Mỹ giảm chi hỗ trợ an ninh cho Đông Nam Á
Trong khi Mỹ đẩy mạnh chiến lược “xoay trục về châu Á”, nhưng các khoản viện trợ an ninh cho khu vực Đông Nam Á lại giảm sút.
Hai Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Mỹ chúc mừng sau khi ký kết Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt Nam – Mỹ tại Hà Nội ngày 1.6.2015Bộ Quốc phòng Mỹ
Theo trang Huffington Post ngày 4.5 dẫn thông tin từ Hội đồng quan hệ đối ngoại (CFR, Mỹ), năm 2011, chính phủ Tổng thống Barack Obama công bố chiến lược “tái xoay trục về châu Á”. Một trong những khía cạnh của xoay trục là củng cố quan hệ an ninh ở khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, một phân tích về việc Mỹ hỗ trợ an ninh cho 10 nước ASEAN cho thấy tổng khoản chi hỗ trợ an ninh cho khu vực này giảm 19% từ năm 2010, tức trước khi có chiến lược trên. Nếu cộng thêm lạm phát, tổng khoản chi hỗ trợ an ninh khu vực này bị giảm còn sâu hơn.
Trong 10 nước ASEAN, chỉ có Việt Nam, Myanmar và Lào nhận nhiều khoản hỗ trợ an ninh trong năm 2015, lớn hơn so với năm 2010. Và chỉ có Việt Nam nhận sự hỗ trợ gia tăng cho các chương trình vốn trực tiếp gia tăng quan hệ quân sự với Mỹ.
Đa phần sự hỗ trợ cho Lào là vào các chương trình tháo gỡ mìn, sự hỗ trợ an ninh cho Myanmar chủ yếu để phòng chống ma túy và gỡ mìn. Hỗ trợ an ninh cho Brunei giàu có và cho Campuchia không đáng kể. Sự hỗ trợ an ninh cho Thái Lan và Philippines giảm 79,9% và 8,8% mỗi nước từ năm 2010.
Video đang HOT
Hỗ trợ dành cho Indonesia, Malaysia và Singapore, ba đối tác quan trọng của Mỹ ở các lĩnh vực chia sẻ thông tin tình báo, chống khủng bố, tuần tra chống hải tặc cùng các chương trình khác giảm lần lượt 51,7%, 58,2% và 71,4%.
Sự giảm hỗ trợ này cho thấy có vẻ Nhà Trắng không giữ lời hứa tăng cường quan hệ an ninh với các nước Đông Nam Á. Chính phủ Obama chỉ bắt đầu tăng cường hỗ trợ an ninh hàng hải cho ASEAN từ năm 2015.
Để an toàn, các nhà làm luật Mỹ đã yêu cầu Nhà Trắng cắt giảm vài khoản hỗ trợ Thái Lan sau cuộc đảo chính ở nước này hồi tháng 5.2014. Lãnh đạo Mỹ cũng cảnh giác tăng cường quan hệ an ninh với các nước như Campuchia, Myanmar và Lào. Còn Malaysia, Indonesia và Philippines lại là các đối tác tương đối ổn định của Mỹ trong việc duy trì tự do hàng hải trên Biển Đông, theo CFR.
Trong khi đó, Nhà Trắng vẫn ưu tiên hỗ trợ an ninh cho châu Âu và Trung Đông. Như biểu đồ cho thấy, sự hỗ trợ cho Đông Nam Á giảm 34,5 triệu USD từ năm 2010 và năm 2015, trong khi tổng khoản hỗ trợ an ninh cho Trung Đông và Bắc Phi tăng gần 1,3 tỉ USD trong cùng kỳ. Từ năm 2010 đến 2015, hỗ trợ an ninh của Mỹ dành cho châu Âu giảm 52,9 triệu USD.
Sự nổi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) cùng nội chiến ở Ukraine là các lý do chính để Mỹ tiếp tục chú trọng hỗ trợ châu Âu và Trung Đông.
Tuy nhiên, sự hỗ trợ an ninh cho Đông Nam Á vẫn tương đối nhỏ: sự hỗ trợ cho Trung Đông và Bắc Phi nhiều hơn gấp 50 lần so với khoản tiền giúp Đông Nam Á trong năm 2015, và châu Âu nhiều gần gấp ba lần so với ASEAN năm 2015.
Hồi giữa tháng 4.2016, tạp chí Diplomat đưa tin Lầu Năm Góc bắt đầu chương trình an ninh hàng hải mới cho các nước Đông Nam Á gần Biển Đông. Chương trình này có tên “Sáng kiến an ninh hàng hải Đông Nam Á” (MSI) trị giá 425 triệu USD trong vòng 5 năm cho Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines.
Mục tiêu của MSI là cải thiện khả năng hàng hải của các nước này nhằm giúp đối phó những thách thức, bao gồm các hành vi hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tổng số tiền cấp cho MSI năm 2016 là 49,72 triệu USD, trong đó hơn 41 triệu USD (gần 85%) cấp cho Philippines. Việt Nam chỉ nhận được 2 triệu USD để hiện đại hóa tàu và máy bay tuần tra, hỗ trợ hoạt động tìm kiếm – cứu hộ, kiểm soát, hệ thống liên lạc và huấn luyện. Malaysia nhận 3 triệu USD, Indonesia và Thái Lan nhận lần lượt 2 triệu USD và 1 triệu USD mỗi nước.
Anh Thái
Theo Thanhnien
Ba nước Đông Nam Á sẽ tuần tra chung ở Biển Đông
Indonesia, Malaysia và Philippines nhất trí phối hợp tuần tra chống cướp biển tại Biển Đông cũng như thiết lập trung tâm khủng hoảng để đối phó với tình trạng khẩn cấp.
Tàu Malaysia và Singapore rời căn cứ hải quân Lumut tới Eo biển Malacca tập trận. Ảnh: aseanmildef
Theo CNA, quyết định được thống nhất trong cuộc họp giữa các quan chức dân sự và quân sự của ba nước, do Indonesia chủ trì ở thành phố Yogyakarta. Các nước này đều có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.
"Cuộc họp được tiến hành nhằm đề ra các kế hoạch hợp tác tuần tra chung", Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói. Giới chức cũng thảo luận chi tiết về quy trình hoạt động tiêu chuẩn cả ba nước cùng chia sẻ.
"Đầu tiên, chúng ta cần tìm ra cách hợp tác tuần tra chung", ông Widodo nói. "Thứ hai, nếu có vụ việc xảy ra, chúng ta cần xác định các bước hành động. Thứ ba, về trao đổi thông tin, chúng ta sẽ cần mở đường dây nóng giữa các trung tâm khủng hoảng của chúng ta".
Cuộc gặp ba bên diễn ra sau các vụ bắt cóc ở vùng biển ngoài khơi phía nam Philippines và phía bắc Borneo, nơi Indonesia chia sẻ đường biên giới với Malaysia. Hơn 55 triệu tấn hàng và hơn 18 triệu hành khách hàng năm di chuyển qua khu vực. Nhưng ngày càng nhiều dân thường cả ba nước đang trở thành nạn nhân bắt cóc tại khu vực chiến lược.
Trong 5 tuần qua, 14 thủy thủ Indonesia, 4 thủy thủ Malaysia bị các tay súng bắt cóc khỏi tàu. Chúng được cho là có quan hệ với nhóm khủng bố Abu Sayyaf. 10 người Indonesia bị bắt hồi cuối tháng ba được thả hôm 1/5 và đã trở về nhà. Malaysia cho rằng cần xử lý nguyên nhân gốc rễ khiến số vụ bắt cóc gia tăng, đó là tình trạng bất ổn ở phía nam Philippines, thành trì của Abu Sayyaf.
Trọng Giáp
Theo VNE
Nhật tài trợ 7 tỉ USD cho các nước hạ lưu sông Mekong Nhật Bản muốn hợp tác với các nước hạ lưu sông Mekong và giúp các nước này cải thiện cơ sở hạ tầng và thúc đẩy phát triển với nguồn viện trợ 750 tỉ yen, tương đương 7 tỉ USD trong vòng 3 năm. Ngoại trưởng Nhật ủng hộ các nước Đông Nam Á phát triển hạ lưu sông MekongReuters Ngoại trưởng Fumio...