Mỹ giảm nhẹ nhận định về chiến tranh Trung – Nhật
Hôm qua, Lầu Năm Góc ra tuyên bố giảm nhẹ ý nghĩa của việc một sĩ quan tình báo hải quân Mỹ cấp cao cho rằng Trung Quốc đang huấn luyện lực lượng cho một cuộc chiến tranh chớp nhoáng với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
Ảnh minh họa
Theo Fox News, tại một cuộc hội thảo về chiến lược hàng hải, Phó tham mưu trưởng tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương James Fanell nói lực lượng Mỹ đã chứng kiến cảnh binh sĩ Trung Quốc tập trận đổ bộ chiếm đảo quy mô lớn.
Từ đó, sĩ quan này nhận định Trung Quốc đang sẵn sàng cho một chiến dịch chớp nhoáng nhằm “chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hoặc thậm chí cả quần đảo Ryukyu”. Đến hôm qua, phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby tuyên bố đó là “quan điểm riêng của ông Fanell”.
Video đang HOT
Cùng ngày, nhân chuyến thăm Philippines, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop kêu gọi Trung Quốc và Nhật nhanh chóng xuống thang căng thẳng, theo Reuters. Bà Bishop cũng khẳng định Úc ủng hộ việc cho ra đời Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của một giải pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế cho tranh chấp tại đây. Trong khi đó, tờ Inquirer ngày 21.2 dẫn lời Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines Emmanuel Bautista cam kết bảo vệ ngư dân nước này trước mọi hành động “khủng bố hay hăm dọa” trên biển.
Theo TNO
Quốc tế phản đối ADIZ của Trung Quốc
Chính phủ Nhật Bản chỉ đạo các công ty hàng không nước này không cần nộp kế hoạch bay và xin phép khi đi qua ADIZ trên biển Hoa Đông của Trung Quốc.
Mỹ sát cánh với Nhật Bản sau khi lên tiếng không công nhận vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông của Trung Quốc
Cộng đồng quốc tế tiếp tục phản ứng việc Trung Quốc đơn phương thành lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông (ECSADIZ).
Hôm 26/11, chính phủ Úc đã triệu đại sứ Trung Quốc tới để bày tỏ lo ngại đồng thời mong chờ lời giải thích từ phía Bắc Kinh. Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nhận định quyết định trên của Trung Quốc không giúp ích gì cho sự ổn định của khu vực vốn đang nóng bỏng vì những tranh chấp biển đảo. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Úc song Washington vẫn là đồng minh chủ chốt của Canberra, còn Tokyo là "bạn tốt nhất" ở châu Á.
Trước đó một ngày, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng triệu một nhà ngoại giao Trung Quốc đến để phản đối việc ECSADIZ trùm lên một vùng không phận Hàn Quốc, trong đó có bãi đá ngầm Ieodo (Trung Quốc gọi là Tô Nham Tiêu). Tuần duyên Hàn Quốc hôm 26-11 cho hay số lần máy bay giám sát biển Trung Quốc bay gần trạm nghiên cứu hải dương của Hàn Quốc ở Ieodo tăng đáng kể, với 37 chuyến từ đầu năm đến nay. Con số này cả năm 2012 là 36 và năm 2011 là 27.
Tiếng nói "nặng ký" nhất thuộc về Mỹ. Washington tiếp tục ủng hộ đồng minh Nhật Bản bằng tuyên bố không công nhận ECSADIZ. Trên chuyên cơ Air Force One hôm 25/11, phó phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest khẳng định: "Tuyên bố của Trung Quốc là sự khiêu khích không cần thiết. Tranh chấp lãnh thổ nên được giải quyết bằng ngoại giao". Cùng ngày, người phát ngôn Lầu Năm Góc Steve Warren nói chắc nịch: "Khi chúng tôi bay vào khu vực này, chúng tôi sẽ không đăng ký kế hoạch bay, không thông báo hệ thống tín hiệu, sóng radio và logo theo yêu cầu của Trung Quốc. Chúng tôi sẽ không thay đổi cách thức hoạt động vì chính sách mới này".
Nhấn mạnh sự không công nhận với ECSADIZ, chính phủ Nhật Bản hôm 26/11 chỉ đạo các công ty hàng không trong nước không nộp kế hoạch bay và xin phép khi đi qua không phận này. Động thái này diễn ra sau khi 2 hãng Japan Airlines và All Nippon Airways thông báo với Trung Quốc về các chuyến bay từ Nhật Bản sang Đài Loan như một biện pháp phòng ngừa.
Bộ Giao thông Nhật Bản cho biết sẽ không có bất kỳ thay đổi nào trong việc quản lý không phận. Bộ trưởng Giao thông Akihoro Ota mong muốn các hãng hàng không Nhật Bản sẽ có quyết định phù hợp với lập trường của chính phủ.
Vùng ECSADIZ mà Trung Quốc thiết lập hôm 23/11 bao gồm không phận trên quần đảo Senkaku thuộc kiểm soát của Nhật Bản, nơi mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.
Sẽ lập ADIZ ở biển Đông! Không lâu sau khi lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông, Thiếu tướng Doãn Trác, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Cố vấn của Hải quân Trung Quốc, cho hay chính phủ nước này sẽ tiến tới thiết lập ADIZ trên Hoàng Hải và biển Đông. Trong một diễn biến khác, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã rời cảng ở Thanh Đảo hôm 26/11 để bắt đầu hành trình kéo dài 23 ngày xuống biển Đông. Đi cùng là 4 tàu khu trục lớn nhỏ nhưng Tân Hoa Xã không cho biết hải trình cụ thê.
Theo Xahoi
Úc triệu Đại sứ Trung Quốc vì vùng nhận dạng phòng không Ngày 26.11, Bộ Ngoại giao Úc triệu tập Đại sứ Trung Quốc để bày tỏ quan ngại về vùng nhận dạng phòng không tại biển Hoa Đông (ECSADIZ), theo AFP. Tàu cá đi ngang quần đảo tranh chấp Nhật - Trung Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: AFP Ngoại trưởng Úc Julie Bishop cho biết hành động tuyên bố thành lập ECSADIZ của Trung Quốc...