Mỹ gia hạn trừng phạt Nga thêm 1 năm
Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định gia hạn lệnh trừng phạt chống Nga và các cá nhân ở Nga thêm 1 năm. Lệnh trừng phạt vốn được Mỹ đưa ra từ năm 2014 sau khi Nga cho sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
Theo RT, trong thư gửi Quốc hội ngày 2/3, Tổng thống Trump thông báo, Nhà Trắng sẽ tiếp tục coi cuộc khủng hoảng ở Ukraine là mối đe dọa đến an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ. Qua các năm, Mỹ mở rộng danh sách cá nhân và tổ chức Nga thuộc diện trừng phạt. Gần đây nhất, Washington bổ sung 21 cá nhân và 9 doanh nghiệp Nga vào danh sách này vào tháng 1/2016.
Ban đầu lệnh trừng phạt chỉ cấm nhập cảnh đối với một số quan chức, cá nhân nhất định của Nga. Sau này, lệnh trừng phạt được mở rộng, cấm các thương vụ làm ăn của người Mỹ với những cá nhân, tổ chức của Nga trong danh sách trừng phạt cũng như với các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, năng lượng, quốc phòng của Nga.
Lá thư của Tổng thống Trump cũng thông báo các lệnh trừng phạt này sẽ được gia hạn thêm 1 năm.
Đây là động thái mới nhất khiến quan hệ Mỹ-Nga căng thẳng. Thông tin gia hạn trừng phạt Nga được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin có bài Thông điệp liên bang được cho là lời cảnh báo cứng rắn tới Mỹ.
Trong Thông điệp liên bang hôm 1/3, Tổng thống Putin nói, Nga đã và đang phát triển các hệ thống vũ khí để đối phó với Mỹ và rằng Moscow sở hữu tên lửa “bất khả chiến bại” có thể xuyên thủng bất cứ lá chắn nào của Mỹ.
Video đang HOT
Minh Phương
Theo Dantri
Bán đảo Crimea: Chỉ có Tổng thống Putin là thương yêu chúng tôi
Khi còn thuộc Ukraine, Crimea không nhận được sự quan tâm và đầu tư đúng mức.
Trả lời nhà đài phi lợi nhuận của Mỹ National Public Radio, người đứng đầu nước Cộng hòa Crimea Sergey Aksenov nói rằng khu vực này đã vĩnh viễn trở lại thành phần của Liên bang Nga.
Crimea trở thành một "pháo đài bất khả xâm phạm", không gì có thể đe dọa về mặt quân sự.
Người đứng đầu nước Cộng hòa Crimea Sergey Aksenov.
Ông Aksenov nói rằng, Crimea đã trở thành một "pháo đài bất khả xâm phạm", không gì có thể đe dọa về mặt quân sự.
"Crimea sẽ không bao giờ quay trở lại Ukraine và việc đưa ra bất kỳ điều kiện để đạt được mục đích này sẽ là vô nghĩa", ông nói.
Ông Aksenov cũng nhấn mạnh rằng, không một ai trong số các Tổng thống Ukraine quan tâm nhiều đến Crimea với mức độ như nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đang thực hiện.
Sự quan tâm của Tổng thống Putin đến Crimea không chỉ bởi vị trí chiến lược của hòn đảo mà còn bởi nó yếu hơn những vùng khác ở Nga.
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, Giám đốc Viện nghiên cứu chính trị xã hội học Vyacheslav Smirnov lưu ý rằng việc ông Aksenov so sánh chính sách của Nga và của chính quyền Ukraine liên quan đến bán đảo Crimea là hợp lý và có cơ sở.
"Đây là sự so sánh đúng về mặt cảm xúc, và cả từ quan điểm thống kê. Đúng là: những gì đã có thì không giữ, chỉ đến khi bị mất thì mới khóc than.
Crimea thực tế thuộc Nga đã nhận được nhiều sự quan tâm chú ý bởi vì khu vực này đã quay trở lại với Nga thì cần phải được quan tâm như các khu vực khác ở Liên bang Nga", ông Vyacheslav Smirnov nói.
Vị chuyên gia Nga cho rằng, chính sách mà các Tổng thống Ukraine từng theo đuổi đối với các khu vực của họ mang tính chất khá đặc thù.
"Cho dù trên thực tế, Crimea có quyền tự trị nhất định, tuy nhiên họ đã không quan tâm đúng mức đến nó", chuyên gia Vyacheslav Smirnov nói.
Lựa chọn thuộc Nga đối với Crimea đã là một lựa chọn sáng suốt.
Từng kể về thời điểm năm 2014 khi Ukraine bất lực trong việc giữ lại bán đảo Crimea, nghị sĩ Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraine) cho biết, giới chức Ukraine đã xem xét việc mở rộng các quyền ủy thác cho Chính quyền Crimea và khả năng quay trở lại Hiến pháp năm 1992 để ngăn chặn việc bán đảo sáp nhập với Liên bang Nga.
"Tôi đã tới gặp Turchinov nói là ngay lập tức phải triệu tập các đại biểu Verkhovna Rada, mở rộng mọi quyền ủy thác cho chính quyền Crimea, thông qua ngay trong lần đọc dự thảo thứ nhất, quay trở lại luật pháp năm 1992 vì chính quyền "hậu Maidan" đang còn yếu, cần có thêm thời gian và vô hiệu quả các cuộc trưng cầu dân ý. Đó là trao cho Crimea mọi thứ ngoại trừ chủ quyền để kéo dài thời gian", Sergey Kunitsyn nói.
Theo nghị sĩ này, Kiev "đã chậm mất một tuần" vì không chọn được ai là người đứng ra nhận trách nhiệm giải quyết vấn đề này.
Việc Crimea tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga, với tình hình khi đó, Kiev đã chấp nhận sự an bài.
Theo Hiến pháp năm 1992, cộng hòa Crimea là một nhà nước nằm trong thành phần Ukraine. Mối quan hệ giữa hai bên sẽ được xác định trên cơ sở các hiệp ước và hiệp định. Crimea có tất cả các quyền hạn trên lãnh thổ của mình ngoại trừ những quyền ủy thác mà Crimea tự nguyện trao cho Ukraine.
Đến tháng 3.1995, Quốc hội Ukraine đã bãi bỏ Hiến pháp năm 1992 và chức vụ Tổng thống Crimea.
Theo Huy Vũ (Báo Đất Việt)
Rộ tin đồn ông Trump muốn cho con gái và con rể nghỉ việc ở Nhà Trắng Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đã nhờ Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly tác động để tìm cách khiến vợ chồng ái nữ Ivanka Trump và Jared Kushner rời khỏi dinh tổng thống. Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng con gái và con rể (Ảnh: FilmMagic) Trong Nhà Trắng, "sóng ngầm" giữa ông Kelly và vợ chồng cô Ivanka...