Mỹ giúp Ukraine lập kênh truyền hình, đối chọi báo Nga
Tháng tới, kênh truyền hình mang tên Ukrainian Tomorrow (Tạm dịch: Người Ukraine ngày mai) sẽ ra mắt như một nỗ lực đối trọng với Russia Today của Nga, The Moscow Times dẫn lời Bộ trưởng Thông tin chính sách Ukraine.
“Họ chỉ có hôm nay, còn chúng ta có ngày mai”, Bộ trưởng Yury Stets lý giải về mục tiêu của Ukrainian Tomorrow ngay từ cái tên, lấy “ngày mai”(tomorrow) để làm đối trọng với “hôm nay” (today) của báo Nga.
Ukraine tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến truyền thông với Nga – Ảnh: AFP
Ukrainian Tomorrow, thay thế kênh truyền hình ngân hàng quốc gia Ukraine, sẽ được chuyển giao cho Bộ Thông tin chính sách trong vòng hai tuần tới, theo ông Yury Stets.
Trong buổi phát biểu tại Lviv hôm 23.2, ông Yury Stets cho biết Ukrainian Tomorrow dưới sự tài trợ của Mỹ và châu Âu sẽ có chất lượng rất cao và phát sóng trên toàn thế giới. Ngoài ra, Ukrainian Tomorrow cũng nhận sự hỗ trợ từ chính phủ Ukraine cũng như các doanh nhân trong nước.
Video đang HOT
Ông Stets cũng tiết lộ về cuộc gặp gỡ gần đây với Đại sứ Mỹ Geoffrey Pyatt, người “khẳng định” Mỹ sẽ là nguồn cung cấp tài chính chủ yếu cho dự án Ukrainian Tomorrow, theo hãng tin Interfax.
Việc Mỹ và châu Âu, vốn có mối quan hệ không tốt với Nga, đổ tiền vào kênh truyền hình này càng nhấn mạnh vai trò chính trị của Ukrainian Tomorrow trong cuộc chiến thông tin với Russia Today.
Trên thực tế, Ukraine mới chỉ thành lập Bộ Thông tin chính sách hồi tháng 12 năm ngoái sau khi nhận ra báo chí Nga, trong đó đặc biệt tờ Russia Today, đưa tin bất lợi về Ukraine trong cuộc khủng hoảng miền đông nước này, The Moscow Times bình luận.
Hồi đầu tháng 2, Ukraine đã liệt ra hơn 100 phương tiện truyền thông Nga vào danh sách “mối đe dọa đối với an ninh quốc gia”.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Hàn Quốc ra mắt bộ tư lệnh tàu ngầm, đối chọi với Triều Tiên
Hàn Quốc hôm nay ra mắt bộ tư lệnh tàu ngầm, như một phần của nỗ lực củng cố sức mạnh dưới đáy đại dương, nhằm sẵn sàng ứng phó với những động thái bất thường của Triều Tiên.
Một chiếc tàu ngầm 1.800 tấn thuộc lớp 214 của Hàn Quốc. Ảnh: Hải quân Hàn Quốc
Bộ tư lệnh tàu ngầm mới đóng tại thành phố cảng Jinhae, phía nam đất nước, do thiếu tướng hải quân Youn Jeong-sang lãnh đạo, với sự tham gia của 13 tàu thuộc Hạm đội Tàu ngầm số 9, Yonhap dẫn thông báo của Hải quân Hàn Quốc cho biết.
Hải quân Hàn Quốc hiện điều hành 9 tàu ngầm 1.200 tấn và 4 tàu ngầm 1.800 tấn. Cơ quan này dự định biên chế thêm 5 tàu 1.800 tấn, sẽ được chế tạo vào năm 2019. Ngoài ra, lực lượng hải quân cũng lên kế hoạch triển khai 9 tàu ngầm 3.000 tấn có khả năng phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân vào năm 2020.
Bộ tư lệnh sẽ phụ trách tất cả các hoạt động có liên quan đến tàu ngầm, từ triển khai đến đào tạo, huấn luận, bảo dưỡng và hỗ trợ hậu cần.
"Nhiệm vụ chính của nó là duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu chống lại Triều Tiên và tấn công các mục tiêu chiến lược của kẻ thù trong trường hợp khẩn cấp", một quan chức hải quân nói. "Chúng tôi kỳ vọng các hoạt động dưới đáy biển sẽ đạt nhiều hiệu quả hơn khi tập hợp những bên liên quan thành một tổng thể thống nhất".
Với bước tiến này, Hàn Quốc trở thành nước thứ 6 trên thế giới có bộ tư lệnh tàu ngầm, chỉ sau Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Anh và Ấn Độ.
Seoul ra mắt bộ tư lệnh trong bối cảnh Bình Nhưỡng cũng sở hữu một số lượng đáng kể tàu ngầm các loại. Triều Tiên được cho là có khoảng 70 tàu ngầm, trong đó có 20 tàu 1.800 kg thuộc lớp Romeo. Theo một số nguồn thạo tin, nước này nhiều khả năng còn đang phát triển thế hệ tàu ngầm mới có khả năng khai hỏa tên lửa.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Báo Nga chỉ trích chính sách ngoại giao của Putin mâu thuẫn Bất chấp những khác biệt, thậm chí bất đồng về chính trị - kinh tế, điện Kremlin vẫn cố gắng cho thấy họ luôn muốn kề vai cùng Mỹ, châu Âu trong cuộc chiến chống khủng bố. Mặc dù vậy, không phải bất cứ điều gì cũng mang thông điệp tương tự vậy. Báo Nga chê chính sách đối ngoại của ông Putin...