Mỹ gây sức ép với Campuchia vì lo ngại hiện diện quân sự của Trung Quốc
Bộ Quốc phòng Mỹ đã yêu cầu Campuchia giải thích lý do đột ngột từ chối đề nghị của Washington về việc cải tạo một căn cứ hải quân, lo ngại Phnom Penh có thể cho phép Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự.
Lính hải quân Campuchia tại lễ bàn giao 9 tàu tuần tra hải quân do Trung Quốc tặng Campuchia tại căn cứ hải quân ở Sihanoukville năm 2007. (Ảnh: Sputnik)
Theo Reuters, ông Joseph Felter, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Nam Á và Đông Nam Á, đã gửi thư cho Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, đề nghị Campuchia cung cấp thêm thông tin liên quan tới quyết định từ chối đề xuất giúp đỡ của Washington trong việc cải tạo một số cơ sở tại căn cứ hải quân Ream.
Bức thư được Reuters tiếp cận đã phản ánh mối lo ngại tại Washington về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại Campuchia.
“Bức thư thông báo đề ngày 6/6/2019 đã được chính phủ Mỹ xem xét và làm dấy lên nghi ngờ rằng, sự thay đổi chính sách đột ngột này có thể là dấu hiệu cho thấy những kế hoạch thay đổi lớn hơn tại căn cứ hải quân Ream, đặc biệt là những kế hoạch có liên quan tới việc đồn trú khí tài quân sự của Trung Quốc”, bức thư viết, song không nêu chi tiết bất kỳ kế hoạch nào.
Tùy viên Quân sự và Quốc phòng Mỹ tại Phnom Penh Michael Stelzig xác nhận bức thư được gửi cho Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, Tướng Tea Banh vào ngày 24/6. Hiện Đại sứ quán Mỹ tại Campuchia chưa đưa ra bình luận về thông tin này.
Video đang HOT
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia Chhum Socheat cho biết nước này không từ chối khoản tiền hỗ trợ của Mỹ, tuy nhiên Campuchia muốn đầu tư số tiền này vào những nơi khác.
“Tại Ream, sẽ có một số thay đổi trong tương lai”, ông Socheat cho biết.
Ông Socheat cho biết ông không thể cung cấp thông tin chi tiết về sự thay đổi tại căn cứ hải quân Ream. Khi được hỏi liệu sự thay đổi đó có liên quan tới lực lượng Trung Quốc hay không, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia trả lời là không.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Phnom Penh chưa đưa ra bình luận về thông tin liên quan tới bức thư do phía Mỹ gửi cũng như kế hoạch của lực lượng quân sự Trung Quốc tại căn cứ hải quân Ream.
Trung Quốc hiện chỉ vận hành một căn cứ quân sự ở nước ngoài tại Djibouti, khu vực Sừng châu Phi. Bắc Kinh nhiều lần lên tiếng phủ nhận tin đồn nói rằng, nước này đang có kế hoạch mở thêm căn cứ quân sự tại các nước khác.
Ông Joseph Felter từng tới thăm căn cứ hải quân Ream hồi tháng 1. Ông đã đề xuất hỗ trợ Campuchia cải tạo các cơ sở tại căn cứ này hồi tháng 4 sau khi nhận được đề nghị giúp đỡ từ phía Campuchia. Tuy nhiên, Campuchia sau đó đã từ chối kế hoạch giúp đỡ của Mỹ.
Ream là căn cứ hải quân lớn nhất của Campuchia, nằm ở phía đông nam thành phố Sihanoukville – trung tâm của làn sóng đầu tư sòng bạc do Trung Quốc dẫn đầu và là nơi có đặc khu kinh tế do Trung Quốc đầu tư.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen năm ngoái khẳng định không bao giờ cho phép căn cứ quân sự nước ngoài đặt tại Campuchia, sau khi xuất hiện thông tin nói rằng Trung Quốc đang vận động Campuchia để thiết lập một căn cứ hải quân tại tỉnh Koh Kong, phía tây bắc Sihanoukville.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence năm ngoái cũng viết thư gửi Thủ tướng Hun Sen, bày tỏ quan ngại về sự hiện diện quân sự nước ngoài hoặc căn cứ quân sự nước ngoài tại Campuchia. Theo Reuters, Campuchia hiện vẫn duy trì mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc và nhận hàng tỷ USD tiền viện trợ của Bắc Kinh.
Theo DNVN
Iran tuyên bố tái làm giàu uranium: "Lò lửa" Trung Đông tăng nhiệt
Trước nguy cơ không thể đạt được thỏa thuận với Liên minh châu Âu (EU) về việc cứu vãn Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), ngày 17-6, Iran tuyên bố trong vòng 10 ngày tới sẽ vượt ngưỡng giới hạn dự trữ uranium 300kg - động thái báo hiệu nước này sẽ khôi phục các hoạt động hạt nhân như từng cảnh báo trước đó.
Trong bối cảnh khả năng đối đầu quân sự giữa Mỹ và Iran liên tục gia tăng trên Vịnh Persian, sự đổ vỡ của JCPOA sẽ tiếp tục khiến Trung Đông lún sâu vào vòng xoáy bạo lực.
Để khẳng định bước đi cứng rắn của mình, ngày 17-6, Người phát ngôn Cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran Behrouz Kamalvandi cho biết, kể từ ngày 27-6, Iran sẽ phá vỡ giới hạn về dự trữ uranium theo thỏa thuận hạt nhân mà nước này ký với nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, Mỹ và Đức) vào năm 2015, hay còn gọi là JCPOA. Cụ thể, Tehran sẽ tăng cường hoạt động sản xuất uranium lên gấp bốn lần, đồng thời tỷ lệ làm giàu uranium (đồng vị U-235) có thể được tăng lên ngưỡng từ 5% đến 20%, thay vì dưới mức 3,67% như trước.
Quyết định của Iran được xem là lời cảnh báo sẽ khôi phục các hoạt động hạt nhân.
Theo các nhà phân tích, mức làm giàu uranium tới 20% vẫn thấp hơn nhiều ngưỡng 90% để chế tạo vũ khí hạt nhân. Như vậy, hành động mới của Iran chủ yếu nhằm gây sức ép với các nước ký thỏa thuận, sau khi Mỹ rút khỏi JCPOA. Đây cũng là lý do khiến ông Kamalvandi tuyên bố rằng châu Âu "vẫn còn thời gian" để cứu vãn JCPOA. Là một bên ủng hộ mạnh mẽ JCPOA, EU tới nay vẫn cam kết hỗ trợ Iran đối phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên, việc Lục địa già chưa có được những bước đi mạnh mẽ khiến Nhà nước Hồi giáo mất dần kiên nhẫn.
Về phần mình, Mỹ cho rằng quyết định tăng mức dự trữ và tỷ lệ làm giàu uranium của Iran là động thái "tống tiền hạt nhân" và kêu gọi quốc tế tiếp tục gia tăng áp lực lên Tehran. Điều này khiến giới quan sát đặc biệt lo ngại, bởi diễn biến căng thẳng ở Vịnh Persian đang ở mức đáng báo động, đặc biệt là sau khi tàu chở dầu Kokura Courageous của Nhật Bản và Front Altair của Na Uy bị tấn công bằng chất nổ trên Vịnh Oman sáng 13-6.
Hiện, Washington và một số đồng minh cáo buộc Iran đứng sau sự việc, dù Tehran kiên quyết bác bỏ và kêu gọi mở cuộc điều tra nhằm làm rõ quy mô cũng như tìm ra thủ phạm. Theo Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan, những cuộc tấn công gần đây của Iran chứng tỏ độ tin cậy của thông tin tình báo về hành vi thù địch có thể đe dọa lực lượng, lợi ích của Mỹ tại khu vực. Đây là nguyên nhân khiến Mỹ điều thêm 1.000 quân tới Trung Đông. Anh cũng thông báo sẽ triển khai 100 binh sĩ thủy quân lục chiến nhằm thành lập Nhóm tác chiến thường trực số 19 có nhiệm vụ tuần tra trong khu vực vùng biển quanh căn cứ hải quân của nước này ở Vịnh Persian.
Dù Lầu Năm Góc khẳng định, việc tăng cường quân đội không nhằm gây chiến với Iran nhưng sự hiện diện của các lực lượng chiến đấu Mỹ và Anh chẳng khác nào đổ thêm dầu vào "lò lửa" Trung Đông vốn đang nóng rực.
Nghiêm trọng hơn, căng thẳng Mỹ - Iran có nguy cơ sẽ kéo theo nhiều quốc gia liên quan vào cuộc, thổi bùng nguy cơ đối đầu trên diện rộng. Thực tế, tới nay chỉ có Anh và Saudi Arabia là hai nước lớn hiếm hoi đồng tình với Mỹ. Trong khi đó, nhiều quốc gia khác như Đức, Pháp, Nhật Bản..., đều tỏ ra khá thận trọng trước những cáo buộc và bằng chứng Washington đưa ra.
Trong bối cảnh đó, bất kỳ hành động cứng rắn nào từ phía Iran cũng như Mỹ và các nước đồng minh cũng có thể châm ngòi cho một cuộc chiến với những hệ lụy khó lường. Hơn bao giờ hết, cộng đồng quốc tế cần thúc đẩy nỗ lực để sớm tìm được tiếng nói chung và đưa ra những hành động cụ thể để giảm nhiệt căng thẳng tại khu vực Trung Đông.
Theo HNM
Mỹ - Nga tranh cãi về thử hạt nhân Mỹ và Nga hôm 13-6 leo thang tranh cãi về chuyện thử hạt nhân giữa lúc quan hệ 2 nước chưa có dấu hiệu nồng ấm trở lại. Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) ngày 13-6 cáo buộc Nga thử nghiệm vũ khí hạt nhân nhưng không cho biết chi tiết hoặc cung cấp thông tin về cáo buộc này. Vào...