Mỹ giải thích F-35 dùng bảng mạch Trung Quốc: Ngây thơ!
Chuyên gia e ngại quan điểm của Bộ Quốc phòng Mỹ dùng công nghệ Trung Quốc cho F-35 và giải thích không có rủi ro bảo mật.
Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây ra một thông cáo liên quan đến các thông tin cho rằng cơ quan này đang sử dụng các bảng mạch chính trong máy báy chiến đấu F-35 Lightning II từ một công ty Trung Quốc, vốn tạo ra làn sóng chỉ trích vài tháng qua.
Mỹ khẳng định dùng công nghệ Trung Quốc không có vấn đề gì.
Theo National Interest, Lầu Năm Góc không phủ nhận về thông tin công ty Trung Quốc cung cấp các bảng mạch chính cho F-35. Công ty này là Exception PCB, thuộc công ty mẹ Thâm Quyến Fastprint, Trung Quốc.
Các bảng mạch “điều khiển nhiều tính năng cốt lõi của F-35″, “bao gồm cả động cơ, ánh sáng, nhiên liệu và hệ thống định vị”.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định Exception PCB chỉ là nhà sản xuất và không có rủi ro nào đối với chuỗi cung ứng cho máy bay chiến đấu F-35.
“Exception PCB sản xuất bảng mạch trần và do đó, không có rủi ro nào liên quan đến sản phẩm của họ trong chuỗi cung ứng máy bay F-35″ – thông báo nêu rõ.
Exception PCB có trụ sở tại Gloucestershire, tây nam nước Anh, sản xuất các linh kiện điện tử cho F-35. Công ty này đã được mua lại bởi Thâm Quyến Fastprint vào năm 2013 và nay thuộc sở hữu của Công ty mẹ ở Trung Quốc.
Sputnik cho biết ngoài F-35, Exception PCB còn sản xuất các bộ phận máy bay Eurofighter Typhoon, F-16 của Lockheed Martin và trực thăng tấn công Apache.
Giám đốc công ty này, ông Mike Devine, thừa nhận Exception PCB chịu trách nhiệm sản xuất bảng mạch trần ở Anh cho tất cả công ty hàng không vũ trụ và quốc phòng, đồng thời hợp tác với Công ty GE Aviation (Mỹ) trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, ông Devine nhấn mạnh Exception PCB đã làm mọi thứ có thể để đảm bảo không có công dân Trung Quốc nào truy cập trái phép được vào dữ liệu của F-35.
“Tất cả dữ liệu được bảo mật trên một máy chủ nội bộ riêng biệt và quyền truy cập vào dữ liệu được bảo vệ bằng mật khẩu, chỉ cho một số người được lựa chọn truy cập” – ông Devine khẳng định.
Video đang HOT
Trong khi đó, Lockheed Martin không thể hiện rõ thái độ kiên quyết về các thông tin này như những gì Lầu Năm Góc tuyên bố.
Lockheed Martin cảnh báo những rủi ro vẫn tồn tại dù tất cả bộ phận của F-35 được kiểm tra nhiều lần trong mỗi giai đoạn sản xuất. Song, tập đoàn này tuyên bố:
“Exception PCB không có khả năng truy cập vào bất kỳ thông tin chương trình nhạy cảm nào. Nếu xác định được họ là một nguồn cung cấp không phù hợp trong tương lai, GE Aviation có các nguồn cung cấp thay thế để không làm ảnh hưởng đến chương trình F-35″.
Trên trang điện tử công ty Thâm Quyến Fastprint giới thiệu: “Nhóm các công ty của Thâm Quyến Fastprint cung cấp các thiết bị sản xuất ở Anh, Mỹ, châu Âu, sở hữu các công ty thương mại ở Anh, Mỹ, Israel, Trung Quốc và các nước EU khác”, cũng như “hỗ trợ toàn cầu đối với các lĩnh vực thuộc về hàng không vũ trụ”.
Trong đó, Exception được thành lập vào năm 1977, cung cấp công nghệ cho các công ty lớn trong ngành công nghiệp quốc phòng toàn cầu, bao gồm BAE Systems, QinetiQ, GE Hàng không, Leonardo, SAAB và Thales, cũng như các công ty điện tử lớn như ARM, Qualcomm, Motorola, Dyson, Siemens, McLaren, Bosch và Philips.
Người phát ngôn của Exception trả lời Sky News cho biết, công ty đã đặt “tường lửa” với công ty mẹ ở Trung Quốc. Công ty này đã làm việc với GE Aviation suốt 30 năm qua và hiểu được giá trị của hành động này trong hợp tác.
“Chúng tôi chỉ sản xuất bảng mạch trần ở Anh cho tất cả các công ty hàng không vũ trụ và quốc phòng trên thế giới. Chúng không có khả năng hiện thị hoặc truy cập vào dữ liệu thiết kế hay dữ liệu sản xuất của sản phẩm.
Tất cả dữ liệu sản xuất được bảo mật trên một máy chủ nội bộ riêng biệt và quyền truy cập vào dữ liệu được bảo vệ bằng mật khẩu, chỉ có thể được truy cập bởi một vài người được chọn. GE Aviation cũng phải xác nhận các nhân sự này” – Tạp chí Forbes dẫn lại lời người phát ngôn của Exception PCB.
Chuyên gia chỉ trích Lầu Năm Góc đang ngây thơ?
Thông tin này được đưa ra giữa lúc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tung cáo buộc nhằm vào Huawei, cho rằng Tập đoàn công nghệ viễn thông Trung Quốc chứa nhiều rủi ro về bảo mật.
Mới đây, Lầu Năm Góc cũng bị bóc mẽ đã bỏ hàng chục triệu USD để mua nhiều sản phẩm công nghệ của Nga và Trung Quốc, bất chấp các nguy cơ an ninh. Theo đó, Bộ Quốc phòng Mỹ vào năm 2018 đã bỏ tiền để mua chương trình diệt virus Kaspersky của Nga hay các thiết bị in của công ty Trung Quốc, làm tăng nguy cơ tấn công mạng vào hệ thống an ninh Mỹ.
Máy báy chiến đấu F-35 Lightning II
Bất chấp các biện luận, giới chức quốc phòng và an ninh Anh bày tỏ lo ngại về các lựa chọn của Washington đối với các yếu tố Trung Quốc.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gerald Howarth trả lời phỏng vấn Sky News cho rằng, cách biện luận của Lầu Năm Góc đang cho thấy sự ngây thơ của người Mỹ.
“Chúng ta đã hoàn toàn ngây thơ về vai trò của Trung Quốc và chỉ đến bây giờ mọi người mới bắt đầu thức tỉnh” – ông Gerald Howarth nói.
Nghị sĩ Anh Bob Seely- thành viên Ủy ban kiểm soát xuất khẩu vũ khí và ngoại giao đã cảnh báo cũng cảnh báo về sự phụ thuộc của ngành sản xuất máy bay quân sự Mỹ vào linh kiện, công nghệ của Trung Quốc.
Khi được hỏi bình luận về thông tin công ty con của một công ty Trung Quốc đang tham gia sản xuất linh kiện cốt lõi cho máy bay F-35 tuyệt mật, ông Bob Seely đã nói: “Vấn đề không phải có phải tệ hay không mà nó tệ đến mức nào?”.
Trung Quốc thường bị cáo buộc đánh cắp thông tin về chương trình bí mật và nhạy cảm từ công ty quốc phòng Mỹ Lockheed Martin. Đây cũng là thời điểm hết sức nhạy cảm bởi nhiều nhà quan sát cho rằng Mỹ phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc nhằm “chỉnh sửa” các vấn đề công nghệ với Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 được trang bị một loạt công nghệ cao bao gồm các hệ thống cảm biến và vũ khí. 9 quốc gia tham gia vào việc sản xuất một số bộ phận của dòng máy bay này, được coi là chương trình “máy bay chiến đấu chung”.
Các chuyên gia quân sự Nga từng so sánh F-35 như “một đống sắt đắt tiền” nếu gặp tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga.
Hải Lâm
Theo baodatviet
Tin quân sự: Nga sản xuất hàng loạt tiêm kích tàng hình này, Mỹ "lo sốt vó"
Thông tin tiêm kích tàng hình Su-57 - máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga được đưa vào sản xuất hàng loạt được cho là chắc chắn khiến Mỹ "mất ăn mất ngủ".
Mỹ được cho là "lo sốt vó" khi Su-57 - đối thủ số 1 của tiêm kích F-35 - được sản xuất hàng loạt
Việc sản xuất hàng loạt Su-57 đã được Văn phòng Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov xác nhận gần đây. Theo đó, hãng Sukhoi sẽ thực thi hợp đồng nhằm cung cấp 76 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm Su-57 cho Không quân Nga.
"Một hợp đồng cấp quốc gia đã được ký kết trong triển lãm vũ khí quốc tế Army-2019 giữa Bộ Quốc phòng Nga và Công ty Sukhoi nhằm cung cấp máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm su-57 với số lượng nhất định. Sukhoi đã bắt đầu thực thi những điều khoản ràng buộc trong hợp đồng này", Văn phòng Phó Thủ tướng Nga xác nhận.
Theo tuyên bố của Văn phòng Phó Thủ tướng Nga, chiếc Su-57 đầu tiên trong hợp đồng trên sẽ được cung cấp cho khách hàng vào cuối năm 2019.
Tiêm kích tàng hình tối tân nhất của Nga Su-57
Su-57 là một loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm được thiết kế để tiêu diệt tất cả các mục tiêu trên không ở tầm xa và tầm gần, cũng như tập kích đối phương ở dưới đất và trên biển, và vượt qua hệ thống phòng không mà kẻ địch thiết lập.
Su-57 đã cất cánh lần đầu tiên vào ngày 29/01/2010. So với những mẫu máy bay trước đây, Su-57 kết hợp khả năng của máy bay quân sự và phi cơ tiêm kích, và việc máy bay này được phủ vật liệu đặc biệt giúp hấp thụ sóng radar, áp dụng những công nghệ hiện đại cùng hình dáng khí động học sẽ giúp nó khó bị phát hiện bởi radar đối phương hơn.
Giới chuyên gia phương Tây cho rằng, Su-57 sở hữu nhiều tính năng đáng ngưỡng mộ như trang bị tổ hợp vô tuyến điện tử đa năng tích hợp Sh121 và cụm cảm biến quang - điện tử 101KS Atoll, cho phép mở rộng tầm theo dõi mục tiêu, nhất là với những tiêm kích tàng hình đối phương.
Về mặt vũ khí, máy bay này được cho là sẽ được cung cấp các loại tên lửa siêu thanh hiện đại. Gần đây Su-57 đã được thử nghiệm hoạt động trong điều kiện thực chiến ở Syria và đã có những kết quả tích cực.
Theo các nhà phân tích quân sự, thông tin tiêm kích tàng hình Su-57 - máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga được đưa vào sản xuất hàng loạt được cho là chắc chắn khiến Mỹ "mất ăn mất ngủ".
Lý do là, tiêm kích Su-57 được Sukhoi phát triển để cạnh tranh với các đối thủ F-22, F-35 tối tân của Mỹ. Ngoài ra, còn có thông tin Thổ Nhĩ Kỳ đang cân nhắc mua Su-57 Nga thay cho F-35 của Mỹ sau khi bị Mỹ loại khỏi chương trình F-35 để trả đũa việc Ankara bất chấp sự phản đối của Washington quyết tâm mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Theo Danviet
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ-Mỹ điện đàm bàn về S-400 và F-35 Việc Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết thực hiện hợp đồng mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga đã khiến quan hệ giữa nước này với Mỹ trở nên căng thẳng. Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400. (Nguồn: nationalinterest) Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về hệ thống...