Mỹ ghi nhận 2.000 người chết vì Covid-19 trong một ngày
Số ca tử vong vì Covid-19 trung bình trong một ngày tại Mỹ đã vượt 2.000 người – con số cao nhất sau 6 tháng.
Bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại bệnh viện ở Louisiana, Mỹ (Ảnh: Getty).
Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, tỷ lệ tử vong vì Covid-19 trung bình trong 7 ngày tại Mỹ đã lên tới 2.031 người vào ngày 21/9.
Lần gần đây nhất Mỹ ghi nhận trung bình hơn 2.000 người chết vì Covid-19 trong một ngày là vào tháng 3.
Trong khi các ca nhiễm mới đang có dấu hiệu chững lại, số ca tử vong tuần này vẫn tiếp tục tăng 13% so với tuần trước đó và 43% so với hồi đầu tháng.
Các bang có số ca tử vong cao nhất tại Mỹ gồm Florida và Texas, hai nơi ghi nhận lần lượt 376 và 283 người chết vì Covid-19 mỗi ngày.
Mỹ hiện vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới, với hơn 43,4 triệu người mắc Covid-19 và gần 700.000 người tử vong.
Số ca Covid-19 ở Mỹ bắt đầu tăng trở lại sau khi xuất hiện biến chủng Delta. Trong những tuần gần đây, biến chủng R.1 mới đã lan ra 47 bang tại Mỹ sau khi lây nhiễm cho các cư dân và nhân viên y tế tại một viện dưỡng lão ở bang Kentucky. Biến chủng R.1 chứa những đột biến mới có khả năng vượt qua sự bảo vệ của kháng thể có trong vắc xin.
Video đang HOT
Để ngăn đà lây lan của dịch, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến cáo người dân thực hiện trở lại quy định đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng nỗ lực để nâng tỷ lệ tiêm chủng ở các bang nơi có độ phủ vắc xin còn thấp, mặc dù Mỹ đã tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vắc xin Covid-19 cho gần 55% dân số.
Hơn 10.000 ca COVID-19 mỗi ngày ở Israel và những câu hỏi đặt ra
Ngay cả khi tỉ lệ tiêm đủ 2 liều vắc xin COVID-19 của Israel đạt 78,1% (theo Reuters), số ca nhiễm mới mỗi ngày của Israel hiện vẫn hơn 10.000 ca và quốc gia 9 triệu dân này đang triển khai mũi tiêm thứ 3 và tính tới mũi thứ 4.
Israel đang trải qua đợt bùng dịch COVID-19 mới nhưng lần này không có sự hoảng loạn như ban đầu - Ảnh: News Medical
Theo Hãng tin Bloomberg, Israel hiện là một trong những điểm nóng COVID-19 trên thế giới, với trung bình 10.000 ca nhiễm mỗi ngày.
Quốc gia từng dẫn đầu thế giới về chiến dịch tiêm chủng vắc xin lúc này đang tập trung cho các mũi tiêm tăng cường để bảo vệ tình trạng mong manh của họ, sau khi số ca mắc mới đã lại vọt lên mức kỷ lục.
Dù sao, những tín hiệu được cho là khả quan nhất lúc này là tỉ lệ người đã tiêm vắc xin nếu có mắc bệnh cũng ít bị chuyển nặng hay nhập viện hơn so với người chưa tiêm.
Điều chỉnh chiến lược
Israel hiện đang có số ca nhiễm trên bình quân đầu người cao nhất (trong tuần lễ đến ngày 4-9, theo Đại học Johns Hopkins).
Tỉ lệ tiêm chủng của Israel cũng bắt đầu tụt lại phía sau, khác với hồi tháng 4 khi quốc gia 9 triệu dân rục rịch mở cửa lại nền kinh tế giữa lúc phần lớn châu Âu và Mỹ đang vật lộn với dịch.
Nhưng ở góc độ khác, Israel là ví dụ cho thấy ở những quốc gia dẫn đầu về tiêm chủng đang có sự thay đổi trong suy nghĩ. Câu hỏi không còn là "mọi người có nhiễm COVID-19 không?", mà là "họ bệnh có nặng không?", và "làm sao đảm bảo vắc xin vẫn hiệu quả trước chủng Delta?".
"Nếu anh có thể duy trì cuộc sống mà không cần phong tỏa, tránh được số lượng lớn ca nhập viện và tử vong, thì đây chính là sống chung với COVID" - giáo sư Eyal Leshem, chuyên gia bệnh truyền nhiễm thuộc Trung tâm Y khoa Sheba (Tel Ha-Shomer, Israel), giải thích.
Kể từ tháng 4, Israel đã rơi từ vị trí số 1 xuống hạng 33 về tỉ lệ dân số tiêm chủng đầy đủ. Nguyên nhân là thái độ e dè vắc xin trong cộng đồng người Do Thái theo Chính thống giáo và người Ả Rập.
Khoảng 61% dân số Israel đã tiêm 2 mũi, thấp hơn các nước châu Âu như Pháp và Tây Ban Nha. Sự xuất hiện của chủng Delta khiến ca nhiễm ở Israel tăng suốt mùa hè, đạt mốc 11.316 ca hôm 2-9.
Tuy nhiên, số bệnh nhân nặng và nhập viện tăng ít hơn so với đợt bùng phát trước đây, chỉ lên đến 751 người vào cuối tháng 8, so với 1.183 người vào giữa tháng 1. Xu hướng gần đây tiếp tục giảm.
Ca nhiễm tăng chủ yếu nằm trong nhóm dân số chưa tiêm, nhất là trẻ em, bên cạnh một tỉ lệ nhất định ca nhiễm đột phá ở người đã tiêm vắc xin.
Người ta cũng ghi nhận những người chưa chích ngừa chiếm phần lớn số ca bệnh nặng, gấp 10 lần so với nhóm đã tiêm đủ 2 liều. Nó cho thấy dù hiệu quả phòng bệnh của vắc xin giảm theo thời gian, tác dụng phòng ngừa/ngăn bệnh trở nặng vẫn được duy trì.
Một cô gái Israel được tiêm ngừa COVID-19 - Ảnh: Times of Israel
Trong giai đoạn mới này, Chính phủ Israel tập trung đảm bảo nhóm người cao tuổi dễ tổn thương tiếp tục được bảo vệ.
Tuy nhiên lúc này số ca nhiễm ở trẻ em lại tăng, nhất là khi hàng triệu trẻ em trở lại trường từ tuần trước.
Chuẩn bị nhiều kịch bản
Các nhà dịch tễ học lưu ý số ca nhiễm trong nhóm trên 30 tuổi đã giảm nhờ vào liều vắc xin tăng cường, và quy định quán bar, nhà hàng chỉ được phục vụ người đã tiêm ngừa đủ. Tỉ lệ ca nhiễm mới cao nhất trong những tuần gần đây nằm trong nhóm trẻ em dưới 12 tuổi.
Ông Ran Balicer - trưởng nhóm chuyên gia cố vấn cho Chính phủ Israel - nhận định hiện tượng miễn dịch nhờ vắc xin giảm theo thời gian là thách thức mà mọi quốc gia cần chuẩn bị kế hoạch dự phòng. Israel sẽ công bố dữ liệu về chương trình tiêm bổ sung liều 3 trong vài tuần tới.
Tính đến ngày 6-9, ít nhất 2,6 triệu người Israel - tương đương 28% dân số - đã được tiêm liều bổ sung bằng vắc xin Pfizer. Tỉ lệ này trong nhóm trên 60 tuổi đạt đến 64%.
Điều khó dự báo nhất hiện nay là việc đưa toàn bộ trẻ em trở lại trường. Bối cảnh lây nhiễm có thể thay đổi vì tất cả các nhóm tuổi đều bị phơi nhiễm với virus khi các em học sinh mang theo COVID-19 từ trường về nhà, theo chuyên gia Balicer.
"Nếu quý vị nhìn lại cách đây 1 năm, chúng ta không có sự bảo vệ nào ngoài phong tỏa toàn bộ. Bây giờ chúng ta có trường lớp mở lại, giao thương mua bán diễn ra bình thường, và mặc dù trên 50.000 ca nhiễm mỗi tuần, chúng ta không chứng kiến số ca bệnh nặng tăng là bao" - giáo sư Leshem tỏ ra lạc quan.
Hoa Kỳ: Chiến lược gấp rút cho việc tiếp cận kho dự trữ dầu nhằm mục đích gì? Hoa Kỳ trao quyền cho nhà máy lọc dầu thứ hai ở Louisiana quyền tiếp cận kho dự trữ dầu thô khẩn cấp của quốc gia này, vì hầu hết các nền tảng sản xuất dầu ở vịnh Mexico vẫn hoạt động ngoại tuyến sau cơn bão Ida. Ảnh minh họa. Tổng thống Joe Biden hôm 2/9 cho biết, Hoa Kỳ sẽ sử...