Mỹ gửi xe tăng hạng nặng cho đồng minh Đông Âu
Chinh phu Mỹ ngày 9.3 đã vận chuyển hơn 100 trang thiết bị quân sự và khí tài đến các quốc gia Baltic nhằm mục đích trang bị cho các đồng minh khả năng ngăn chặn mối đe dọa đến từ Nga, AFP đưa tin.
Xe tăng Abrams của quân đội Mỹ – Anh: Reuters
Thiếu tướng Mỹ John R. O’Connor cho biết đợt vận chuyển khí tài này nhằm mục đích “thể hiện cho Tông thông Nga Vladimir Putin và nước Nga thấy rằng chúng tôi có thể cùng đoàn kết lại với nhau”. Tướng Mỹ phát biểu khi đang giám sát hoạt động vận chuyển trang thiết bị quân sự tại cảng Riga (Latvia), AFP cho hay.
Số khí tài được vận chuyển đến đây bao gồm xe tăng Abrams, xe chiến đấu Bradley, xe trinh sát Humvee, cùng thiết bị hỗ trợ. Thiếu tướng O’Connor cho biết số xe bọc thép này sẽ ở lại Baltic “chừng nào còn cần phải ngăn ngừa sự hung hăng của Nga”.
AFP cho biết các quốc gia Baltic, gồm Estonia, Latvia và Lithuania, vốn đều là thành viên NATO và Liên minh châu Âu (EU) kể từ năm 2004, sở hữu rất ít vũ khí.
Video đang HOT
NATO cực kỳ lo lắng trước các cuộc tập trận gần đây của Nga trong vùng Baltic và phản pháo bằng cách cho tăng cường khả năng phòng thủ ở Đông Âu, với một lực lượng 5.000 quân cùng các trung tâm chỉ huy đồn trú tại 6 quốc gia đồng minh trong khu vực, gồm 3 nước Baltic, Bulgaria, Ba Lan và Romania.
Tông thông Lithuania Dalia Grybauskaite hồi tuần trước cũng đã lên tiếng cảnh báo rằng các nước Baltic cần phải đủ sức tự mình đẩy lùi bất kỳ cuộc xâm lược nào “trong vòng ít nhất 72 tiếng” trước khi các đồng minh NATO kéo đến ứng cứu.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Hải quân Nga đang giành lại vị thế toàn cầu
Nga đang phát triển khả năng hàng hải của mình, báo hiệu ý định giành lại vị thế của một lực lượng toàn cầu như thời Liên Xô.
Trong bối cảnh NATO mở rộng ở Đông Âu và giám sát lợi ích chặt chẽ ở Trung Đông, Nga cũng đang tăng cường hiện diện quân sự ra ngoài bờ biển phía Đông của mình - trong khu vực Thái Bình Dương, nơi mà các lợi ích địa chính trị của Moscow và Bắc Kinh chồng chéo.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, đối với Nga và Trung Quốc, chiến lược xoay chục sang châu Á - Thái Bình Dương tạo ra một thách thức nghiêm trọng. Đồng thời cả Moscow và Bắc Kinh đều có tranh chấp lãnh thổ với Tokyo. Với sự cân bằng quyền lực ở bán đảo Triều Tiên cũng được hai quyền lực toàn cầu xem xét như một sự đảm bảo cho ổn định trong khu vực.
Cho đến nay, Moscow đã nâng cấp và hiện đại hóa Hạm đội Thái Bình Dương và thực hiện các cuộc tập trận hải quân chung với Trung Quốc thường niên với Trung Quốc trong 5 năm qua. Ngoài ra, Hạm đội Thái Bình Dương Nga cũng đang tham gia vào các hoạt động chống cướp biển đa quốc gia phía ngoài bờ biển vùng đông bắc Phi và mở rộng các hoạt động ở Bắc Cực.
Các nhà phân tích quân sự chỉ ra rằng trong hai năm qua Hạm đội Thái Bình Dương đã nhận được các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo mới lớp Borei và tàu đổ bộ lớp Dyugon. Hạm đội lớn thứ hai của Nga cũng sẽ nhận được tàu hộ tống đa năng lớp Steregushchy và tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Yasen như một phần của kế hoạch tái vũ trang 20 năm.
Một điều đáng nói là Nga hy vọng 8 tàu lớp Borei sẽ đi vào hoạt động năm 2020 trong khi tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa Vladimir Monomakh và Alexander Nevskiy sẽ tham gia lực lượng Hải quân Nga ở Viễn Đông vào năm nay.
Mỗi tàu ngầm lớp Borei có thể mang 16 tên lửa đạn đạo Bulava. Những quả tên lửa này được báo cáo là có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Nó làm cho Hạm đội Thái Bình Dương trở thành một lá chắn hữu hiệu của Nga ở Viễn Đông cũng như củng cố khả năng trả đũa của nước này.
Trong khi đó, trong năm 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã công bố một kế hoạch đầy tham vọng về việc mở rộng sự hiện diện hải quân của Nga ở nước ngoài, thiết lập quyền truy cập của Nga tại các cảng nước ngoài.
Đáng chú ý, trong chuyến thăm mới đây nhất của ông tới Nam Mỹ vào tháng 2/2015, ông Shoigu đã ký một số thỏa thuận quan trọng về việc tăng cường hợp tác quân sự giữa Nga và Venezuela, Cuba, Nicaragua, trong đó gồm cả thỏa thuận cho phép tàu chiến Nga ra vào các cảng của những nước nói trên.
Theo các chuyên gia, các chuyến thăm của Hải quân Nga ra hải ngoại đã tăng lên đáng kể trong 3 năm qua, gồm các chuyến thăm đến các cảng của Việt Nam, Singapore và Seychelles.
Việc dần dần mở rộng của Hải quân Nga thể hiện ý định lấy lại vị thế toàn cầu của lực lượng này. Nó đánh dấu sự trở lại các vị trí địa chính trị cổ điển của Nga với sự hỗ trợ của quân đội mạnh mẽ.
Theo Người Đưa Tin
Kinh tế U-crai-na cận kề bờ vực sụp đổ Gần một năm chìm trong khói lửa giao tranh và mắc kẹt trong thế đối đầu giữa Nga và phương Tây, nền kinh tế U-crai-na đang hứng chịu những tổn thất nặng nề như: đồng nội tệ rớt giá nghiêm trọng, dự trữ ngoại tệ giảm sút... và chênh vênh bên bờ vực phá sản. Các cuộc giao tranh ác liệt đã phá...