Mỹ: Giết 70.000 chim để dẹp đường cho máy bay
Các nhà chức trách cho rằng việt giết chim giúp đường bay an toàn hơn trong khi số liệu lại cho thấy số vụ va chạm với chim vẫn gia tăng.
Gần 70.000 con chim đã bị giết tại thành phố New York nhằm đảm bảo an toàn đường bay
Gần 70.000 con chim đã bị giết tại thành phố New York, Mỹ, chủ yếu bằng cách bắn và đặt bẫy, từ năm 2009 đến nay nhằm đảm bảo an toàn đường bay, Guardian đưa tin. Hầu hết số chim bị giết thuộc loài mòng biển, chim sáo và ngỗng trời.
Việc giết chim bắt đầu sau khi một máy bay US Airways buộc phải hạ cánh trên sông Hudson do nhiều chim bị hút vào động cơ của máy bay.
Những con chim được cho là khiến máy bay do thuyền trưởng Chesley “Sully” Sullenberger lái bị hỏng động cơ, buộc phải hạ cánh trên sông Hudson 8 năm trước.
Cũng theo báo Anh, không rõ việc giết chim có giúp làm cho đường bay an toàn hơn hay không.
Một bài phân tích dữ liệu liên bang Mỹ của AP cho thấy tại sân bay LaGuardia và Newark, sau nhiều năm giết chim, số vụ va chạm với chim thực chất vẫn gia tăng.
Video đang HOT
Cộng lại, cả hai sân bay tăng từ trung bình 158 va chạm/năm lên 299 va chạm/năm. Tuy nhiên, điều này cũng có thể do kĩ thuật tiên tiến nên có nhiều báo cáo về va chạm chim hơn, Guardian viết.
Máy bay của hãng hàng không US Airways hạ cánh xuống nước sau một vụ va chạm với chim năm 2009
Tại sân bay Kennedy, nơi nằm trên đường di cư của nhiều loài chim, số va chạm cũng tăng lên mặc dù số chim bị giết giảm nhẹ.
“Cần phải có một giải pháp lâu dài mà không dựa vào việc giết hại chim và cũng phải giúp cho chúng ta an toàn khi bay”, Jeffrey Kramer, thuộc nhóm theo dõi ngỗng trời New York, nói.
Các quan chức tham gia vào chương trình giết chim thì tin rằng họ đã giúp các chuyến bay an toàn hơn. Để lập luận, các quan chức nói rằng từ sau vụ việc máy bay hạ cách trên sông Hudson, không có vụ va chạm nghiêm trọng nào liên quan đến chim cho đến nay
“Chúng tôi làm những gì tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ”, Laura Francoeur, giám đốc Sinh học hoang dã tại Cảng hàng không New York và New Jersey, cho biết.
Ngày 15.1.2009, một máy bay số hiệu 1549 của hãng hàng không US Airways cất cánh từ sân bay LaGuardia và gần như ngay lập tức đâm vào một đàn ngỗng Canada lớn. Hai động cơ bị hỏng. Phi công Sullenberger, hay còn gọi là Sully, đã lái máy bay hạ cánh trên sông Hudson lạnh cóng. Tất cả 155 người trên máy bay đều sống sót. Sự việc được lấy cảm hứng để làm bộ phim “Cơ trưởng Sully”, gây “bão” phòng vé vào năm ngoái.
Theo Danviet
Brazil: Dơi quỷ lần đầu tiên chuyển sang hút máu người
Loài dơi quỷ chân lông (Diphylla ecaudata) ở Brazil bắt đầu chuyển sang hút máu người, điều mà trước đây các nhà khoa học nghĩ là chuyện không tưởng.
Loài dơi quỷ ở Brazil lần đầu tiên chuyển sang hút máu người.
Theo Science Alert, loài dơi quỷ đang làm quen với việc hút máu người, thay vì chỉ hút máu loài chim như trước đây. Đây là phát hiện mới của Enrico Bernard, giảng viên Đại học Pernambuco cùng các cộng sự.
Họ phân tích 70 mẫu chất thải lấy từ bầy dơi quỷ sống trong Vườn quốc gia Catimbau, đông bắc Brazil. Kết quả cho thấy ba trong 15 mẫu ADN thu được có dấu vết của máu người. "Chúng tôi rất ngạc nhiên bởi loài dơi trước đây không quen hút máu động vật có vú", Bernard nói.
Những con dơi quỷ thường tấn công, hút máu các loài chim lớn vào ban đêm. Chúng đã quen với việc tiêu hóa chất béo, thành phần chính trong máu chim, khác với loại máu đặc giàu protein của động vật có vú.
Các thí nghiệm trước đây cho thấy khi chỉ có máu lợn và dê, loài dơi thậm chí còn chọn cách nhịn đói và có thể chết vì nguyên nhân này.
Loài dơi quỷ thay đổi tập tính vì môi trường sống bị con người xâm lấn.
Các nhà nghiên cứu giải thích, sự xâm lấn môi trường sống của con người, là nguyên nhân loài dơi quỷ phải làm quen với loại máu mới. Vườn quốc gia Catimbau là nơi sinh sống của nhiều gia đình, trong khi loài chim, con mồi chính của dơi lại dần biến mất vì nạn săn bán và chặt phá rừng.
Bernard và nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy máu gà trong các mẫu thử nghiệm. Gà được nuôi nhốt trong các trang trại gần khu vực. "Dơi quỷ đang tập thích nghi với môi trường và khai thác nguồn thức ăn mới".
Việc loài dơi thay đổi tập tính không chỉ đe dọa đến con người mà còn gây lo ngại về khả năng lây truyền bệnh tật. Nhà nghiên cứu Daniel Becker, đến từ trường Đại học Georgia (Mỹ) cho rằng, các loại virus gây bệnh có nguồn gốc từ dơi cần phải được tìm hiểu kỹ lưỡng.
"Các nghiên cứu trước đây phát hiện loài dơi quỷ mang virus hanta, loại virus gây bệnh hô hấp và có thể khiến con người tử vong", Becker nói. Dơi quỷ có thể vào phòng ngủ thông qua lỗ thông trên mái nhà, hoặc tấn công những người ở ngoài trời vào ban đêm.
Trong những nghiên cứu tiếp theo, Bernard và các cộng sự muốn tìm hiểu thời gian và cách thức những người dân địa phương bị loài dơi quỷ tấn công.
Theo Đăng Nguyễn - Science Alert (Dân Việt)
Bắt gặp mây đẹp cực lạ trên bầu trời Úc Hành khách chụp ảnh đám mây kì lạ trong chuyến bay từ Perth đến Adelaide, nước Úc. Đám mây kì lạ được một hành khách trên máy bay chụp ảnh Một hành khách máy bay đã chụp lại bức ảnh cho thấy đám mây có hình dạng tuyệt đẹp trên bầu trời nước Úc, BBC đưa tin. Ilya Katsman, 22 tuổi, nhìn thấy...