Mỹ ghi nhận mức thâm hụt thương mại 80,2 tỷ USD trong tháng 11/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 6/1, Cơ quan phân tích kinh tế và Cơ quan điều tra dân số Mỹ công bố, thâm hụt thương mại của Mỹ đã tăng vọt lên 80,2 tỷ USD vào tháng 11/2021, gần với mức kỷ lục 81,4 tỷ USD được thiết lập vào tháng 9/2021.
Bốc dỡ hàng hóa tại cảng ở Long Beach, California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thâm hụt thương mại tổng thể đã tăng từ 67,2 tỷ USD trong tháng 10/2021, với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu tăng 13,4 tỷ USD lên tổng số 304,4 tỷ USD trong tháng 11/2021. Nhưng hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu chỉ tăng 0,4 tỷ USD lên 224,2 tỷ USD.
Báo cáo của văn phòng trên đề cập rằng đại dịch COVID-19 đang tiếp tục ảnh hưởng đến thương mại quốc tế và thâm hụt. Tuy nhiên, các nhà phân tích của chính phủ cho biết “những tác động kinh tế đầy đủ của đại dịch” không được định lượng đầy đủ trong số liệu thống kê của báo cáo. Tin tức này đã khiến một số chuyên gia kinh tế lên tiếng cảnh báo, trong đó ông Peter Schiff, Giám đốc điều hành kiêm Giám đốc chiến lược toàn cầu của Euro Pacific Capital, đã chỉ ra sự sụt giảm hàng hóa xuất khẩu cho rằng “vấn đề là quá nhiều tiền chứ không phải quá ít hàng”, đồng thời chỉ trích rằng “FED tạo ra lạm phát”.
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tới tính liên tục của các chuyến hàng và các cảng vào năm ngoái, khiến lạm phát đối với hàng hóa trong các ngành công nghiệp lên mức cao nhất trong 30 năm. Trong khi đó, theo dự báo kinh tế của Conference Board, nền kinh tế Mỹ dự kiến sẽ tăng trưởng 3,5% vào năm 2022, một sự suy giảm nhẹ do biến thể Omicron dẫn đến các hạn chế mới về COVID-19 ở trong nước.
Mỹ công bố loạt hành động hướng đến mục tiêu giảm phát thải khí methane
Ngày 2/11, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố loạt hành động nhằm cắt giảm lượng khí methane (metan) phát thải từ hoạt động khai thác dầu khí như một phần trong chiến lược rộng mở của Washington trong việc giải quyết tình trạng ấm lên toàn cầu.
Một mỏ dầu ngoài khơi bờ biển Long Beach, California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN
Tuyên bố trên được đưa ra trùng vào thời điểm diễn ra Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh).
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, phần chính của kế hoạch trên là các quy định vốn do Cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA) đề xuất, gồm mở rộng và tăng cường các quy định hiện hành về các cơ sở dầu khí mới, yêu cầu các bang xây dựng kế hoạch giảm phát thải từ các cơ sở khai thác hiện có. EPA đề xuất cắt giảm 74% khí methane đến năm 2035.
Theo Nhà Trắng, thông qua việc giảm phát thải khí methane, thúc đẩy đổi mới và hỗ trợ nông nghiệp bền vững, Tổng thống Biden đang công bố những bước đi táo bạo nhằm thúc đẩy nền kinh tế năng lượng sạch của Mỹ và tạo ra những công việc được trả lương cao. Các quy định mới nhằm giải quyết vấn đề phát thải khí methane trong khai thác dầu khí - lĩnh vực "chịu trách nhiệm" cho 30% lượng khí methane phát thải của quốc gia này.
Báo cáo của Nhà Trắng cũng cho biết Bộ Nội vụ sẽ cố gắng ngăn chặn việc thải hoặc đốt khí thừa bằng cách đề xuất một quy định yêu cầu các bên khoan dầu khí phải trả phí cho chính phủ đối với hoạt động này.
Chính quyền Tổng thống Biden cũng cho biết sẽ thực thi luật lưỡng đảng yêu cầu các nhà điều hành đường ống cắt giảm rò rỉ khí methane. Trong đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ theo đuổi việc áp dụng các cách thay thế để quản lý nhằm cắt giảm lượng khí thải, mở rộng năng lượng tái tạo được tạo ra ở các trang trại và tăng cường đầu tư vào dự án đổi mới.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) trước đó đã khởi động một sáng kiến Cam kết cắt giảm khí methane toàn cầu nhằm giảm ít nhất 30% lượng phát thải khí methane gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 so với mức năm 2020. Hơn 90 nước đã cam kết tham gia sáng kiến này.
24 tỷ USD hàng hóa xếp hàng chờ cập cảng ở California Hàng chục con tàu container đang lênh đênh bên ngoài cảng Los Angeles và Long Beach, Mỹ chờ cập cảng. Đây là bằng chứng rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng kéo dài. Tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng tại các cảng biển đã trở thành cơn ác mộng khó biến mất trong năm nay. Tuy nhiên, theo CNN ,...