Mỳ ghe
“Mỳ ghe” là cách nói gọn về chiếc thuyền trôi bềnh bồng giữa sông Hoài gần một năm nay, chỉ bán duy nhất món mỳ Quảng.
Tôi là dân miền biển, nhưng lần đầu tiên ăn mỳ trên ghe vẫn có cảm giác lắc lư “say” theo từng gợn sóng. Cái quán mỳ ghe lạ lẫm này bày 4 bộ bàn ghế, có đèn lồng, đôi gánh đủ loại trái cây và đồ ăn nhẹ treo lủng lẳng, dân dã như một ngôi nhà ở quê và “bám” bờ chỉ bằng một cái cầu nhỏ.
Chủ quán Hoàng Thị Hoài Thơm luôn sẵn nụ cười đon đả mời khách, nói được cả tiếng Anh. Chị kể, mỗi ngày chiếc ghe nhỏ này đón khoảng 30 du khách, nhiều nhất vào buổi trưa hay chiều tối. Có lẽ cái cảm giác bồng bềnh trên sông khiến tô mỳ Quảng cũng trở nên ngon hơn và hấp dẫn khách chăng?
Ngày mới mở quán, nhiều người bảo vợ chồng chị “khùng” vì lâu nay ít ai nghĩ đến chuyện làm quán trên ghe. Nhưng cũng có người bảo đây là ý tưởng lạ. Anh Hà (chồng chị) rất muốn mở tiệm bán mỗi đặc sản mỳ Quảng quê mình, nhưng phải mở trên sông. Vì thế, anh mượn chiếc ghe cũ của bạn làm “quán”. Mỗi tô mỳ bán với giá 30.000 đồng, trừ chi phí mỗi ngày vợ chồng anh thu lãi 200.000 đồng, quá ít so với công sức bỏ ra để phục vụ từ 4 giờ sáng đến 21 giờ đêm. Tuy nhiên, anh Hà cười tươi bảo “lời lỗ không tính, cái chính là để thỏa ước mơ được làm ông chủ bán mỳ trên… ghe”.
Kể từ khi mở quán, anh Hà đã đi khắp các quán mỳ ngon để tham khảo thêm “bí quyết”. Rau sống, ớt xanh, nước trà… do anh tự chọn lấy từ những ngôi làng ven đô, với một ý định duy nhất là mỳ ghe vừa ngon vừa lạ trong mắt du khách. Bếp nấu mỳ cũng “lạ”, chỉ vừa vặn cho một người đứng, cách nấu cũng cầu kỳ hơn trên bờ. Mỳ Quảng ở đây chỉ có một loại tôm thịt và trứng, mỗi thứ lại được nấu riêng. Nước nhưn được nấu từ xương heo; tôm và thịt đều được xíu riêng hai nồi. Khi khách gọi, chủ mới hòa lẫn các vị lại với nhau và cho vào tô mỳ. Chính vì thế, khi thưởng thức tô mỳ ghe này lại có hương vị dân dã nhưng lại lạ lẫm hơn…
Theo Đông Hải (Quảng Nam Online)
Các món miền Trung 'chuẩn' ở phố Văn Cao
Ở con phố nhỏ này, bạn có thể tìm thấy bánh đập, bánh bèo, bánh bột lọc..., những đặc sản chính hiệu miền Trung mà giá cũng chỉ 5.000 đồng - rất rẻ so với một nhà hàng lịch sự.
1-2 năm trở lại đây, đoạn đầu phố Văn Cao bỗng trở thành mảnh đất ẩm thực Nam Trung bộ giữa lòng Hà Thành khi các nhà hàng mọc lên san sát. Mỗi nơi có điểm nhấn riêng là một món "tủ" nào đó như lẩu mắm, lẩu cá kèo, cơm cháy kho quẹt... Riêng với những ai "ái mộ" các loại bánh nhỏ xinh cùng nhiều đặc sản miền Trung thì xin mách bạn một địa chỉ lý tưởng. Nơi đây được nhiều người đánh giá là "ngon, phong phú, giá hợp lí".
Đó là nhà hàng mang tên Con đường đặc sản 2, nhỏ xinh song cũng lịch sự, ấm cúng, rất hợp với các bạn trẻ và dân văn phòng. Theo các khách hàng ruột, chủ nhà hàng này là người miền Trung nên các món ăn ở đây từ kiểu cách, hương vị, gia giảm, nước chấm đều rất chuẩn vị. Bạn có thể kiểm nghiệm điều này với một số món "đinh" của quán.
Video đang HOT
Không gian nhà hàng khá ấm cúng, lịch sự
Đó là món bánh bột lọc Huế khác hẳn của người Hà Nội. Vẫn có lớp vỏ trong veo nhưng mềm dai hơn, nhân bánh không phải viên thịt heo băm mà là đôi con tôm cay cay, đậm đà, miếng thịt mỡ béo ngậy. Đặc biệt, bánh bột lọc miền Trung được bọc một lớp lá chuối, khi hấp lên mùi thơm tỏa ra, ngấm vào từng miếng bánh khiến người ăn rất thích thú.
Đơn giản hơn nhưng cũng không kém phần thú vị là bánh đập. Bánh đập được kết hợp giữa bánh tráng nướng giòn tan và bánh ướt dẻo dẻo, man mát, quết thêm hành mỡ rồi chấm cùng thứ nước mắm rất đậm đặc, dậy mùi. Dân dã, thơm ngon, vui miệng mà giá thì chưa tới chục nghìn nên bánh đập luôn là món khai vị rất "hot" của nhà hàng.
Bánh bột lọc Huế
Bánh đập Đà Nẵng ngon miệng mà giá chỉ 5.000 đồng/chiếc
Nem lụi cũng là một trong những món thể hiện "đẳng cấp" của Con đường đặc sản. Nem lụi Huế tại Hà Nội khá nhiều nơi bán nhưng không phải ở đâu cũng làm vừa lòng thực khách. Bởi vậy khi thưởng thức những chiếc nem lụi thơm, đậm đà đi kèm với loại nước lèo đặc biệt của nơi đây bạn sẽ có sự so sánh và chắc chắn không ít người phải gật gù "thế này mới là nem lụi Huế!".
Tuy nhiên, đến đây mà khách bỏ qua bánh tráng thịt heo hay bê thui Cầu Bống thì quả là thiếu sót. Đây có lẽ là món ăn đã làm nên tên tuổi của nhà hàng. Chủ nhà hàng từng chia sẻ, họ là nơi đầu tiên đưa món bánh tráng thịt heo đúng điệu Đà Nẵng đến với người Hà Nội với bí quyết là thứ nước chấm thơm ngon, độc đáo, được cất công nhập từ miền trong ra.
Nem lụi Huế chấm với thứ nước lèo
Bánh tráng thịt heo - món làm nên tên tuổi quán
Bê thui Cầu Mống
Quả nhiên, phải chấm điểm cao cho nhà hàng Con đường đặc sản về các loại nước mắm, nước lèo, tất cả đều đặc biệt, rất chuẩn, món nào đi đúng với thức ấy. Chắc hẳn đây là lí do khiến các món ăn của quán lôi cuốn được thực khách. Ngoài ra, nhà hàng còn có khá nhiều món ăn của miền Trung Nam Bộ như mỳ Quảng, bún bò Huế, bún thịt nướng, lẩu mắm, lẩu cá kèo... cũng được khách khen ngợi.
Các loại nước mắm và nước lèo là một trong những bí quyết của nhà hàng
Cuối cùng, so với nhiều nhà hàng, mức giá ở đây rất phải chăng. Các loại bánh miền Trung chỉ 5.000 đồng/chiếc. Các món cơm, mỳ, bún cho dân văn phòng ăn trưa trung bình 30.000 đồng/món, lẩu từ 200.000-300.000 đồng. Tất cả đều thật "hợp tình hợp lý" trong thời buổi bão giá, đáng để bạn thử trải nghiệm cùng bạn bè, người thân.
Mỳ Quảng
Bánh bèo
Địa chỉ: Nhà hàng Con Đường Đặc Sản
Cơ sở 1: 99 Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội (Cạnh Làng Sinh viên Hacinco).
Cơ sở 2: 71 Văn Cao, Ba Đình, Hà Nội.
HOÀNG NHI
Theo Infonet
Lang thang Hà Nội thưởng thức đặc sản 3 miền Dịp cuối tuần là khoảng thời gian lý tưởng nhất để lang thang trên các con phố Hà Nội, thưởng thức những món ăn đặc sản "trọn vị" của cả ba miền và tận hưởng tiết trời thu tuyệt đẹp. Bún thang Hà Nội Bún thang là một trong những món ăn đặc trưng chứa đựng vô vàn nét tinh túy của ẩm...