Mỹ gia hạn nhưng lại cấm thêm chi nhánh của Huawei
Mặc dù Huawei được tiếp tục mua linh kiện và công nghệ Mỹ nhưng hàng chục thực thể của hãng tiếp tục bị Washington đưa vào “ danh sách đen”.
Đúng theo những thông tin được báo chí đăng tải, Bộ Thương mại Mỹ vừa xác nhận giấy phép tạm thời của Huawei, vốn có thời hạn đến 19/8 sẽ được gia hạn đến 19/11.
Việc gia hạn nhằm giúp người tiêu dùng và nhà mạng ở Mỹ có đủ thời gian cần thiết để dịch chuyển khỏi thiết bị Huawei, xét đến nguy cơ dai dẳng về an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại.
Tuy nhiên, đi kèm với quyết định này, chính quyền Tổng thống Donald Trump lại bổ sung 46 chi nhánh của Huawei vào “Danh sách thực thể”, nâng tổng số các chi nhánh, công ty con của công ty Trung Quốc nằm trong lệnh cấm lên con số hơn 100.
Video đang HOT
Như vậy, việc gia hạn thực ra không mang nhiều ý nghĩa tích cực, mà trái lại, nó mở ra thời kỳ đen tối hơn cho Huawei. Nhiều chi nhánh, công ty con của Huawei sẽ bị ngừng hoạt động hơn, và các đối tác Mỹ sẽ giảm dần phụ thuộc vào Huawei hơn.
Về phần mình, Huawei phản đối việc làm này và cho rằng đây là hành vi mang động cơ chính trị, không hề liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia và đi ngược lại với nguyên tắc cạnh tranh tự do của kinh tế thị trường.
Theo nghenhinvietnam/Washington Post
Minh Anh
Không có Android, Huawei quay sang dùng hệ điều hành của Nga
Tập đoàn Huawei dự định sẽ cài đặt hệ điều hành "Aurora" của Nga cho những chiếc điện thoại thông minh của mình để thay thế cho Android.
Tờ The Bell, dẫn nguồn tin thân cận cho biết, dưới sức ép của các lệnh trừng phạt từ phía Mỹ, tập đoàn Huawei có thể sẽ thay thế hệ điều hành Android trên những chiếc điện thoại thông minh của mình bằng hệ điều hành Aurora của Nga.
"Phía Trung Quốc đã cho thử nghiệm cài đặt Aurora trên các thiết bị của mình", nguồn tin nắm được cuộc đàm phán giữa các bên cho biết.
Vấn đề này nằm trong nội dung đàm phán giữa Giám đốc điều hành của Huawei Quốc Bình và Bộ trưởng Bộ Phát triển kỹ thuật số và truyền thông Nga Konstantin Noskov trước thềm Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Peterburg (SPIEF), cũng như giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bên cạnh đó, hai bên cũng xem xét kế hoạch bắt tay sản xuất các con chip và phần mềm dành cho các thiết bị Huawei tại Nga.
Những chiếc điện thoại thông minh của Huawei đang gặp khó khăn lớn với hệ điều hành Android. (Ảnh: AP)
Hệ điều hành "Aurora" - được thiết kế trên nền tảng Sailfish OS của Phần Lan - hiện đang được phát triển bởi công ty Rostelecom của Nga. Được biết, Sailfish OS ban đầu được chế tạo bởi công ty Jolla (công ty được tách ra từ Nokia) như một hệ điều hành thay thế cho iOS và Android.
Đến thời điểm hiện tại, cả Huawei và Rostelecom đều chưa có bình luận chính thức nào về thỏa thuận hợp tác này.
Trước đó, vào ngày 17/5, Bộ Thương mại Mỹ đã liệt Huawei vào danh sách các công ty "có hoạt động đi ngược lại với lợi ích chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Mỹ". Công ty này bị cáo buộc đã cung cấp dịch vụ cho Iran trong việc lách các biện pháp trừng phạt thương mại từ phía Mỹ.
Sau khi Huawei bị đưa vào danh sách đen của chính phủ Mỹ, Google đã tuyên bố chấm dứt hợp tác với tập đoàn này. Điều này đồng nghĩa với việc Huawei sẽ mất quyền truy cập vào các bản cập nhật của hệ thống Android đã được cài đặt trên những chiếc điện thoại thông minh của hãng này trước đây.
(Nguồn: TASS)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
'Nóng mắt' vì bị liệt danh sách đen, Huawei yêu cầu hàng loạt nhân viên Mỹ về nước Huawei hủy các cuộc họp kỹ thuật với các đối tác Mỹ và yêu cầu loạt nhân viên Mỹ làm việc tại trụ sở của tập đoàn này ở Thâm Quyến về nước, theo FT. Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung đang gia tăng về thương mại và công nghệ, trong đó Huawei được xem là mục tiêu...