Mỹ giúp Philippines chống Trung Quốc, Nga giúp Syria kháng Mỹ
Là 2 điểm nóng trên thế giới trong thời gian gần đây, vấn đề biển Đông và chiến sự tại Syria đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận bởi ở những nơi này luôn có sự hiện diện của những cường quốc hàng đầu thế giới…
Mỹ tiếp tục muốn tiến sâu vào biển Đông
Trong cuộc tranh chấp không khoan nhượng giữa Trung Quốc và Philippines trên biển Đông, Mỹ đã từng bước khẳng định vai trò của mình tại khu vực mà Trung Quốc vẫn thường nghĩ là “sân sau” của mình.
Không chỉ lên tiếng khẳng định vai trò của mình tại khu vực Asean và biển Đông, Mỹ còn hiện thực hóa lời tuyên bố của mình bằng việc hiện diện quân sự tại đây với hàng loạt cuộc tập trận lớn nhỏ, vũ khí hiện đại được điều động tới sát khu vực Trung Quốc khẳng định có “giá trị cốt lõi” của mình…
Mới đây nhất để chống lại những tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông, Thượng Viện Mỹ thúc đẩy tiến trình phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển, nhằm mở đường cho Washington tham gia tích cực hơn vào các định chế đa quốc gia.
Ngay từ đầu năm 2009 Tổng thống Barack Obama luôn coi việc phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển là một ưu tiên trong nhiệm kỳ, để mở đường cho Washington tham gia tích cực hơn vào các định chế đa quốc gia. Đề xuất của chủ nhân Nhà Trắng được nhiều thành phần ủng hộ, từ phía quân đội đến các tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ.
Video đang HOT
Tầu Trung Quốc liên tục gây hấn trên biển Đông bất chấp những lời cảnh báo từ Mỹ
Theo đó, chính quyền Obama đang vận động lại Thượng viện trong bối cảnh Washington muốn cân bằng tương quan lực lượng so với Trung Quốc tại Châu Á-Thái Bình Dương. Nhà Trắng cho rằng Hoa Kỳ phải phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển thì mới có đủ trọng lượng khi cần can thiệp vào khu vực Biển Đông, tâm điểm trong mối căng thẳng giữa Trung Quốc và phần còn lại của Asean do nơi đây có những dự trữ dầu khí tiềm tàng.
Bản thân Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện John Kerry nhấn mạnh: “Trung Quốc và nhiều quốc gia khác đang đưa ra những đòi hỏi bất hợp pháp về chủ quyền ở Biển Đông. Phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc sẽ có lợi cho Hoa Kỳ và các đồng minh khu vực để giải quyết những vấn đề trên biển nó sẽ cơ sở pháp lý vững chắc hơn khi nước Mỹ cần phải khẳng định chủ quyền “.
Bên cạnh yếu tố pháp lý, chính quyền Obama còn nêu ra những lợi ích kinh tế một khi Hoa Kỳ phê chuẩn luật biển của Liên Hiệp Quốc. Lợi thế quan trọng nhất là quyền khai thác và thăm dò dầu khí dưới lòng đại dương.
Như vậy, trong trường Thượng viện Mỹ thông qua việc ký Công ước về luật biển, Mỹ sẽ có nhiều hơn sở cứ để “trấn áp” Trung Quốc, cân nhắc trên quyền lợi quốc gia, cán cân sức mạnh trên thế giới Nghị viện Mỹ sẽ phải đưa ra một quyết định mang tính chiến lược…
Nga ngấm ngầm chống Mỹ thông qua Syria
Tranh thủ sự tập trung của Mỹ trong vấn đề biển Đông, Nga đã âm thầm tiến hành giúp đỡ đồng mình chiến lược Syria để giữ lại bức thành trì cuối cùng của mình tại khu vực Tây Á.
Mặc dù, mới đây Nga đã lên tiếng bác bỏ thông tin quốc gia này đang điều động tầu chiến, tầu đổ bộ chở vũ khí và binh lính tới Syria, nhưng theo tin tình báo Mỹ vẫn một mực khẳng định Nga đang ngấm ngầm giúp đỡ Syria.
Theo đó Mỹ khẳng định không chỉ tầu chiến thuộc Hạm đổi Biển đen được lệnh trực chiến mà một chiếc tầu đổ bộ bị nghi ngờ chở máy bay trực thăng và tên lửa tấn công của Nga tới Syria.
Chiếc tầu này được cho là chở một lô hàng gồm các loại đạn dược, máy bay trực thăng MI5 ngoài ra còn có một lực lượng nhỏ lính biệt kích ngầm. Không chỉ vậy nhiều nguồn tin còn cho rằng Nga đang vận chuyển các “hệ thống phòng không” cho Damascus.
Tầu đổ bộ Nga đang được cho là chuyển khí tài và binh lính hỗ trợ chính quyền của Damascus
Tuy nhiên, đại diện của chính phủ Nga đã nhanh chóng bác bỏ tuyên bố trên và cho biết, những chiếc trực thăng được chuyển đến Syria chỉ là một phần của lô hàng được Syria mua từ cuối thời kỳ Xô Viết đã được gửi tới Nga gần đây để bảo trì định kỳ.
Đồng thời Moscows cũng lên tiếng cáo buộc lại Washington đang tích cực cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy hiện đang chống lại chính phủ Syria, và cho rằng hành động này của Mỹ sẽ khiến nội tình của Syria sẽ thêm rối ren.
Cùng một lúc phải trở thành đối trọng với 2 cường quốc hàng đầu thế giới hiện nay là Nga và Trung Quốc, có lẽ Mỹ sẽ phải đau đầu nghĩ ra kế sách ứng phó, và trên một phương diện này đó, kế hoạch “ảnh hưởng toàn cầu” của Mỹ sẽ được cân nhắc lại. Và đâu sẽ là mặt trận Mỹ ưu tiên hơn vấn đề biển Đông hay tình hình Syria?
Theo Phunutoday