Mỹ gửi nhầm 1,4 tỷ USD cứu trợ Covid-19 cho người đã chết
Kiểm toán Mỹ phát hiện các khoản hỗ trợ Covid-19 cho người đóng thuế, tổng trị giá gần 1,4 tỷ USD, được chính phủ gửi cho những người đã chết.
Theo báo cáo từ Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ (GAO), đơn vị kiểm toán của quốc hội Mỹ, chính phủ đã gửi nhầm khoảng 1,1 triệu khoản thanh toán hỗ trợ Covid-19 với tổng trị giá 1,4 tỷ USD cho những người đã qua đời. Khoản thanh toán trên là một phần của gói cứu trợ trị giá 2.400 tỷ USD, tức Đạo luật Hỗ trợ, Cứu trợ và An ninh Kinh tế nCoV (CARES), được quốc hội Mỹ thông qua hồi tháng 3.
Sai sót xảy ra chủ yếu do độ trễ trong báo cáo dữ liệu về người nộp thuế đã chết, mà các chuyên gia thuế nói rằng hầu như không tránh khỏi. “GAO phát hiện hơn 1.000 tỷ USD tiền đóng thuế đã được giải ngân, bao gồm hơn một tỷ USD gửi cho các cá nhân đã qua đời, nhưng rất thiếu minh bạch về cách thức chi tiêu số tiền này”, nghị sĩ Carolyn Maloney, Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát và Cải cách Hạ viện, cho biết.
Một y tá tại Bệnh viện Elmhurst ở New York, Mỹ, ngày 20/4. Ảnh: Reuters.
Cục Thuế Mỹ (IRS) tháng 5 đã đề nghị những người nhận thay hoàn trả khoản tiền gửi nhầm, song một số chuyên gia pháp lý nói rằng chính phủ không có thẩm quyền pháp lý để yêu cầu họ trả lại tiền. Nina Olson, cựu quan chức IRS phụ trách trợ giúp người đóng thuế, cho rằng không có luật nào ngăn các khoản thanh toán cho người đã chết, đồng thời, luật cũng không yêu cầu mọi người phải trả lại các khoản đã thanh toán. Bà Olson nói thêm rằng thông báo trên trang web của IRS không nói việc trả lại các khoản thanh toán trên là bắt buộc.
Video đang HOT
Các khoản cứu trợ Covid-19 cho người nộp thuế Mỹ của chính phủ dựa trên thông tin những người nộp thuế năm 2018 hoặc 2019. Chính phủ Mỹ buộc phải sử dụng các biểu mẫu thuế cũ để đẩy nhanh tiến độ thanh toán cho người dân, nhằm bù đắp thiệt hại từ Covid-19. Tuy nhiên, trong bảng này, một số người nộp thuế có thể đã qua đời. Những khoản thanh toán của chính phủ sẽ đến tay người thừa kế của họ.
Hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19, khiến gần 9,7 triệu người nhiễm, gần 491.000 người nhiễm. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 2,5 triệu ca nhiễm, gần 127.000 ca tử vong.
Doanh nghiệp nhỏ Mỹ "sống mòn" chờ cứu trợ
Chương trình bảo vệ tiền lương (PPP) của Mỹ về lý thuyết là phao cứu sinh đối với các doanh nghiệp nhỏ, nhưng đang bế tắc do những quy định phi thực tế.
Doanh nghiệp quy mô nhỏ tại Mỹ chưa thoát khỏi vòng vây Covid-19. Ảnh: AFP
Tồn 100 tỷ USD chưa giải ngân
Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ vay vốn theo chương trình PPP được đánh giá là một trong số những sáng kiến có ý nghĩa của chính phủ Mỹ nhằm hỗ trợ nền kinh tế trước tác động của dịch Covid-19.
Doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ đang mắc kẹt ở khâu tiếp cận vốn vay ưu đãi hay thậm chí được xóa nợ theo chương trình PPP, do thiếu hướng dẫn cụ thể của Cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ Mỹ (SBA) về các quy định sử dụng vốn vay và xóa nợ một cách hợp lý.
Khi mà đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục làm rung chuyển nền kinh tế Mỹ, các doanh nghiệp quy mô nhỏ của nước này không tránh được ảnh hưởng, nặng thì đóng cửa hàng loạt còn nhẹ thì sa thải nhân viên và hụt doanh số. Số phận các doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ đang lung lay trong đại dịch.
Chương trình PPP đã bước sang giai đoạn 2 với tổng mức cho vay dự kiến 300 tỷ USD nhưng hơn 100 tỷ USD vẫn chưa được giải ngân do những vướng mắc thủ tục.
Theo Liên đoàn Kinh doanh Độc lập Quốc gia Mỹ, có đến 80% số 685 chủ doanh nghiệp nhỏ được khảo sát đã nộp hồ sơ xin viện trợ theo chương trình PPP và 90% trong số doanh nghiệp này đã nhận được viện trợ.
Theo quy định, họ có 8 tuần để chi tiêu các khoản vay này, tính từ thời điểm giải ngân. Theo kết quả khảo sát, 75% khoản vay được doanh nghiệp dùng cho trả lương nhân viên và 25% còn lại thanh toán các chi phí khác như tiền thuê nhà và các tiện ích khác.
Hơn một nửa số chủ doanh nghiệp Mỹ hy vọng khoản chi cho các chi phí sẽ được "xóa nợ" còn 27% hy vọng 3/4 khoản vay sẽ được xóa nợ theo các hướng dẫn hiện hành. Rất ít doanh nghiệp muốn biến các khoản vay PPP thành các khoản vay lãi suất thấp.
3/4 doanh nghiệp nhỏ thấy khó hiểu
Cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ (SBA) và Bộ Tài chính Mỹ tuần trước đã ban hành mẫu đơn xin xóa nợ cho bên vay, đồng thời cam kết sẽ hướng dẫn thêm cho cả bên vay và bên cho vay về việc xóa nợ.
Nhưng thách thức lớn cho doanh nghiệp nhỏ khi tiếp cận vốn vay theo chương trình PPP là đáp ứng các điều kiện để đạt mức xóa nợ cao nhất. Ngoài ra, gần một nửa số doanh nghiệp vay vốn cho rằng việc sử dụng khoản vay trong vòng 8 tuần là điều khó thực thi vì giữa đại dịch không dễ đạt được tỷ lệ người lao động trở lại bình thường như trước đại dịch.
Báo cáo của Liên đoàn Kinh doanh Độc lập Quốc gia Mỹ chỉ rõ, gần 3/4 doanh nghiệp nhỏ cho rằng các điều khoản và điều kiện vay theo chương trình PPP khó hiểu còn 22% trong số họ thấy khó thực hiện.
Theo Hiệp hội Nhượng quyền Quốc tế, tỷ lệ chi tiêu 75-25 đối với khoản vay theo PPP cần được điều chỉnh thành 50/50 và thời hạn chi tiêu cũng cần được gia hạn đến ngày 31/12, thay vì 8 tuần kể từ ngày giải ngân.
Bà Karen Kerrigan, Chủ tịch kiêm CEO của Hội đồng Doanh nghiệp Nhỏ và Doanh nhân Mỹ kêu gọi, chương trình PPP cần được cấu trúc linh hoạt hơn do mỗi bang áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, phong tỏa khác nhau; do đó kế hoạch mở cửa hoạt động kinh doanh cũng rất khác nhau và điều này sẽ quyết định nhu cầu vay.
Thế giới rục rịch khởi động bộ máy kinh tế giai đoạn hậu Covid-19 Khi dịch bệnh Covid-19 được cho là đã lên đỉnh ở nhiều nơi thì nhiều quốc gia bắt đầu xúc tiến kế hoạch tái mở cửa nền kinh tế. Chấp nhận thiệt hại kinh tế để ngăn dịch Covid-19 lây lan, giờ đây khi đỉnh dịch đã đi qua ở phần lớn các nước trên thế giới, thì kế hoạch tái mở cửa...