Mỹ gây nổ ‘như động đất’ cạnh tàu sân bay tối tân
Hải quân Mỹ kích nổ hàng tấn thuốc nổ ngay cạnh tàu sân bay USS Gerald Ford để kiểm tra sức chống chịu của chiến hạm trong chiến đấu.
USS Gerald R. Ford, tàu sân bay mới nhất của hải quân Mỹ, ngày 18/6 trải qua vụ thử nghiệm sức chống chịu chấn động trên Đại Tây Dương. Hải quân Mỹ kích hoạt khối thuốc nổ hàng nghìn kg dưới lòng biển ngay cạnh con tàu, để kiểm tra tác động đối với chiến hạm trong điều kiện chiến đấu thực tế.
Con tàu được gắn các cảm biến để theo dõi tác động từ vụ nổ tại vị trí cách bờ biển bang Florida khoảng 160 km. Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết vụ nổ tạo chấn động mạnh ngang trận động đất 3,9 độ.
“Tàu sân bay tối tân được thiết kế với các phương pháp mô hình máy tính tiên tiến cùng các thử nghiệm và phân tích nhằm đảm bảo chiến hạm đủ vững chãi để chống chịu được các điều kiện chiến đấu. Những thử nghiệm này cung cấp dữ liệu để xác nhận mức độ chống chịu chấn động của chiến hạm”, hải quân Mỹ cho biết.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford thử sức chống chịu cạnh vụ nổ mạnh ngang động đất 3,9 độ. Video: US Navy .
Hải quân Mỹ trong vài thập kỷ qua tổ chức nhiều vụ nổ mô phỏng để thử sức chịu đựng của chiến hạm, lần gần nhất với tàu tác chiến ven biển USS Jackson và USS Milwaukee năm 2016. Lần gần nhất Mỹ thử khả năng chống chịu của tàu sân bay bằng một vụ nổ mô phỏng là với tàu USS Theodore Roosevelt năm 1987.
Buổi thử nghiệm kết thúc giai đoạn chạy thử sau bàn giao đối với tàu sân bay Gerald Ford trước khi hải quân Mỹ lần đầu triển khai chiến hạm. Tàu sân bay Gerald Ford ban đầu được lên kế hoạch chạy thử cạnh ba vụ nổ, song hải quân Mỹ có thể giảm bớt xuống còn hai vụ.
Tàu sân bay Gerald Ford được khởi đóng năm 2009, hạ thủy 4 năm sau đó và được bàn giao cho hải quân Mỹ tháng 5/2017. Giá của tàu sân bay Gerald Ford khi đó là 12,6 tỷ USD, vượt ngân sách dự kiến ban đầu 2,4 tỷ USD và đắt nhất trong lịch sử, song chiến hạm vẫn gặp nhiều trục trặc kỹ thuật trong nhiều hệ thống và từng chết máy trong chuyến thử nghiệm hồi tháng 1/2018.
Trung Quốc tuyên bố cho tàu sân bay diễn tập thường xuyên
Hải quân Trung Quốc thông báo sẽ tổ chức nhiều cuộc diễn tập cho tàu sân bay và cho rằng đây là hoạt động "hợp pháp".
"Chúng tôi hy vọng thế giới có thể nhìn nhận cuộc diễn tập của tàu sân bay Sơn Đông khách quan và hợp lý. Hải quân Trung Quốc sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc diễn tập tương tự theo kế hoạch trong tương lai", phát ngôn viên hải quân Trung Quốc Cao Tú Thành cho biết ngày 2/5.
Ông Cao tuyên bố cuộc diễn tập của tàu sân bay Sơn Đông nằm trong chuỗi hoạt động thường xuyên theo kế hoạch, đồng thời cho rằng các cuộc diễn tập của tàu sân bay Trung Quốc là "hợp pháp" và nhằm "nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền, an ninh và phát triển lợi ích quốc gia"của nước này.
Tàu Sơn Đông ở phía đông đảo Hải Nam hôm 29/4. Ảnh: ESA .
Tuyên bố được đưa ra sau khi nhóm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông kết thúc diễn tập ở khu vực Biển Đông, song bộ quốc phòng nước này không tiết lộ vị trí và thời điểm diễn tập.
Ảnh vệ tinh chụp ngày 28/4 cho thấy tàu sân bay Sơn Đông rời cảng Tam Á, ngay sau khi tàu sân bay trực thăng Hải Nam thuộc lớp Type 075 ra khơi. Chiến hạm Hải Nam không tham gia diễn tập cùng nhóm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông. Chiến hạm Sơn Đông được cho là tiến về hướng đông và cách đảo Hải Nam hơn 200 km hôm 29/4.
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 29/4, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt khẳng định "lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông là rõ ràng và nhất quán" khi được hỏi về hoạt động của tàu Sơn Đông trên Biển Đông.
"Mọi hoạt động trên biển cần được tiến hành trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển tại các vùng biển được xác lập phù hợp với công ước", ông Việt nói.
"Việt Nam mong rằng các nước sẽ nỗ lực đóng góp để thực hiện mục tiêu và nguyện vọng chung của các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế về duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và thượng tôn pháp luật tại Biển Đông", ông Việt cho hay.
Tàu sân bay Sơn Đông thử nghiệm trên biển Bột Hải trong tháng 12/2020. Ảnh: CCTV .
Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh hồi tháng 4 tổ chức diễn tập tại biển Philippines, sau đó tiến vào Biển Đông. Mỹ điều chiến hạm bám sát nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh, động thái bị Trung Quốc chỉ trích.
"Tàu sân bay không quanh quẩn xó nhà và việc chúng đi xa bờ là điều bình thường", Đại tá Ngô Khiêm, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, cho biết khi được hỏi liệu tàu sân bay Trung Quốc có tiếp tục diễn tập xa bờ tương tự chiến hạm Liêu Ninh hay không.
Sơn Đông là tàu sân bay thuộc lớp Type-001A, do Trung Quốc tự thiết kế và chế tạo. Tàu sân bay Sơn Đông sử dụng hệ thống cất cánh kiểu nhảy cầu tương tự tàu Liêu Ninh, vốn được hoán cải từ tuần dương hạm hạng nặng do Liên Xô đóng.
Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay Sơn Đông năm 2017 và biên chế tháng 12/2019. Chiến hạm với lượng choán nước 70.000 tấn có thể mang theo 44 máy bay, phần lớn là tiêm kích đa năng J-15.
Các chuyên gia quân sự nhận định Sơn Đông vẫn còn tồn tại nhiều điểm yếu lớn về thiết kế và đặc tính kỹ chiến thuật, khiến nó khó có thể hoạt động dài ngày trên biển.
Hải quân nước Trung Quốc nhiều khả năng khó có thể xây dựng được không đoàn tàu sân bay và các tàu hậu cần, hộ tống để bảo vệ tàu Sơn Đông hoạt động trong tương lai gần.
Việc sử dụng động cơ diesel khiến tàu ngốn rất nhiều nhiên liệu, phụ thuộc lớn vào tàu hậu cần, trong khi thiết kế cầu nhảy hạn chế đáng kể khả năng tác chiến của tiêm kích hạm J-15, vốn đã rất nặng nề và hoạt động chưa ổn định.
Lực lượng hải quân 'đông nhưng không mạnh' của Trung Quốc Hải quân Trung Quốc sở hữu nhiều chiến hạm nhất thế giới, song chủ yếu là tàu cỡ nhỏ, hoạt động gần bờ, khó cạnh tranh sức mạnh với Mỹ. Tháng 4/2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mặc quân phục, bước lên một tàu khu trục tại Tam Á, đảo Hải Nam để thị sát cuộc duyệt binh trên biển. Trước...