Mỹ: Giải thưởng Đột phá trị giá 3 triệu USD được trao cho nghiên cứu về lực hấp dẫn
Giải thưởng Đột phá Đặc biệt về Vật lý cơ bản đã được trao cho ông Steven Weinberg – một giáo sư làm việc tại Đại học Texas ở thành phố Austin (Mỹ).
Nhà khoa học Steven Weinberg. Ảnh: The University of Texas at Austin/TTXVN
Trong thông báo ngày 11/9, Ủy ban bình chọn Giải thưởng Đột phá đã khen ngợi “vai trò đi đầu liên tục của Weinberg trong các nghiên cứu về vật lý cơ bản, với tác động rộng khắp của các hạt nguyên tử, lực hấp dẫn và vũ trụ học, cũng như truyền đạt kiến thức khoa học cho quy mô lớn những người quan tâm”.
Video đang HOT
Ông Juan Maldacena – Chủ tịch Ủy ban bình chọn giải thưởng, cho biết: “Steven Weinberg đã phát triển nhiều công cụ lý thuyết quan trọng mà chúng tôi sử dụng để mô tả các hiện tượng tự nhiên ở cấp độ cơ bản”. Giáo sư Weinberg sẽ chính thức được nhận được giải thưởng trị giá 3 triệu USD này tại lễ trao giải thưởng tổ chức vào tháng 3/2021 – bị lùi thời điểm so với dự kiến ban đầu do những ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Đây là lần thứ 6 giải thưởng này được trao. Những người chiến thắng trước đó là nhà khoa học lừng danh Stephen Hawking; nhóm 7 nhà khoa học thuộc Viện Vật lý hạt châu Âu (CERN) – cho công trình phát hiện ra hạt Higgs; nhóm nhà khoa học thuộc đài quan sát sóng hấp dẫn LIGO; nhà khoa học Jocelyn Bell Burnell – người đã khám phá ra ẩn tinh; và hai nhà khoa học Sergio Ferrara, Daniel Freedman và Peter van Nieuwenhuizen với lý thuyết Siêu trọng lực của họ.
Giải thưởng Đột phá về Vật lý cơ bản là một trong 3 giải thưởng thuộc hệ thống Giải thưởng Đột phá của Mỹ, vốn được ca ngợi là “Giải Oscar của giới khoa học”. Kể từ khi ra đời vào năm 2012, Giải thưởng Đột phá đã trao hơn 250 triệu USD để vinh danh các nhà khoa học hàng đầu thế giới về những nghiên cứu chuyển đổi mô hình của họ trong các lĩnh vực Vật lý cơ bản, Khoa học đời sống và Toán học.
AI phát hiện 50 hành tinh mới từ dữ liệu cũ của NASA
Các nhà khoa học Anh đánh dấu bước đột phá về công nghệ trong thiên văn học khi xác định được 50 hành tinh mới bằng trí tuệ nhân tạo (AI).
Các nhà thiên văn học và khoa học máy tính Đại học Warwick (Anh) xây dựng thuật toán máy học để đào sâu vào dữ liệu cũ về hàng ngàn hành tinh tiềm năng của NASA. Những ứng cử viên này không phải lúc nào cũng là hành tinh thật sự. Khi tìm kiếm ngoại hành tinh (hành tinh ngoài hệ mặt trời), nhà khoa học thường tìm kiếm sự sụt giảm độ sáng của vật thể bí ẩn, dấu hiệu cho thấy có gì đó đi ngang phía trước ngôi sao. Tuy nhiên, các điểm sáng cũng có thể tạo ra bởi các yếu tố khác như can thiệp trong hậu cảnh hay sai sót của camera.
Ngày nay, công nghệ AI mới có thể chỉ ra sự khác biệt đó. Nhóm nghiên cứu đã đào tạo thuật toán bằng cách cho nó xem xét các dữ liệu được kính viễn vọng Kepler Space Telescope của NASA thu thập được trong 9 năm trên không gian ngoài thiên hà. Một khi thuật toán học được cách phân biệt chính xác hành tinh thật sự với hành tinh giả, nó sẽ được dùng để phân tích bộ dữ liệu cũ chưa từng được xác nhận. Đây chính là nơi họ tìm thấy 50 ngoại hành tinh.
50 ngoại hành tinh, vốn có quỹ đạo xoay quanh các ngôi sao khác, có kích thước từ lớn như sao Hải Vương đến nhỏ hơn Trái đất. Một số quỹ đạo của chúng lên tới 200 ngày và một số chỉ kéo dài vài ngày. Khi các nhà thiên văn học biết được chúng là hành tinh thật, họ sẽ ưu tiên để quan sát kỹ hơn.
Phát hiện của nhóm nhà nghiên cứu được công bố trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. David Armstrong, một trong các tác giả chính của nghiên cứu, cho biết nói về xác định hành tinh, chưa có ai từng dùng kỹ thuật máy học trước đó. Với tác dụng đã được kiểm chứng, họ hi vọng có thể dùng AI cho các sứ mệnh viễn vọng hiện tại và tương lai. Sau khi được đào tạo đúng đắn, AI nhanh hơn các kỹ thuật hiện tại và có thể tự động hóa để tự thực hiện.
Nghiên cứu chỉ ra thuật toán "xác định hàng ngàn ứng cử viên chưa từng chứng kiến chỉ trong vài giây". Do dựa trên máy học, nó sẽ cải thiện theo thời gian và tiếp tục hiệu quả hơn với mỗi khám phá mới. Nhóm nghiên cứu tranh luận các nhà thiên văn học nên sử dụng nhiều kỹ thuật xác định hành tinh - bao gồm cả thuật toán mới - để tìm ngoại hành tinh trong tương lai. Cho tới lúc này, khoảng 30% tất cả hành tinh đã biết đều chỉ dùng một phương thức.
Armstrong bổ sung rằng thuật toán có thể dùng để phân tích dữ liệu từ TESS, sứ mệnh khảo sát toàn bộ bầu trời của NASA kết thúc vào ngày 4/7. Thông qua lập bản đồ 75% bầu trời, TESS đã xác định được 66 ngoại hành tinh mới và gần 2.100 ứng viên. Trong số các ngoại hành tinh được xác nhận, có một ngoại hành tinh kích thước tương đương Trái đất, có thể có sự sống.
Đột phá bất ngờ, các nhà khoa học tìm ra điểm yếu 'bắt thóp' hàng nghìn tỉ con châu chấu Mới đây, các nhà khoa học đã khám phá ra một thông tin hữu ích có thể sử dụng để đối phó với nạn châu chấu trong tương lai. Tính tới thời điểm hiện tại, hàng loạt thảm họa đã xảy ra trong năm 2020. Bên cạnh những thiên tai thường thấy như cháy rừng, lũ lụt và động đất, dịch bệnh COVID-19...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tranh cãi quán cà phê 'vườn thú người' ở Thái Lan

Mở cốp xe máy, người phụ nữ sốc nặng khi thấy thứ đáng sợ

Chật vật cảnh vợ chồng già U80 nuôi con gái 5 tuổi

Đang đi bộ, người dân có phát hiện rùng rợn chưa từng thấy dưới giếng sâu

Không phải đà điểu, đây mới là loài chim sở hữu đôi chân dài so với tỷ lệ cơ thể

Tìm thấy chó thất lạc hơn 500 ngày trên đảo Úc

'Rồng biển' khổng lồ lộ diện từ lòng suối ở Mississippi

Nhặt được cá thể cu li cực kỳ quý hiếm ở ven đường

Những kế hoạch khó tin, đáng sợ của các tỷ phú công nghệ

Học sinh hoảng loạn khi thấy rắn hổ mang chúa bò trên sân trường

Ếch phi tiêu độc Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon

Khám phá vẻ đẹp và sinh cảnh của các loài sếu trên thế giới
Có thể bạn quan tâm

Xung đột Hamas-Israel: Ai Cập thúc đẩy sáng kiến ngừng bắn mới tại Gaza
Thế giới
18:13:57 29/04/2025
Tình tin đồn Quang Linh thức trắng chờ xem diễu binh, "chốt" lấy chồng Việt
Netizen
18:11:03 29/04/2025
Điều tra vụ phụ huynh vào trường hành hung nữ giáo viên
Tin nổi bật
18:05:49 29/04/2025
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ăn gì?
Ẩm thực
18:04:41 29/04/2025
Chuyện ít biết về tác giả ca khúc 'Đất nước trọn niềm vui'
Nhạc việt
18:01:15 29/04/2025
Khán giả 'khóc sưng mắt' khi xem 'Lật mặt 8' của Lý Hải
Hậu trường phim
17:57:02 29/04/2025
Giao xe mô tô cho con trai gây tai nạn, người cha bị khởi tố
Pháp luật
17:48:27 29/04/2025
Nữ NSND nổi tiếng cả nước: Chồng là anh hùng phi công, sống ở TP.HCM vẫn có nhà 3 tầng tại Hà Nội
Sao việt
17:44:15 29/04/2025
Kim Soo-hyun đối mặt các vụ kiện đòi bồi thường "khủng"
Sao châu á
17:39:36 29/04/2025
Tử vi 12 con giáp hôm nay 30/4: Thân yên ắng, Hợi sự nghiệp thăng hoa
Trắc nghiệm
17:27:47 29/04/2025