Mỹ giúp Thái Lan phát triển lò phản ứng hạt nhân mô-đun nhỏ
Ngày 19/11, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris công bố nước này sẽ giúp Thái Lan phát triển năng lượng hạt nhân thông qua dự án triển khai các lò phản ứng hạt nhân mô-đun nhỏ mới.
Tuyên bố của Nhà Trắng nhấn mạnh sự hỗ trợ nêu trên là một phần trong sáng kiến nhằm đạt được mục tiêu đưa phát thải ròng về mức 0 – với tên gọi “ Net Zero” – được đưa ra tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow, Scotland vào năm ngoái, trong đó, Mỹ sẽ tăng cường hợp tác với khu vực tư nhân và các nhà hảo tâm để thúc đẩy phát triển năng lượng sạch.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan trong những năm qua không phát triển điện hạt nhân do người dân của quốc gia Đông Nam Á này lo ngại về nguy cơ rò rỉ phóng xạ sau thảm họa Fukushima ở Nhật Bản hồi năm 2011.
Video đang HOT
Nhà Trắng nêu rõ Mỹ sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Thái Lan để triển khai các lò phản ứng mô-đun nhỏ. Những lò phản ứng như vậy thường được coi là an toàn hơn so với các lò phản ứng hạt nhân truyền thống vì chúng không cần sự can thiệp của con người để đóng cửa trong trường hợp khẩn cấp.
Trong tuyên bố, Nhà Trắng cho biết các chuyên gia Mỹ sẽ phối hợp với Thái Lan để triển khai các lò phản ứng có “tiêu chuẩn cao nhất về an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí hạt nhân” với diện tích đất sử dụng nhỏ hơn so với các nhà máy điện hạt nhân truyền thống.
Một số quốc gia khác trên thế giới như Trung Quốc, Nga và Argentina cũng đang phát triển lò phản ứng mô-đun nhỏ, với các nguyên mẫu đang trong giai đoạn thiết kế.
Nhà Trắng không đưa ra mốc thời gian cụ thể, song khẳng định sẽ hỗ trợ Thái Lan – quốc gia rất dễ bị tổn thương trước tình trạng biến đổi khí hậu – đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2065.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Phó Tổng thống Harris thực hiện chuyến công du tới Thái Lan để tham dự Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Tại cuộc gặp Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha bên lề Hội nghị, Phó Tổng thống Mỹ đã thảo luận về những nỗ lực chống biến đổi khí hậu, cũng như diễn biến tình hình ở Myanmar.
Đức hướng tới năng lượng hạt nhân để ứng phó khủng hoảng khí đốt?
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck thông báo nước này lên kế hoạch giữ chế độ chờ đối với 2 trong số 3 nhà máy điện hạt nhân còn lại nhằm đảm bảo người dân có đủ điện dùng trong mùa Đông tới.
Nhà máy hạt nhân Isar 2 gần Landshut, Đức tháng 8/2022. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, Bộ trưởng Habeck ngày 5/9 nhấn mạnh động thái này không có nghĩa là Berlin từ bỏ lời hứa trước đó về việc loại bỏ năng lượng hạt nhân vào cuối năm 2022.
Nhà chức trách nhấn mạnh cuộc kiểm tra gần đây của các nhà điều hành lưới điện cho thấy Đức có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng điện vào mùa Đông tới trong bối cảnh thị trường năng lượng châu Âu đang bị siết chặt.
"Rất khó nói trước chúng ta sẽ gặp phải các tình huống và kịch bản khủng hoảng. Tôi phải làm mọi thứ cần thiết để đảm bảo an toàn đối với việc cung cấp nguồn điện", Bộ trưởng Habeck cho hay.
Tuy nhiên, động thái trên dường như không nhận được sự đồng thuận từ các thành viên đảng Xanh của Bộ trưởng Habeck. Các thành viên của đảng này và các đối thủ khác coi năng lượng hạt nhân là một công nghệ có nguy cơ cao tạo ra chất thải phóng xạ sẽ và đè thêm gánh nặng cho thế hệ tương lai.
Mặc dù trước đó, chính phủ cam kết tất cả ba lò phản ứng hạt nhân còn lại của Đức sẽ đóng cửa vào ngày 31/12/2022 song hai nhà máy phía Nam Isar 2 và Neckarwestheim 2 vẫn được duy trì ở trạng thái dự phòng cho đến giữa tháng 4 năm sau nếu như bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào xảy ra. Các hai nhà máy này đều đạt công suất 1.400 megawatt.
Bộ trưởng Habeck lưu ý hai nhà máy hạt nhân này sẽ không được trang bị nhiên liệu mới. "Chúng tôi phải chuẩn bị cho tình huống tồi tệ nhất. Các nhà máy sẽ chỉ mở cửa khi chúng ta cần thêm điện", nhà chức trách phát biểu tại buổi họp báo.
Berlin cũng đang thực hiện các biện pháp khác để đảm bảo nguồn cung điện như phục hồi một số nhà máy nhiệt điện than không hoạt động và tăng công suất lưới điện.
Điện hạt nhân chờ trỗi dậy giữa khủng hoảng năng lượng toàn cầu Đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có, các chính phủ ở phương Tây đang cân nhắc lại quan điểm lâu nay về vai trò của sản xuất điện hạt nhân, tạo tiền đề để điện hạt nhân trở lại. Các tháp làm mát tại nhà máy điện hạt nhân Saint-Laurent-des-Eaux ở Saint-Laurent-Nouan, miền Trung Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN Theo trang...