Mỹ giữ lại những gì ở Afghanistan khi hoàn tất kế hoạch rút quân?
Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện tại Afghanistan cho tới tháng 9, để ngỏ phương án không kích Taliban trong trường hợp cần bảo vệ các lực lượng Afghanistan.
Máy bay không quân Mỹ bay trên căn cứ Bagram cách thủ đô Kabul 50 km về phía Bắc ngày 1/7. Ảnh: AFP
Theo hãng tin AP, một quan chức quốc phòng giấu tên của Mỹ ngày 2/7 cho biết gần như toàn bộ binh sĩ Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) đã rời Căn cứ Không quân Bagram, tổ hợp quân sự lớn nhất của Mỹ ở Afghanistan, đánh dấu việc sắp hoàn tất kế hoạch rút toàn bộ binh sĩ nước ngoài khỏi quốc gia Tây Nam Á này.
Tuy nhiên, nguồn tin không cho biết thời điểm các binh sĩ cuối cùng của Mỹ và NATO rời khỏi căn cứ này, cũng như không tiết lộ khi nào căn cứ Bagram chính thức được chuyển giao cho các lực lượng Afghanistan.
Trong những ngày tới, đơn vị tác chiến cuối cùng của Mỹ sẽ rời khỏi Afghanistan theo đúng kế hoạch trước thời hạn 11/9 do Tổng thống Joe Biden đề ra.
Quan chức quân sự Mỹ cho biết khi binh sĩ rút khỏi Afghanistan, quyền quyết định tấn công lực lượng Taliban và triển khai các hoạt động nhằm vào phiến quân Al-Qaida sẽ được Tướng Scott Miller chuyển giao cho Tướng Thủy quân Lục chiến Frank McKenzie – một chỉ huy cấp cao Mỹ tại Trung Đông đang làm việc tại Flordia. Các cuộc không kích sẽ huy động chiến đấu cơ ở bên ngoài Afghanistan.
Video đang HOT
Trong khi đó, vị chỉ huy mới của Mỹ ở Afghanistan sẽ là Chuẩn tướng Hải quân Peter Vasely – người đang phụ trách sứ mệnh an ninh tại Đại sứ quán Mỹ. Ông đang ở Kabul và làm việc với Tướng Miller để chuyển giao nhiệm vụ.
Chuẩn tướng Vasely sẽ duy trì 650 binh sĩ chủ yếu đóng quân ngay tại đại sứ quán để đảm bảo sứ mệnh ngoại giao. Bên cạnh đó, Tướng McKenzie cũng sẽ có quyền giữ thêm 300 binh sĩ Mỹ ở Afghanistan để hỗ trợ an ninh, bao gồm tại các sân bay.
Các quan chức Mỹ nhiều lần nhấn mạnh an ninh tại sân bay Quốc tế Hamid Karzai ở Kabul cần được chú trọng để duy trì tuyến đường di chuyển cho phái đoàn ngoại giao của Mỹ tại Afghanistan. Cũng trong thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ sẽ giữ một hệ thống C-RAM, hệ thống phản tên lửa, pháo binh, súng cối, tại sân bay cùng lực lượng vận hành.
Trong cuộc họp báo cuối cùng tại Kabul vào đầu tuần này, Tướng Miller đã miêu tả về một bức tranh ảm đạm về tình hình an ninh tại Afghanistan. Ông lưu ý có nhiều khu vực của quốc gia này sẽ nhanh chóng rơi vào tay Taliban và cảnh báo về nguy cơ xảy ra nội chiến nếu chiều hướng tiếp diễn như hiện nay.
Về phần mình, Mỹ cũng đang nhanh chóng phát triển kế hoạch đưa hàng nghìn người phiên dịch Afghanistan và những người bản địa từng hỗ trợ hay hợp tác với liên quân rời khỏi đất nước. Binh sĩ Mỹ cũng sẽ cần được huy động để đảm bảo hoạt động sơ tán này.
Cơ bản, việc Mỹ rút quân đã hoàn thành thỏa thuận hòa bình với Taliban mà chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump ký vào tháng 2/2020. Thỏa thuận này kêu gọi Mỹ rút quân, đổi lại, Taliban tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ với nhóm khủng bố Al-Qeada và đảm bảo rằng Afghanistan sẽ không trở thành nơi ẩn náu của các phần tử khủng bố.
Quân đội Mỹ có thể từ chối bắn đại bác chia tay Trump
Lầu Năm Góc được cho là đã từ chối đề nghị của Trump về việc tổ chức lễ chia tay với 21 phát đại bác khi ông rời nhiệm sở.
Defense One, trang chuyên đưa tin về quốc phòng Mỹ, cuối tuần qua dẫn lời hai quan chức cấp cao cho biết Lầu Năm Góc chưa có kế hoạch tổ chức lễ chia tay với Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump. Đây có thể là lần đầu tiên quân đội Mỹ không tổ chức buổi lễ "chào tạm biệt" truyền thống với tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang trước khi hết nhiệm kỳ.
Truyền thông Mỹ trước đó đưa tin Tổng thống Trump đang cân nhắc kế hoạch tổ chức lễ chia tay tại căn cứ quân sự Andrews ở Maryland với quy mô như chuyến thăm cấp nhà nước. Buổi lễ sẽ có sự xuất hiện của người ủng hộ Tổng thống, thảm đỏ, đội tiêu binh, đội quân nhạc và 21 phát đại bác, nguồn thạo tin tiết lộ.
Tổng thống Trump phát biểu trước các binh sĩ tại căn cứ Bagram của Mỹ ở Afghanistan hồi tháng 11/2019. Ảnh: Reuters.
Bắn 21 phát đại bác là nghi thức chào đón nguyên thủ quốc gia trang trọng nhất trong các chuyến thăm cấp nhà nước trên thế giới. Truyền thống này được bắt nguồn từ nước Anh vào thế kỷ 17.
Kể từ thời cựu tổng thống Ronald Reagan vào năm 1989, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tổ chức lễ "Lời chia tay từ các lực lượng vũ trang" dành các cựu tổng thống khi họ kết thúc nhiệm kỳ.
Ngày 4/1/2017, quân đội Mỹ cũng tổ chức buổi lễ chia tay tổng thống Obama tại căn cứ liên hợp Myer-Henderson Hall ở Virginia, nơi Obama duyệt đội danh dự và phát biểu tiễn biệt các lực lượng vũ trang.
Obama tạm biệt quân đội Mỹ trong buổi lễ ngày 4/1/2017 tại căn cứ liên hợp Myer-Henderson Hall ở Virginia. Ảnh: US Army .
Việc Lầu Năm Góc không tổ chức lễ chia tay cho Trump năm nay dường như sẽ phá vỡ thông lệ của lực lượng này. "Điều này thật đáng tiếc, nhưng chẳng có gì bất ngờ", biên tập viên Kevin Baron của Defense One nhận định.
Nhà Trắng vẫn chưa bình luận về kế hoạch lễ chia tay của Tổng thống.
Trước khi rời nhiệm sở, Trump được cho là sẽ sử dụng nốt quyền lực ân xá. Nguồn thạo tin của CNN dự đoán đợt "bão ân xá" tiếp theo của Tổng thống Mỹ có thể diễn ra vào ngay trước ngày người kế nhiệm Joe Biden nhậm chức.
IS thừa nhận đánh bom tại một trung tâm giáo dục của Afghanistan Vụ đánh bom liều chết do Tổ chức Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện ngày 23/10 tại một trung tâm giáo dục ở thủ đô Kabul đã khiến 24 người thiệt mạng và 57 người bị thương, hầu hết nạn nhân là học sinh. Nạn nhân bị thương sau vụ đánh bom liều chết ở thủ đô Kabul, Afghanistan ngày 24/10/2020. (Ảnh:...