Mỹ gây sức ép các nước vùng Vịnh ngừng nối lại quan hệ với Syria
Theo nhiều nguồn tin ngoại giao, Mỹ đang vận động các nước vùng Vịnh duy trì sự cô lập với Syria khi ngày càng nhiều quốc gia đang tiến tới bình thường hóa quan hệ với chính quyền Damascus.
“Saudi Arabia rất hữu dụng trong việc gây sức ép lên quốc gia khác. Mỹ sẽ hài lòng khi các nước vùng Vịnh ngừng việc bình thường hóa quan hệ với Syria”, hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ cho hay.
Trong khi đó, nguồn tin ngoại giao từ các nước vùng Vịnh cho biết, giới chức Mỹ đã kêu gọi nhiều quốc gia trong khu vực ngừng nối lại quan hệ với Syria.
Mỹ ngăn cản các nước vùng Vịnh tái lập quan hệ với Syria
Video đang HOT
Với việc tái chiếm được phần lớn lãnh thổ, quan hệ giữa Syria và nhiều nước láng giềng bắt đầu khởi sắc hơn. Cụ thể là UAE đã mở lại đại sứ quán ở Damascus vào tháng 12-2018.
Bước tiếp theo cho sự tái hòa nhập của Syria với cộng đồng quốc tế được mong chờ là việc gia nhập lại liên minh các nước Arab.
Không phải tất cả các quốc gia trong liên minh các nước Arab đều từ bỏ quan hệ với Syria sau khi nổ ra cuộc nội chiến vào năm 2011. Oman vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với Damacus. Một ngày sau khi UAE mở lại đại sứ quán ở Syria, Bahrain cũng cho biết, đại sứ quán của nước này tại Damascus đã hoạt động mà không có sự gián đoạn nào.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Kuwait cho biết, họ sẽ mở lại đại sứ quán ở Syria một khi liên minh Arab cho phép điều này.
Theo ANTD
IS chỉ còn 2 ngôi làng ở Syria
Giới chức quân sự Mỹ và lực lượng người Kurd tuyên bố "ngày tàn" của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria chỉ còn tính bằng "tuần", thậm chí là "ngày".
Lãnh thổ do IS kiểm soát tại Syria đã sụt giảm đáng kể, từ một khu vực có diện tích tương đương nước Anh xuống chỉ còn vỏn vẹn 2 ngôi làng Marashida và Baghuz Fawqani với tổng diện tích 15 km2 nằm trên bờ sông Euphrates.
Nếu duy trì "phong độ" gần đây, liên quân do Mỹ dẫn đầu có thể tái chiếm 2 ngôi làng trên trong 14 ngày, theo người phát ngôn quân đội Mỹ tại Iraq Sean Ryan hôm 28-1. Trong khi đó, ông Mazloum Kobani, chỉ huy cấp cao của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn, khẳng định IS sẽ bị đánh bại hoàn toàn trong tháng tới.
Binh sĩ Mỹ và các tay súng SDF trong một lần tuần tra tại TP Hasakah - Syria, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ cuối năm 2018 Ảnh: REUTERS
Một khi chiến dịch chống IS kết thúc, điều khiến cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm là Mỹ sẽ rút quân khỏi Syria khi nào và ra sao. Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng rồi bất ngờ thông báo quyết định rút quân nhưng cho đến giờ vẫn chưa có thời gian biểu cụ thể.
Trong khi đó, ông Ryan cảnh báo mối đe dọa mang tên IS vẫn hiện hữu ngay cả khi chúng bị đánh bại ngoài chiến trường. Theo ông Ryan, nhóm này đang tìm mọi cách để "hồi sinh" tại các vùng lãnh thổ bị mất kiểm soát và sẽ tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công chết chóc, như vụ đánh bom liều chết khiến 4 người Mỹ thiệt mạng tại thị trấn Manbij ở Syria hồi tuần rồi.
Báo The Washington Post (Mỹ) nhận định thông báo đột ngột của Tổng thống Trump nêu trên khiến cộng đồng quốc tế chưa biết phải làm gì với một vùng đất có tổng diện tích gần bằng 1/3 lãnh thổ Syria. Giới chức Mỹ hôm 25-1 đã bàn bạc với giới chức Thổ Nhĩ Kỳ về yêu thiết lập "vùng an toàn" tại Đông Bắc Syria. Ankara tuyên bố sẽ triển khai binh lính chống lại lực lượng người Kurd tại Syria sau khi Mỹ rút quân.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang bàn bạc với Nga về việc khôi phục thỏa thuận đạt được vào năm 1998 giữa Ankara và Damascus, theo đó yêu cầu Syria bảo đảm lực lượng người Kurd không tấn công Thổ Nhĩ Kỳ từ nước này.
Cao Lực
Theo Nguoilaodong
Syria giành thêm 1 chiến thắng trên mặt trận ngoại giao Chính phủ Syria lại có thêm sự ủng hộ từ một quốc gia Ả Rập từng tài trợ cho các chiến binh phe đối lập. Công nhân tu sửa lại Đại sứ quán UAE tại Damascus, Syria. Ảnh: CNN. Theo Al Jazeera, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE)đã mở lại đại sứ quán của nước này tại thủ đô Damascus...