Mỹ gửi hàng chục tấn ‘hơi cay’ tới Ai Cập
Trong lúc tình hình Ai Cập đang rơi vào tình trạng bất ổn, chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục hàng chục tấn khí gas- một dạng hơi cay tới Ai Cập để lực lượng an ninh đàn áp người biểu tình.
An ninh Ai Cập sử dụng bình xịt hơi cay đàn áp người biểu tình tại thủ đô Cairo. Ảnh: Press TV.
Ngày 29-11, cơ quan truyền thông Ai Cập công bố 7,5 tấn khí gas, tương đương 478 bình được chuyển đến Suez. Những tấn khí gas của Mỹ xuất khẩu sang Ai Cập tạo ra nhiều tranh cãi của các quan chức nước này. Một số quan chức tại cảng Ai Cập đã từ chối ký nhận các đơn hàng này vì lo ngại làm ảnh hưởng tới nền hòa bình nước nhà.
Video đang HOT
Một số thông tin khác cho hay, hiện 14 tấn khí gas của Mỹ đang được lên kế hoạch chuyển tới Ai Cập trong tuần này. Đến hết tuần này, toàn bộ 21 tấn khí gas sẽ đến Ai Cập.
Từ tuần trước, lực lượng an ninh Ai Cập sử dụng vòi rồng, bình xịt hơi cay để đàn áp người biểu tình tại Ai Cập tại trung tâm thủ đô Cairo. Lực lượng biểu tình yêu cầu Hội đồng lực lượng quân sự tối cao bàn giao quyền lực cho chính quyền dân sự.
Từ ngày 28-11, chính phủ Ai Cập đã tổ chức bầu cử quốc hội sau hơn thập kỷ tổng thống bị lật đổ Hisni Bubark cầm quyền. Tuy nhiên, những đường lối phát triển của nước này vẫn khiến người dân Ai Cập lo ngại.
Theo Tiền phong
Trung Quốc muốn Syria tôn trọng yêu cầu của dân
Chính phủ Syria nên tôn trọng và đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của những người biểu tình, đặc phái viên của Trung Quốc về Trung Đông tuyên bố.
Ông Wu Sike phát biểu trước các phóng viên tại đại sứ quán Trung Quốc ở Damascus hôm 27/10. Ảnh: AFP.
Xinhua đưa tin ông Wu Sike, đặc phái viên của Trung Quốc về Trung Đông, đã gặp trợ lý ngoại trưởng Ai Cập về các vấn đề Ảrập tại thành phố Cairo để bàn về tình hình tại Syria hôm qua. Phát biểu trước báo giới sau cuộc họp, ông Su cho rằng mọi phe phái tại Syria nên tham gia vào quá trình thương lượng chính trị để giải quyết bất ổn hiện nay. Theo ông, làn sóng biểu tình tại Syria chỉ có thể chấm dứt khi quyền lợi dân tộc được đặt lên hàng đầu, đồng thời yêu cầu chính đáng của nhân dân được tôn trọng.
"Trung Quốc theo đuổi các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc và quan điểm không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nước khác", ông Wu nói.
Trước đó ông Wu đã tới Syria và Arab Saudi để trao đổi quan điểm với giới chức hai nước. Ông gặp phó Tổng thống Farouq al-Sharaa và Ngoại trưởng Walid al-Moallem của Syria hôm 27/10. Trong các cuộc hội đàm đó ông cảnh báo những nguy cơ từ việc chính phủ trấn áp biểu tình bằng vũ lực và cho rằng tình hình bất ổn hiện nay không thể kéo dài hơn nữa.
Làn sóng biểu tình chống chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad diễn ra liên tục trong 7 tháng qua khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Các nước phương Tây muốn Liên Hợp Quốc áp dụng các biện pháp mạnh với chính quyền Syria nhằm chấm dứt đổ máu, song họ vấp phải sự phản đổi của Nga và Trung Quốc.
Trong buổi trả lời phỏng vấn truyền thông phương Tây lần đầu tiên kể từ khi làn sóng biểu tình nổ ra, Tổng thống Bashar al-Assad cảnh báo sự can thiệp của phương Tây vào Syria có thể gây bất ổn trên toàn bộ khu vực Trung Đông.
Ông ví Syria là đường phay, và nói rằng nếu cộng đồng quốc tế đùa giỡn với mặt đất thì một cơn địa chấn sẽ xảy ra. "Các vị muốn thấy một hoặc hàng chục Afghanistan ở đây không? Bất kỳ vấn đề nào xảy ra tại Syria cũng có thể đốt cháy cả Trung Đông. Nếu phương Tây muốn chia cắt Syria, toàn bộ khu vực sẽ bị chia cắt", ông tuyên bố.
Theo VNExpress
Xe tăng, tàu chiến Syria đàn áp người biểu tình Hàng loạt xe tăng và tàu chiến Syria hôm qua (14/8) đã oanh tạc dữ dội thành phố cảng Latakia ở ven biển Địa Trung Hải khiến 26 người thiệt mạng. Các nhóm nhân quyền và người dân Syria cáo buộc, Tổng thống Bashar al-Assad đã thực hiện một cuộc tổng tiến công từ mặt đất kết hợp với trên biển nhằm đàn...