết của Hàn Quốc tới Triều Tiên để hai bên cùng tham gia các buổi tập luyện chung ở khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Masikryong gần thành phố Wonsan, Triều Tiên. Theo đó, các máy bay của Hàn Quốc sẽ phải trả phí đi qua không phận cũng như các loại phí sử dụng dịch vụ ở sân bay khi đáp xuống sân bay Kalma ở Wonsan.
Tuy nhiên, Hàn Quốc chi trả các chi phí trên cũng đồng nghĩa với việc đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, trong đó quy định các nước thành viên của Liên Hợp Quốc không được chuyển tiền cho chính quyền Triều Tiên do lo ngại số tiền này có thể được Bình Nhưỡng sử dụng để phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa. Không chỉ Liên Hợp Quốc, Mỹ cũng cấm các nước chuyển tiền cho Triều Tiên dưới bất kỳ hình thức nào.
Liên quan tới việc cho phép Triều Tiên dự Thế vận hội mùa Đông năm nay, chính phủ Hàn Quốc cũng đang vấp phải sự chỉ trích từ chính dư luận trong nước, đặc biệt những nhà hoạt động bảo thủ. Các cuộc biểu tình đốt cờ đã diễn ra ở thủ đô Seoul để phản đối Triều Tiên dự Thế vận hội.
Theo các nhà hoạt động, "Thế vận hội mùa Đông PyeongChang đang biến thành Thế vận hội Bình Nhưỡng của (nhà lãnh đạo) Kim Jong-un, cho thấy sự công nhận đối với vũ khí hạt nhân và tuyên truyền cho chính quyền Triều Tiên". Ngoài ra, nhiều người cũng chỉ trích việc Hàn Quốc nhất trí cho phép các vận động viên trượt tuyết tập luyện chung với đội Triều Tiên tại khu nghỉ dưỡng của quốc gia láng giềng. Theo họ, đây chính là hành động quảng bá cho khu nghỉ dưỡng vốn là một trong những dự án mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un dành nhiều tâm huyết.
Thành Đạt
Theo Dantri
Kim Jong Un hứa tặng xe Mercedes, căn hộ cao cấp cho VĐV giành Huy chương Vàng Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã hứa, bất kỳ VĐV nào mang lại Huy chương Vàng tại Thế vận hội mùa Đông ở Hàn Quốc sẽ được nhận xe Mercedes và căn hộ cao cấp. Tuy nhiên, theo DailyStar, các vận động viên Triều Tiên cũng có thể phải đối mặt với các hình phạt nếu họ bị thất bại....