Mỹ ghi nhận trường hợp nhiễm virus corona thứ 5
5 người Mỹ trở về từ Vũ Hán được xác định nhiễm virus corona gây dịch phổi cấp, Reuters dẫn lời các quan chức từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Liên bang Mỹ hôm 26/1 cho hay.
Trong số này có các bệnh nhân vừa được xác định nhiễm bệnh tại khu vực Los Angeles và Phoenix cũng như các trường hợp được báo cáo trước đó ở Chicago và Seattle.
Bác sĩ Nancy Messonnier, giám đốc NCIRD (Trung tâm tiêm chủng và bệnh hô hấp quốc gia) cho biết 25 trường hợp nghi nhiễm được xác định âm tính với virus corona, nhưng ít nhất 100 trường hợp khác đang được đặt vào diện theo dõi.
Các hành khách bay từ Thượng Hải tới Sân bay quốc tế Los Angeles (Mỹ). (Ảnh: Reuters)
Bà này cũng cảnh báo rằng không loại trừ khả năng sẽ còn thêm những trường hợp nhiễm hoặc nghi nhiễm dịch viêm phổi cấp trong những ngày tới.
Tuy nhiên, vị Giám đốc giám đốc NCIRD mô tả nhấn mạnh rủi ro đối với sức khỏe người Mỹ hiện tại là thấp bởi tại thời điểm hiện tại, các bệnh nhân đều trở về từ Vũ Hán và không có bằng chứng tại Mỹ cho thấy căn bệnh này lây sang những người khác.
Các cơ quan y tế trên thế giới đang chạy đua để ngăn chặn dịch viêm phổi cấp sau khi hơn 2.000 Trung Quốc bị nhiễm bệnh và 56 người thiệt mạng sau khi nhiễm chủng virus mới.
Dịch bệnh này lây lan tới nhiều quốc gia khác như Bồ Đào Nha, Canada, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Singapore, Nepal, Pháp , Mỹ, Malaysia và Australia.
Video đang HOT
Nhiều quốc gia đang lên kế hoạch sơ tán công dân nước mình ra khỏi vùng tâm dịch Vũ Hán.
Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo nói rằng Tokyo sẽ giúp tất cả các công dân Nhật Bản muốn rời Vũ Hán về nhà. Chính phủ Nhật Bản sẽ thuê máy bay thương mại một khi các thỏa thuận cần thiết được thực hiện với chính phủ Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 26/1 cho biết sẽ đưa tất cả nhân viên lãnh sự quán nước này ở Vũ Hán trở lại Mỹ và cung cấp một số lượng chỗ ngồi trên máy bay cho các công dân Mỹ khác muốn rời đi.
Theo Reuters, sẽ có một chuyến bay từ Vũ Hán đến San Francisco hôm 27/1 và những người được coi là có nguy cơ cao nhất sẽ được ưu tiên.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Pháp tuyên bố Paris đang xem xét điều động xe buýt đưa công dân Pháp từ Vũ Hán đến các thành phố khác ở Trung Quốc. Đường dây nóng cũng đã được thiết lập để công dân Pháp có thể nhận sự hỗ trợ khi cần thiết.
Matxcơva và Bắc Kinh đang thảo luận về kế hoạch sơ tán công dân Nga, cả từ Vũ Hán và các khu vực khác của tỉnh Hồ Bắc, hãng tin RIA đưa tin hôm 25/1.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 26/1 nhấn mạnh Bắc Kinh đang hợp tác với kế hoạch sơ tán từ các nước.
SONG HY (Nguồn: Reuters)
Theo vtc.vn
Nhật Bản Nhân tố mới "điều tiết" căng thẳng Trung Đông
Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo khẳng định, Tokyo sẽ làm "mọi thứ có thể" nhằm đảm bảo sự ổn định tại khu vực Trung Đông.
Sau gần 2 thập kỷ, hôm qua (20/12), một nhà lãnh đạo Iran mới lại tới thăm Nhật Bản trong bối cảnh căng thẳng giữa quốc gia Trung Đông này với Mỹ - đồng minh của Tokyo đang gia tăng. Hiện dư luận quốc tế đang rất quan tâm đến chuyến thăm này, kỳ vọng vào các bước đi tiếp theo của Nhật Bản có thể hài hòa các mối quan hệ và giúp hạ nhiệt căng thẳng Trung Đông.
Tổng thống Iran Rouhani và Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo. Ảnh: Middle East Monitor
Ngay khi tới Tokyo, ngày 20/11 Tổng thống Iran Rouhani đã có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo. Các chủ đề chính được lãnh đạo 2 nước thảo luận chính là Thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, và sự ổn định an ninh hàng hải tại Trung Đông.
Tại cuộc gặp, Thủ tướng Nhật Bản hy vọng Iran sẽ tuân thủ đầy đủ các cam kết của mình trong thỏa thuận hạt nhân, được ký kết giữa Iran và nhóm P5 1 (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) năm 2015.
"Tôi đặc biệt hy vọng Iran sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết của mình trong thỏa thuận hạt nhân và đóng vai trò xây dựng trong việc thúc đẩy hòa bình và ổn định tại khu vực Trung Đông", Thủ tướng Abe nhấn mạnh.
Thủ tướng Nhật Bản cũng khẳng định, Tokyo sẽ làm "mọi thứ có thể", nhằm đảm bảo sự ổn định tại khu vực này. Theo nguồn tin từ giới chức Nhật Bản, trong cuộc gặp này, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo cũng đã trao đổi về kế hoạch cử Lực lượng phòng vệ nước này (SDF) tới Trung Đông.
Cụ thể, Nhật Bản định điều 2 tàu khu trục và 1 máy bay tuần tra tới khu vực từ Vịnh Oman đến Biển Arab và Eo biển Bab el-Mandeb (Yemen), mà không đi vào Vịnh Ba Tư - nơi đang xảy ra căng thẳng giữa Mỹ và Iran. Theo Thủ tướng Abe Shinzo, kế hoạch này xuất phát từ mong muốn đóng góp cho sự ổn định và hòa bình cho khu vực.
Đáp lại, Tổng thống Iran Rouhani khẳng định, Thỏa thuận hạt nhân 2015 có ý nghĩa quan trọng với Iran và hy vọng Nhật Bản có thể cùng bảo vệ thỏa thuận này.
"Thỏa thuận hạt nhân có ý nghĩa quan trọng đối với Iran. Vì vậy, tôi lên án mạnh mẽ hành động đơn phương và vô lý của Mỹ khi rút ra khỏi thỏa thuận này. Tôi hy vọng Nhật Bản và các nước khác sẽ nỗ lực để giữ vững thỏa thuận", Tổng thống Rouhani nói.
Tổng thống Iran cũng đánh giá cao nỗ lực ngoại giao của Nhật Bản, đồng thời nhấn mạnh Iran hiểu ý định của Nhật Bản trong việc góp phần đảm bảo an toàn cho các tàu thuyền liên quan thông qua sáng kiến riêng và đánh giá cao việc Tokyo giải thích nó một cách minh bạch.
Kết quả hội đàm với Tổng thống Iran sẽ được coi là cơ sở để Nhật Bản thông qua việc phái lực lượng phòng vệ nước này tới Trung Đông trong cuộc họp nội các vào ngày 27/12 tới và xúc tiến các điều kiện cần thiết để thực thi kế hoạch này.
Trước đó, Mỹ đã cố gắng thiết lập một liên minh quân sự với mục tiêu là đảm bảo an ninh cho khu vực Eo biển Hormuz, trước các mối đe dọa từ Iran. Với việc cử quân tới Trung Đông, song không làm nhiệm vụ tại Hormuz, Nhật Bản đã "hóa giải" phần nào sức ép từ Mỹ, mà vẫn duy trì quan hệ hữu nghị với Iran.
Ông Sina Toossi - một nhà phân tích chuyên sâu các vấn đề Mỹ - Iran cho biết, Nhật Bản đang cho thấy vai trò "hòa giải" tích cức của mình, nhằm hạ nhiệt sức nóng tại vịnh Ba Tư. Đây cũng là nhiệm vụ mà Nhật Bản buộc phải làm khi nước này là một trong những quốc gia nhập khẩu dầu lớn từ Iran, và nền kinh tế cũng phụ thuộc vào sự ổn định tại Trung Đông.
Dự kiến, Thủ tướng Nhật Bản sẽ tiếp tục nỗ lực ngoại giao với các nước liên quan, để giảm căng thẳng Trung Đông, thông qua chuyến công du tới Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) dự kiến vào tháng 1/2020./.
Theo Đình Nam/VOV1
Tổng hợp
Thủ tướng Nhật Bản đề nghị Giáo hoàng hợp tác trong vấn đề Triều Tiên Chiều tối 25/11, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã hội đàm với Giáo hoàng Francis đang ở thăm Nhật Bản. Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã đề nghị Giáo hoàng Francis hợp tác để giải quyết sớm vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc. Bên cạnh đó hai bên đã thống nhất cho rằng phi hạt nhân hóa hoàn...