Mỹ hạ cảnh báo đi lại đối với hơn 110 quốc gia
Ngày 8/6, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ thông báo đã nới lỏng cảnh báo đi lại đối với 110 quốc gia, trong đó có Nhật Bản, quốc gia chủ nhà của Olympic Tokyo.
Hành khách đeo khẩu trang và mặc đồ bảo hộ phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay John F. Kennedy ở Queens, New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
CDC đã hạ từ Cấp độ 4 – mức cao nhất, khuyến nghị dừng hoàn toàn mọi hoạt động đi lại – xuống Cấp độ 3 đối với 61 quốc gia, cho phép các cá nhân đã tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ được đến Mỹ.
Trong số 61 quốc gia được hạ mức cảnh báo đi lại xuống Cấp độ 3 ngoài Nhật Bản còn có các nước như Pháp, Nam Phi, Canada, Mexico, Nga, Đức, Tây Ban Nha và Italy. Theo người phát ngôn của CDC Mỹ, cơ quan này cũng hạ mức cảnh báo đi lại từ Cấp độ 2 xuống Cấp độ 1 đối với 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Những quốc gia ở nhóm cảnh báo nguy cơ dịch bệnh thấp nhất gồm Singapore, Israel, Hàn Quốc, Iceland, Belize và Albania.
Video đang HOT
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Bộ Ngoại giao Mỹ đã cập nhật thông tin về cảnh báo đi lại đối với các quốc gia trong đang ứng phó với dịch bệnh COVID-19, trong đó hạ một mức cảnh báo về đi lại đối với Nhật Bản từ “khuyến nghị dừng đi lại” xuống “xem xét đi lại”. Tuy nhiên, CDC Mỹ cũng khuyến cáo người dân Mỹ chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 nên cân nhắc đến Nhật Bản nếu không thực sự cần thiết. Quyết định của CDC Mỹ được đưa ra dựa trên số liệu về các ca nhiễm COVID-19 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cập nhật thường xuyên.
Trước đó, ngày 24/5, CDC Mỹ đã ban hành Cảnh báo sức khỏe du lịch ở cấp độ 4 đối với Nhật Bản do mức độ lây nhiễm COVID-19 rất cao ở quốc gia này. Thông báo đã dấy lên lo ngại về việc Thế vận hội mùa Hè có thể bị hủy do nước chủ nhà không thể đảm bảo an toàn trước sự lây lan của đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, với quyết tâm và nỗ lực mạnh mẽ của Chính phủ Nhật Bản, trong khoảng 2 tuần gần đây, đã có nhiều chuyển biến tích cực trong kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại Nhật Bản. Đây cũng là tiền đề quan trọng để Chính phủ Nhật Bản quyết tâm tổ chức thành công Thế vận hội mùa Hè Olympic và Paralympic, dự kiến khai mạc vào ngày 23/7 tới.
Tuần hành phản đối bạo lực nhằm vào người gốc Á tại Mỹ
Ngày 27/3, hàng trăm người đã tuần hành tại khu vực Queens của thành phố New York (Mỹ) để yêu cầu chấm dứt tình trạng bạo lực nhằm vào người gốc Á.
Ban tổ chức cũng thực hiện các cuộc tuần hành tương tự ở khoảng 60 thành phố tại Mỹ, bao gồm San Francisco, Los Angeles, Chicago, Detroit và Portland.
Người dân tham gia tuần hành biểu thị tình đoàn kết với người Mỹ gốc châu Á tại New York, Mỹ, ngày 20/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Đây là một phần trong sáng kiến "Ngày hàn gắn và hành động quốc gia" sau các vụ xả súng ở thành phố Atlanta, bang Georgia, khiến 8 người chết, trong đó 6 người là phụ nữ gốc Á cũng như một loạt các vụ tấn công nhằm vào người Mỹ gốc Á ở các thành phố lớn trên cả nước Mỹ trong thời gian vừa qua.
Sáng kiến khuyến khích những người tham gia sử dụng hashtag "StopAsianHate" (Chấm dứt thù hận đối với người châu Á) trên các phương tiện truyền thông xã hội nhằm nâng cao tinh thần và nâng cao nhận thức của những người theo dõi họ (follower) về chủ nghĩa chống phân biệt chủng tộc đối với người châu Á.
Trước đó, tối 26/3 (tức sáng ngày 27/3 - giờ Việt Nam), tòa nhà biểu tượng thành phố New York Empire State được thắp sáng với hai màu đen và vàng. Sự kiện này được tổ chức đúng ngày Đạo luật Nhập tịch ban đầu của Mỹ được ký thành luật vào năm 1790, theo đó cấm những người không phải da trắng trở thành công dân của Mỹ.
Ban tổ chức sự kiện cho biết: "Hơn 200 năm sau, những người châu Á ở Mỹ vẫn đang phải chịu những tác động của nạn phân biệt chủng tộc... Những người lớn tuổi châu Á đang bị hành hung trên đường phố. Trẻ em người Mỹ gốc Á sợ đi học trở lại".
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại Mỹ, tỷ lệ các vụ tấn công thù hận nhằm vào người Mỹ gốc Á tăng vọt. Một nghiên cứu gần đây từ Trung tâm Nghiên cứu về hận thù và chủ nghĩa cực đoan của Đại học bang California cho thấy mặc dù tội phạm thù hận nói chung giảm nhẹ vào năm 2020, tuy nhiên tội phạm thù hận nhằm vào người Mỹ gốc Á ở 16 thành phố lớn nhất ở Mỹ lại tăng vọt, gần 150%.
Trước tình trạng bạo lực nhằm vào người Mỹ gốc Á gia tăng, một nhóm quan chức lưỡng đảng gồm 26 thống đốc bang đã ra tuyên bố chung lên án bạo lực gia tăng đối với cộng đồng người Mỹ gốc Á, đồng thời cam kết sẽ có nhiều hành động hơn nữa để bảo vệ, nâng cao và hỗ trợ cộng đồng này.
Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris cũng đã có cuộc gặp với giới lãnh đạo và các nhà lập pháp bang từ cộng đồng người Mỹ gốc Á và gốc đảo Thái Bình Dương (AAPI). Tổng thống Biden khẳng định tình trạng bạo lực trên phải chấm dứt, đồng thời kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ thông qua dự luật chống thù hận liên quan tới đại dịch COVID-19.
Người dân New York lập đội tuần tra bảo vệ người Mỹ gốc châu Á Những ngày qua, không chỉ nước Mỹ mà cả thế giới chấn động vì vụ việc một người Mỹ da trắng xả súng tại 3 tiệm spa khiến 8 người thiệt mạng, trong đó có tới 6 nạn nhân là người gốc châu Á. Người dân tham gia tuần hành biểu thị tình đoàn kết với người Mỹ gốc châu Á tại New...